Sách Lăng

Sách Lăng
策棱
Thụy hiệuTương (襄)
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1672
Nơi sinh
Ngoại Mông
Mất
Thụy hiệu
Tương (襄)
Ngày mất
1750 (77–78 tuổi)
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Nạp Mộc Trát Lặc (纳木紥勒)
Phu nhân
Cố Luân Thuần Khác Công chúa
Hậu duệ
Thành Cổn Trát Bố
Xa Bố Đăng Trát Bố
Tước vịSiêu Dũng Thân vương
Gia tộcBột Nhi Chỉ Cân
Nghề nghiệpquân nhân
Dân tộcKhách Nhĩ Khách bộ
Quốc tịchnhà Thanh
Kỳ tịchTương Hoàng kỳ (Mông Cổ)
Thời kỳNhà Thanh
[sửa trên Wikidata]x • t • s

Sách Lăng (chữ Hán: 策棱; chữ Mông Cổ: ᠴᠡᠷᠢᠩ, chữ Cyril: цэрэн, chữ Mãn: ᡮ᠊ᡝᡵᡳᠩ, bính âm: Ts῾ering, ? - 1750), Bác Nhĩ Tế Cát Đặc thị, Thai cát của Khách Nhĩ Khách, hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn. Ông là một trong những tướng lĩnh và Ngạch phò của nhà Thanh, cũng là 1 trong 2 người Mông Cổ duy nhất được phối hướng trong Thái miếu.

Cuộc đời

Năm Khang Hi thứ 31 (1692), ông nội của ông là Đan Luật (丹律) mang theo ông đến cư trú tại Tháp Mễ Nhĩ (塔米尔), quy phục nhà Thanh. Khang Hi Đế cực kỳ vui mừng, phong cho ông làm Khinh xa Đô úy, lưu lại Kinh sư, vào nội đình học tập, đem bộ chúng của ông quy vào Sát Cáp Nhĩ Tương Hoàng kỳ.

Năm thứ 45 (1706), ông được chỉ hôn với con gái thứ 10 của Khang Hi, thụ phong Hòa Thạc Ngạch phò, ban phẩm cấp Bối tử. Tháng 5 thì chính thức thành hôn. Sau khi thành hôn, Hoàng nữ được phong làm "Hòa Thạc Thuần Khác Công chúa",[1] nhậm mệnh cùng trở về cư trú tại Tháp Mễ Nhĩ. Năm thứ 59 (1720), ông nhiều lần đánh bại quân Chuẩn Cát Nhĩ, thụ phong Trát Tát Khắc.

Năm Ung Chính nguyên niên (1723), ông đặc biệt được phong làm Đa La Quận vương. Năm thứ 2 (1724), ông đóng quân ở A Nhĩ Thái (阿尔泰) và được phong làm Phó tướng. Cùng năm, nhờ quân công mà được phong Khách Nhĩ Khách Quận vương. Mẹ vợ là Quý nhân Ô Lạp Na Lạp thị cũng được gia tôn làm Hoàng khảo Thông tần. Năm thứ 5 (1727), ông cùng Nội đại thần Tư Cách (斯格) đến sông Chikoy ký Hiệp ước Kyakhta với Đại sứ Nga là Sava Vladislavich.

Năm thứ 9 (1731), ông đánh bại quân Chuẩn Cát Nhĩ, giành đại thắng ở Ngạc Đăng Sở Lặc (鄂登楚勒), được tấn phong làm Hòa Thạc Thân vương, ban thưởng bốn ngàn lượng bạc, trở thành Đại Trát Tát Khắc của Khách Nhĩ Khách. Năm thứ 10 (1732), chiến thắng trong trận Quang Hiển Tự (光显寺之战), ông được tứ hiệu "Siêu Dũng Thân vương", tấn phong Cố Luân Ngạch phò. Triều đình nhà Thanh đã lấy 19 kỳ thuộc về Thổ Tạ Đồ Hãn để ban cho ông, gọi chung là Tái Âm Nặc Nhan bộ. Năm thứ 11 (1733), nhậm chức Định Biên tả Phó tướng quân (定边左副将军), tiến vào chiếm giữ Khovd.

Năm Càn Long nguyên niên (1736), đóng quân tại Uliastai. Năm thứ 15 (1750), ông qua đời, được đưa vào thờ trong Hiền Lương từ và Thái miếu ở Kinh sư. Ông cùng với Tăng Cách Lâm Thấm là hai người Mông Cổ duy nhất được thờ tự trong Thái miếu, đều nhờ vào công bình định Chuẩn Cát Nhĩ và đều có mối quan hệ với Hoàng thất.

Gia quyến

Thê thiếp

Hậu duệ

Ông có tám người con trai, trong đó:

  1. Trưởng tử: Thành Cổn Trát Bố (成衮札布, ? - 1771), mẹ là Thuần Khác Công chúa, được phong làm Thế tử, sau tập tước Trát Tát Khắc Thân vương kiêm Minh trưởng[2]. Sau khi ông qua đời, con trai thứ 7 là Lạp Vượng Đa Nhĩ Tể (Ngạch phò của Cố Luân Hòa Tĩnh Công chúa) tập tước.
  2. Thứ tử: Sách Bố Đẳng Bố (策布登扎)

Chú thích

  1. ^ Ghi chép trong "Tinh Nguyên tập khánh" thuộc "Ái Tân Giác La Tông phổ": 圣祖仁皇帝位下二十女......第十女 固伦纯悫公主 康熙廿四年乙丑二月十六日午时生 母 通嫔纳喇氏监生常素保之女四十五年丙戌指配博尔济吉特氏喀尔喀台吉策淩为额驸五月下嫁十一月封和硕纯悫公主康熙四十九年庚寅三月廿四日薨年二十六岁额驸策淩雍正元年二月以西陲军功封喀尔喀郡王九年再以军功 晋封亲王十年九月以军功以额尔德尼招即光显寺 赐号超勇亲王追封公主固伦纯悫位号十一年五月额驸授定边左副将军乾隆十五年庚午二月初五日卒谥曰襄配享 太庙入祀京师贤良祠遗命合葬公主园寝......
  2. ^ Đơn vị hành chính của Mông Cổ dưới thời nhà Thanh là các "Minh", còn gọi là "Mông Cổ Minh kỳ", gồm có Triết Lý Mộc minh (哲里木盟), Chiêu Ô Đạt minh (昭乌达盟), Trác Tát Đồ minh (卓索图盟), Tích Lâm Quách Lặc minh (锡林郭勒盟), Ô Lan Sát Bố minh (乌兰察布盟), Y Khắc Chiêu minh (伊克昭盟). "Minh trưởng" là người đứng đầu, quản lý của các khu vực hành chính này. "Thanh hội điển sử lệ lệ · Lý Phiên viện · Hội minh" có ghi chép: "3 Minh Trác Tát Đồ, Chiêu Ô Đạt, Y Khắc Chiêu thiết lập một Minh vụ đại diện, cùng với Minh trưởng và Phó Minh trưởng cùng nhau xử lý sự vụ trong Minh"

Nguồn

  • Triệu Nhĩ Tốn (1998). “Quyển 523, Phiên bộ 6”. Thanh sử cảo. Trung Hoa thư cục. ISBN 9787101007503.
  • Triệu Nhĩ Tốn (1928). “Quyển 296, Liệt truyện 83 - Sách Lăng truyện”. Thanh sử cảo.
  • Hội đồng biên soạn nhà Thanh thời Càn Long (2005). “Quyển 8”. Khâm định Tây vực đồng văn chí. Tập đoàn xuất bản Cát Lâm. ISBN 9787807200543.
  • Võ Anh điện dưới triều Càn Long. “Quyển 85 - 95, Bản khắc in”. Mông Cổ Hồi bộ Vương công biểu truyện.
  • Bao Văn Hán (1998). Mông Cổ Hồi bộ Vương công biểu truyện. Nhà xuất bản Đại học Nội Mông Cổ. ISBN 9787810158961.
  • x
  • t
  • s
Vương công Đại thần nhà Thanh được phối hưởng Thái Miếu
Phía Đông Tiền điện
Vương công

Phía tây Tiền điện
Công thần
∗ Phúc tấn được cùng phối hưởng
# Hòa Lâm nhập Thái miếu vào tháng 11 năm Gia Khánh thứ nguyên niên, đến tháng giêng năm thứ 4 thì bị triệt xuất
  • x
  • t
  • s
Vương công Đại thần Nhà Thanh được thờ trong Hiền lương từ
Tiền điện
Hậu tẩm
  • Đạt Hải Văn Thành
  • Mạnh Kiều Phương Trung Nghị
  • Lý Quốc Hàn Mẫn Tráng
  • Ngạch Sắc Hắc Văn Khác
  • Cáp Thập Truân Khác Hi
  • Chử Khố Tương Tráng
  • Diêu Văn Nhiên Đoan Khác
  • Mãng Y Đồ Tương Tráng
  • Phó Hoằng Liệt Trung Nghị
  • Đồ Hải Văn Tương
  • Ngụy Duệ Giới Văn Nghị
  • Ngụy Tượng Xu Mẫn Quả
  • Thang Bân Văn Chính
  • Cận Phụ Văn Tương
  • Căn Đặc Tương Tráng
  • Tôn Tư Khắc Tương Vũ
  • Vu Thành Long Tương Cần
  • Phí Dương Cổ Tương Tráng
  • Vương Ho Văn Tĩnh
  • Lệ Đỗ Nột Văn Khác
  • Y Tang A Văn Đoan
  • Ngô Điển Văn Đoan
  • Trương Anh Văn Đoan
  • Cố Bát Đại Văn Đoan
  • Hùng Tứ Lý Văn Đoan
  • Phú Thiện Cung Ý
  • Trương Ngọc Thư Văn Trinh
  • Từ Triều Văn Kính
  • Lý Quang Địa Văn Trinh
  • Trần Tân Thanh Đoan
  • Phùng Quốc Tương Hoàn Hi
  • Mã Nhĩ Hán Cung Cần
  • Triệu Thân Kiều Cung Nghị
  • A Lạt Nạp Hi Khác
  • Trương Bằng Cách Văn Đoan
  • Dương Tông Nhân Thanh Đoan
  • Cao Kỳ Vị Văn Khác
  • Doãn Đức Khác Kính
  • Điền Tòng Điển Văn Đoan
  • Phú Ninh An Văn Cung
  • Tề Tô Lặc Cần Khác
  • Thái Thế Viễn Văn Cần
  • Dương Thanh Thời Văn Định
  • Chu Thức Văn Đoan
  • Lý Vệ Mẫn Đạt
  • Mã Tề Văn Mục
  • Từ Sĩ Lâm
  • Từ Nguyên Mộng Văn Định
  • Ngạc Nhĩ Thái Văn Đoan
  • Từ Bản Văn Mục
  • Na Tô Đồ Khác Cần
  • Lạp Bố Đôn Tráng Quả
  • Phó Thanh Tương Liệt
  • Trần Đại Thụ Văn Túc
  • Phan Tư Củ Mẫn Huệ
  • Cao Bân Văn Định
  • Phúc Mẫn Văn Đoan
  • Hòa Khởi Vũ Liệt
  • Khách Nhĩ Cát Thiện Trang Khác
  • Hạc Niên Văn Cần
  • Uông Do Đôn Văn Đoan
  • Hoàng Đình Quế Văn Tương
  • Tương Phổ Văn Khác
  • Lý Nguyên Lượng Cần Khác
  • Sử Di Trực Văn Tĩnh
  • Ngạc Bật Cần Túc
  • Lương Thi Chính Văn Trang
  • Lai Bảo Văn Đoan
  • Triệu Huệ Văn Tương
  • Phương Quang Thừa Khác Mẫn
  • Đổng Ban Đạt Văn Khác
  • Trầm Đức Tiềm Văn Khác
  • A Lý Cổn Tương Tráng
  • Phó Hằng Văn Trung
  • Doãn Kế Thiện Văn Đoan
  • Trần Hoành Mưu Văn Cung
  • Ngô Đạt Thiện Cần Nghị
  • Lưu Huân Văn Định
  • Lưu Thống Huân Văn Chính
  • Tiễn Trần Quần Văn Đoan
  • Hà Vị Cung Huệ
  • Phụng Khoan Văn Cần
  • Thư Hách Đức Văn Tương
  • Cao Tấn Văn Đoan
  • Cổ Mẫn Trung Văn Tương
  • Lý Hồ Cung Nghị
  • Viên Thủ Đồng Thanh Khác
  • Anh Liêm Văn Túc
  • Y Lặc Đồ Tương Vũ
  • Hứa Thế Hanh Chiêu Nghị
  • Tát Tái Thành Khác
  • Khuê Lâm Vũ Nghị
  • Phúc Khang An Văn Tương
  • Hòa Lâm Trung Tráng
  • A Quế Văn Thành
  • Lưu Huân Văn Định
  • Ngạc Huy Khác Tĩnh
  • Kim Sĩ Tùng Văn Giản
  • Bành Nguyên Thụy Văn Cần
  • Lưu Dung Văn Thanh
  • Vương Kiệt Văn Đoan
  • Chu Khuê Văn Chính
  • Đới Cù Hanh Văn Đoan
  • Đổng Cáo Văn Cung
  • Minh Lượng Văn Tương
  • Lê Thế Tự Tương Cần
  • Uông Đình Trân Văn Đoan
  • Ngọc Lân Văn Cung
  • Phú Tuấn Văn Thành
  • Tào Chấn Dong Văn Chính
  • Văn Phu Văn Kính
  • Long Văn Đoan Nghị
  • Hoàng Việt Cần Mẫn
  • Vương Đỉnh Văn Khác
  • Trần Quan Tuấn Văn Khác
  • Đỗ Thụ Điền Văn Chính
  • Phan Thế Ân Văn Cung
  • Văn Khánh Văn Đoan
  • Dụ Thành Văn Đoan
  • Đỗ Ngạc Văn Đoan
  • Hồ Lâm Dực Văn Trung
  • Quế Lương Văn Đoan
  • Trầm Triệu Lâm Văn Trung
  • Ông Tâm Tồn Văn Đoan
  • Kỳ Tuấn Tảo Văn Đoan
  • Thụy Thường Văn Đoan
  • Thụy Lân Văn Trang
  • Cổ Trinh Văn Đoan
  • Văn Tường Văn Trung
  • Anh Quế Văn Cần
  • Trầm Bảo Trinh Văn Túc
  • Trầm Quế Phân Văn Định
  • Toàn Khánh Văn Khác
  • Tái Linh Văn Khác
  • Tả Tông Đường Văn Tương
  • Linh Quế Văn Cung
  • Đinh Bảo Trinh Văn Thành
  • Sầm Dục Anh Tương Cần
  • Tăng Quốc Thuyên Trung Tương
  • Trương Diệu Cần Quả
  • Bảo Vân Văn Tĩnh
  • Ân Thừa Văn Thận
  • Phúc Côn Văn Thận
  • Trương Chi Vạn Văn Đạt
  • Lý Hồng Tảo Văn Chính
  • Lân Thư Văn Thận
  • Ngạch Lặc Hòa Bố Văn Cung
  • Lý Hồng Chương Văn Trung
  • Tống Khánh Trung Cần
  • Lưu Khôn Nhất Trung Thành
  • Vinh Lộc Văn Trung
  • Trường Thuận Trung Tĩnh
  • Dụ Đức Văn Thận
  • Côn Cương Văn Đạt
  • Sùng Lễ Văn Khác
  • Kính Tín Văn Khác
  • Trương Chi Động Văn Tương
  • Tôn Gia Nãi Văn Chính
  • Đới Hồng Từ Văn Thành
  • Lộc Truyện Lâm Văn Đoan
∗ Sau vì án kiện mà bị trục xuất khỏi Hiền Lương từ