Quốc hội Việt Nam khóa VII

Quốc hội Việt Nam
Quốc hội khóa VII
Huy hiệu hoặc biểu trưng
Quốc huy
Dạng
Mô hình
Các việnQuốc hội
Thời gian nhiệm kỳ
5 năm
Lịch sử
Thành lập24 tháng 6 năm 1981 (1981-06-24)
Tiền nhiệmQuốc hội khóa VI
Kế nhiệmQuốc hội khóa VIII
Lãnh đạo
Phan Anh

Y Pah
Thích Thế Long (mất khi tại nhiệm)
Phêrô Võ Thành Trinh
Nghiêm Xuân Yêm
Nguyễn Xiển

Xuân Thủy (mất khi tại nhiệm)
Cơ cấu
Số ghế496
Chính đảng     Đảng Cộng sản (435-87,70%)
     Không đảng phái (61-12,30%)
Nhiệm kỳ
1981 - 1987
Trụ sở
Hội trường Ba Đình, Hà Nội
Trang web
quochoi.vn

Quốc hội Việt Nam khóa VII (nhiệm kỳ 1981 - 1987) có 496 đại biểu tham dự, có số lượng cao hơn kỳ quốc hội trước đó là 4 đại biểu.[1][2] Cuộc bầu cử cho kỳ Quốc hội khóa VII được diễn ra vào ngày 26 tháng 4 năm 1981 với 97,96% cử tri cả nước tham gia bầu cử. Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa VII được diễn ra từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 4 tháng 7 năm 1981 tại Hà Nội.[2]

Kết quả bầu cử

Cuộc bầu cử của Quốc hội Việt Nam khóa VII được diễn ra vào ngày 26 tháng 4 năm 1981 với 97,96% cử tri cả nước tham gia bầu cử. Tổng số đại biểu được bầu là 496 người (Trong nhiệm kỳ khoá VII có 6 đại biểu từ trần, đã bầu bổ sung 6 đại biểu).[2]

Thành phần đại biểu Quốc hội:

  • Công nhân: 100 (20,16%)
  • Nông dân: 92 (18,55%)
  • Tiểu thủ công nghiệp: 9 (1,81%)
  • Quân đội: 49 (9,97%)
  • Cán bộ chính trị: 121 (24,40%)
  • Trí thức và nhân sĩ: 110 (22,18%)
  • Nhân sĩ, tôn giáo: 15 (3,02%)
  • Ðảng viên: 435 (87,70%)
  • Ngoài Ðảng: 61 (12,30%)
  • Phụ nữ: 108 (21,77%)
  • Thanh niên (23-35 tuổi): 90 (18,15%)
  • Dân tộc thiểu số: 74 (14,92%)
  • Cán bộ ở Trung ương: 167 (33,67%)
  • Cán bộ ở địa phương: 329 (66,33%)

Tổng kết các kỳ họp Quốc hội khóa VII

Cuộc họp đầu tiên của Quốc hội khóa VII đã được diễn ra vào ngày 24 tháng 6 đến ngày 4 tháng 7 năm 1981 với Hội đồng Nhà nước gồm 12 thành viên;[2]

  • Chủ tịch Hội đồng Nhà nước: Trường Chinh.
  • Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Hữu Thọ.
  • Hội đồng Bộ trưởng; Chủ tịch: Phạm Văn Ðồng.
  • Chánh án Toà án nhân dân tối cao: Phạm Hưng.
  • Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Trần Lê.
  • Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban cuả Quốc hội gồm: Uỷ ban Pháp luật; Uỷ ban Kinh tế, Kế hoạch và Ngân sách; Uỷ ban Văn hoá-Giáo dục; Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật; Uỷ ban Y tế và Xã hội; Uỷ ban Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng; Uỷ ban Ðối ngoại.

Trong nhiệm kỳ, Quốc hội khóa VII tổ chức 12 kỳ họp, ban hành 10 đạo luật và 35 nghị quyết; Hội đồng Nhà nước đã ban hành 15 pháp lệnh. Ngoài các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước được ban hành mới theo Hiến pháp 1980, lần đầu tiên Quốc hội đã ban hành Bộ luật Hình sự (1985) gồm 280 điều quy định về tội phạm và hình phạt; Luật Hôn nhân và Gia đình (1986) gồm 57 điều trên cơ sở kế thừa và phát triển Luật Hôn nhân và Gia đình (1959), thể hiện bước phát triển đáng kể trong hoạt động lập pháp của Quốc hội.[3]

Tham khảo

  1. ^ “QUỐC HỘI KHOÁ VI (1976-1981)”. quochoi.vn (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2022.
  2. ^ a b c d “QUỐC HỘI KHOÁ VII (1981-1987)”. quochoi.vn (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2022.
  3. ^ “Quốc hội khóa VII (1981 - 1987)”. thaibinh.gov.vn.
Tiền nhiệm:
Quốc hội khóa VI
Quốc hội khóa VII
1981 - 1987
Kế nhiệm:
Quốc hội khóa VIII
  • x
  • t
  • s
Trụ sở
(Nơi họp)


Tổng quan
  • Lịch sử
  • Tổ chức
  • Luật Tổ chức Quốc hội
  • Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân
  • Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội
  • Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội
  • Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
  • Đại hội Đại biểu Toàn quốc
  • Hội đồng nhân dân
Các khóa
  • I
  • II
  • III
  • IV
  • V
  • VI
  • VII
  • VIII
  • IX
  • X
  • XI
  • XII
  • XIII
  • XIV
  • XV
Danh sách
đại biểu
  • I
  • II
  • III
  • IV
  • V
  • VI
  • VII
  • VIII
  • IX
  • X
  • XI
  • XII
  • XIII
  • XIV
  • XV
Bầu cử
  • I
  • II
  • III
  • IV
  • V
  • VI
  • VII
  • VIII
  • IX
  • X
  • XI
  • XII
  • XIII
  • XIV
  • XV
Lãnh đạo
Cơ quan
giúp việc
  • Ủy ban Thường vụ Quốc hội
  • Hội đồng Dân tộc
  • Ủy ban Pháp luật
  • Ủy ban Tư pháp
  • Ủy ban Kinh tế
  • Ủy ban Tài chính – Ngân sách
  • Ủy ban Quốc phòng và An ninh
  • Ủy ban Xã hội
  • Ủy ban Đối ngoại
  • Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường
  • Ủy ban Văn hóa, Giáo dục
  • Văn phòng Quốc hội
  • Ban Công tác đại biểu
  • Ban Dân nguyện
  • Viện Nghiên cứu lập pháp
  • Kiểm toán Nhà nước
  • Hội đồng Bầu cử Quốc gia
HĐND
Địa phương
  • HĐND Thành phố
  • HĐND Tỉnh
  • HĐND Huyện
  • HĐND Xã
  • Chủ tịch HĐND Thành phố
  • Chủ tịch HĐND Tỉnh
  • Chủ tịch HĐND Huyện
  • Chủ tịch HĐND Xã
Thể loại Thể loại Trang Commons Hình ảnh