Romulus và Remus

La Lupa Capitolina "Chó sói đồi Capitol". Các học giả truyền thống nói rằng hình tượng con chó sói là của người Etrusca, thế kỷ 5 TCN. Còn hình tượng Romulus và Remus đã được Antonio Pollaiuolo thêm vào trong giai đoạn thế kỷ thứ 15. Các nghiên cứu gầy đây cho thấy rằng con sói cái có thể là một bức tượng điêu khắc có niên đại vào thế kỷ thứ 13.[1]
Bệ thờ dành cho thần Mars (người cha thần linh của Romulus và Remus) và Venus (nữ thần tổ tiên của họ) miêu tả các chi tiết trong truyền thuyết của họ. Tiberinus, vị thần sông Tiber, cùng cặp đôi song sinh đang được một con sói cái cho bú trong hang Lupercal được khắc họa bên dưới. Một con kền kền từ cuộc thi điềm báo và ngọn đồi Palatine nằm ở bên trái. (Nguồn gốc là từ Ostia, ngày nay nó nằm tại Palazzo Massimo alle Terme).
Người chăn cừu Faustulus đang mang Romulus và Remus về cho vợ của ông ta, Nicolas Mignard (1654)
Romulus và Remus trên Toà nhà Sói cái tại Quảng trường Lớn ở Brussels.

Trong thần thoại La Mã, Romulus và Remus (/ˈrɒmjʊləs, -jəl- ... ˈrməs/) là cặp song sinh có câu chuyện kể lại những sự kiện dẫn đến sự thành lập của thành Romavương quốc La Mã bởi Romulus. Sự kiện Romulus giết chết Remus và những truyện kể khác từ câu chuyện của họ đã truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ qua các thời đại. Từ thời cổ đại, hình ảnh cặp đôi song sinh được con sói cái cho bú đã là biểu tượng của thành phố Roma và người La Mã cổ đại. Mặc dù câu chuyện này đã diễn ra trước sự kiện thành Roma được thành lập vào khoảng năm 750 TCN, thế nhưng những tác phẩm ghi chép lại về câu chuyện thần thoại này được biết đến đầu tiên là từ thế kỷ thứ 3 TCN. Cơ sở lịch sử hợp lý cho câu chuyện này cũng như việc liệu rằng câu chuyện thần thoại về cặp song sinh này vốn là một phần nguyên bản chính thuộc thần thoại La Mã hay là một sự phát triển sau này hiện vẫn là vấn đề đang được tranh luận.

Tổng quan

Romulus và Remus được sinh ra ở Alba Longa, một trong số các thành bang La tinh cổ đại nằm gần vị trí thành Roma tương lai. Mẹ của họ là Rhea Silvia, bà là một trinh nữ Vesta và cũng là con gái của vị cựu vương Numitor vốn đã bị người em trai là Amulius lật đổ. Theo một số tác phẩm, Rhea Silvia đã thụ thai khi cha của họ là thần Mars viếng thăm bà trong một khu rừng thiêng liêng được dành cho ông.[2]

Nhận thấy họ là mối đe dọa tiềm tàng cho sự cai trị của mình, vua Amulius đã ra lệnh giết chết họ và họ đã bị bỏ mặc cho tới chết bên bờ sông Tiber. Họ đã được thần Tiberinus cứu sống và sống sót nhờ vào sự chăm sóc của những người khác tại nơi mà cuối cùng sẽ là thành Roma. Trong tình tiết nổi tiếng nhất của câu chuyện, cặp song sinh đã được con sói cái nuôi nấng trong một hang động được biết đến với tên gọi là Lupercal.[3] Cuối cùng, họ đã được một người chăn cừu tên là Faustulus nhận làm con nuôi. Họ lớn lên mà không hề biết về danh tính thực sự của mình. Qua thời gian, họ đã trở thành những nhà lãnh đạo bẩm sinh và lôi cuốn được một nhóm những người ủng hộ đến từ cộng đồng.

Đến tuổi thiếu niên, họ đã dính vào một cuộc tranh chấp giữa những người ủng hộ Numitor và Amulius. Kết quả là Remus đã bị bắt làm tù nhân và đem về Alba Longa. Cả ông nội của họ và nhà vua đều nghi ngờ về thân phận thực sự của họ. Trong khi đó, Romulus đã tổ chức một nỗ lực để giải cứu cho người em trai của mình và bắt đầu lên đường tới thành phố cùng với sự giúp đỡ. Trong thời gian này, họ biết được quá khứ của mình và đã kết hợp với lực lượng của ông nội họ nhằm khôi phục lại ngai vàng cho ông ta. Amulius đã bị giết chết và Numitor đã được khôi phục lại là vua của Alba. Cặp song sinh sau đó bắt đầu xây dựng một thành phố cho riêng họ.

Sau khi quay trở lại khu vực bảy ngọn đồi, họ đã bất đồng về việc xây dựng trên ngọn đồi nào. Romulus ưa thích đồi Palatine nằm phia trên hang Lupercal; Remus thì lại thích đồi Aventine. Sau khi không thể giải quyết được bất đồng với nhau, họ đã đồng ý xin sự chấp thuận của các vị thần thông qua một cuộc thi điềm báo. Remus đã nhìn thấy 6 con chim điềm báo đầu tiên nhưng ngay sau đó Romulus đã thấy 12 con và tuyên bố là đã giành được sự chấp thuận của thần linh. Tranh cãi mới này càng làm tăng thêm sự bất hòa giữa họ với nhau. Hệ quả là Remus đã bị Romulus hoặc một trong số những người ủng hộ ông ta giết chết.[4] Romulus sau đó đã tiếp tục xây dựng thành Roma cùng với các thể chế, chính quyền, quân đội và các truyền thống tôn giáo của nó. Ông đã cai trị nó trong nhiều năm với vai trò là vị vua đầu tiên của nó.

Các nguồn chính

Khởi nguồn của những yếu tố khác nhau trong thần thoại thành lập Roma hiện vẫn còn là một vấn đề đang được tranh luận. Chúng có thể đến từ nguồn gốc Ý của người La Mã hoặc là từ ảnh hưởng của Hy Lạp được thêm vào sau này. Việc xác định một cách rạch ròi những yếu tố nguyên gốc cho tới nay đã vượt quá sự hiểu biết của các nhà cổ điển học.[5] Các sử gia La Mã xác định niên đại cho sự thành lập của Roma là vào khoảng năm 753 TCN, thế nhưng những ghi chép đầu tiên được biết đến về thần thoại này có niên đại là vào cuối thế kỷ thứ 3 TCN[6] Hiện đang có tranh luận về cách thức và thời điểm câu chuyện truyền thuyết "hoàn chỉnh" được tạo nên.[7]

Chú thích

  1. ^ Adriano La Regina, "La lupa del Campidoglio è medievale la prova è nel test al carbonio". La Repubblica. ngày 9 tháng 7 năm 2008
  2. ^ Other sources express doubt as to the divine nature of their parentage. One claims the boys were fathered by Amulius himself, who raped his niece while wearing his armour to conceal his identity.
  3. ^ For other depictions, see Livy and Dionysius
  4. ^ Dionysius lays out several of the different accounts of his death, along with his murder by Romulus.
  5. ^ Tennant, p. 81
  6. ^ Dionysius, vol 1 p. 72
  7. ^ Tennant

Mục lục tham khảo

Nguồn chính

  • Dionysius of Halicarnassus (1937). Roman Antiquities. doi:10.4159/DLCL.dionysius_halicarnassus-roman_antiquities.1937. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2016.  – via digital Loeb Classical Library (cần đăng ký mua)
  • Livy (1919). History of Rome. doi:10.4159/DLCL.livy-history_rome_1.1919. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2016.  – via digital Loeb Classical Library (cần đăng ký mua)
  • Plutarch. “The life of Romulus”. Trong Thayer (biên tập). The Parallel Lives. Chicago: Loeb..
  • Ovid (1931). Fasti. doi:10.4159/DLCL.ovid-fasti.1931. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2016.  – via digital Loeb Classical Library (cần đăng ký mua)

Nguồn phụ

  • Crawford, Michael Hewson (1985). Coinage and Money Under the Roman Republic: Italy and the Mediterranean Economy. University of California Press. ISBN 978-0-520-05506-3. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2016.
  • Rodríguez Mayorgas, Ana (2010). “Romulus, Aeneas and the Cultural Memory of the Roman Republic” (PDF). Athenaeum. 98 (1): 89–109. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2016.
  • Tennant, PMW (1988). “The Lupercalia and the Romulus and Remus Legend” (PDF). Acta Classica. XXXI: 81–93. ISSN 0065-1141. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2016.
  • Wiseman, Timothy Peter (ngày 25 tháng 8 năm 1995). Remus: A Roman Myth. Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-48366-7. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2016.

Đọc thêm

  • Albertoni, Margherita, et al. The Capitoline Museums: Guide. Milan: Electa, 2006. For information on the Capitoline She-Wolf.
  • Beard, M., North, J., Price, S., Religions of Rome, vol. 1, illustrated, reprint, Cambridge University Press, 1998. ISBN 0-521-31682-0
  • Cornell, T. (1995). The Beginnings of Rome: Italy and Rome from the Bronze Age to the Punic Wars (c. 1000–264 BC). Routledge. ISBN 978-1-136-75495-1.
  • Mazzoni, Cristina (ngày 29 tháng 3 năm 2010). She-Wolf: The Story of a Roman Icon. Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-19456-3. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2016.
  • Wiseman, T. P., Remus: a Roman myth, Cambridge University Press, 1995. ISBN 978-0-521-48366-7

Liên kết ngoài

  • Plutarch, the Life of Romulus
  • Romulus and Remus (Romwalus and Reumwalus) and two wolves on the Franks Casket: Franks Casket, Helpers on the way to war
  • Romulous and Remus on the Ara Pacis Augustae
  • x
  • t
  • s
Các vị thần chính
Apollo · Ceres · Diana · Divus Augustus · Fortuna · Divus Julius · Juno · Jupiter · Lares · Mars · Mercury · Minerva · Neptune · Saturn · Pluto · Quirinus · Sol · Venus · Vesta · Vulcan
  • x
  • t
  • s
Chủ đề La Mã cổ đại
  • Đặc điểm chính
  • Thời gian biểu
Lịch sử
Hiến chính
  • Lịch sử
  • Vương quốc
  • Cộng hòa
  • Đế quốc
  • Hậu Đế quốc
  • Viện nguyên lão
  • Hội đồng lập pháp
    • Curia
    • Centurion
    • Bộ lạc
    • Plebeia
  • Quan tòa hành pháp
Chính quyền
  • Curia
  • Forum
  • Cursus honorum
  • Collegiality
  • Hoàng đế
  • Legatus
  • Dux
  • Officium
  • Praefectus
  • Vicarius
  • Nhị thập lục nhân đoàn
  • Vệ sĩ La Mã
  • Magister militum
  • Thống soái
  • Thủ tịch nguyên lão
  • Đại tư tế
  • Augustus
  • Caesar
  • Tứ đầu chế
  • Giai cấp quý tộc
  • Giai cấp bình dân
  • Tỉnh
Quan chức
Thông thường
Đặc biệt
  • Độc tài
  • Magister Equitum
  • Decemviri
  • Consular Tribune
  • Tam hùng
  • Rex
  • Interrex
Luật pháp
  • Mười hai bảng
  • Tổ tông thành pháp
  • Quyền công dân La Mã
  • Uy quyền
  • Đế quyền
  • Địa vị pháp lý
  • Kiện tụng
Quân sự
  • Biên giới
  • Tổ chức
  • Cấu trúc
  • Chiến dịch
  • Chi phối chính trị
  • Chiến thuật
  • Kĩ thuật xây dựng
  • Phòng tuyến và thành lũy
    • Castra
  • Kĩ thuật
  • Quân đội
    • Quân đoàn
    • Chiến thuật bộ binh
    • Trang bị cá nhân
    • Thiết bị vây hãm
  • Hải quân
  • Quân trợ chiến
  • Huy chương và trừng phạt
  • Hippika gymnasia
  • Võ sĩ giác đấu
Kinh tế
  • Nông nghiệp
  • Phá rừng
  • Thương mại
  • Tài chính
  • Tiền tệ
  • Tiền tệ thời cộng hòa
  • Tiền tệ thời đế quốc
  • SPQR
Kỹ thuật
  • Bàn tính
  • Chữ số
  • Kĩ thuật xây dựng dân sự
  • Kĩ thuật xây dựng quân sự
  • Kĩ thuật quân sự
  • Đường ống dẫn nước
  • Cầu Những chiếc cầu sông Rhine của Caesar
  • Circus
  • Bê tông
  • Forum
  • Luyện kim
  • Đường sá
  • Vệ sinh
  • Thermae
Văn hóa
  • Kiến trúc
  • Nghệ thuật
  • Tắm rửa
  • Lịch
  • Trang phục
  • Trang điểm
  • Nấu nướng
  • Đầu tóc
  • Giáo dục
  • Thơ văn
  • Âm nhạc
  • Thần thoại
  • Tôn giáo
  • La Mã hóa
  • Tình dục
  • Nhà hát
  • Rượu
Xã hội
  • Quý tộc
  • Bình dân
  • Xung đột giai cấp
  • Secessio plebis
  • Tầng lớp kỵ sĩ
  • Gens
  • Bộ lạc
  • Cách đặt tên
  • Phụ nữ
  • Hôn nhân
  • Nô lệ
  • Bagaudae
Ngôn ngữ
(Latin)
Phiên bản
Tác giả
Danh sách
Thành phố
Chủ đề khác
  • Tiểu thuyết lấy bối cảnh ở La Mã cổ đại
    • Phim
    • Video game
  • Chủ đề
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata