Quốc âm thi tập

Quốc âm thi tập (Hán Nôm: 國音詩集 (Quốc âm thi tập)) là tên gọi phổ biến dành cho tuyển tập thơ chữ Nôm của danh sĩ Nguyễn Trãi sáng tác có thể ở thời kỳ đầu của nhà Hậu Lê. Việc đặt tên gọi cho tập thơ cũng như biên soạn cũng có thể do người thời sau Nguyễn Trãi thực hiện, nhiều khả năng nhất là vào thời vua Lê Thánh Tông (trị vì thời kỳ 1460–1497). Nó được coi là tập thơ đại thành đầu tiên bằng tiếng Việt sử dụng chữ Nôm trong lịch sử sáng tác thơ văn của người Việt Nam. Do tầm quan trọng như vậy của nó mà Quốc âm thi tập nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu của giới học giả từ thời Lê sơ cho đến ngày nay. Cùng với tập thơ chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585),[1] Quốc âm thi tập là 2 văn bản thực sự quan trọng trong việc tạo dựng diện mạo cho một dòng thơ hàn luật chữ Nôm ở thời kỳ trung đại của người Việt.[2]

Các phần của Quốc âm thi tập gồm:

  • Vô đề
  • Môn thì lệnh (thời tiết)
  • Môn hoa mộc (cỏ cây)
  • Môn cầm thú (thú vật)

Tham khảo

Sách:

  • Phạm Luận (phiên âm và chú giải), Nguyễn Trãi - Quốc Âm Thi Tập, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 2014

Bài viết (tạp chí chuyên ngành), luận văn:

  • Bùi Duy Dương, Thành ngữ gốc Hán trong ba kiệt tác thơ Nôm, Tạp chí Hán Nôm, số 5(96), 2009
  • Dương Thị Hoàn, Sự vận động tư tưởng nhàn từ thơ Nôm Nguyễn Trãi đến thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm. (Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn, Đại học Thái Nguyên, 2012)
  • Hoàng Thị Thu Thủy, Thi pháp thơ Nôm Nguyễn Trãi. (Luận văn Thạc sĩ Văn học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2002)
  • Nguyễn Kim Châu, Sự phát triển của tiếng Việt văn học thế kỷ XVI qua cái nhìn đối sánh giữa "Quốc âm thi tập" của Nguyễn Trãi với "Bạch Vân quốc ngữ thi" của Nguyễn Bỉnh Khiêm. (Tạp chí Khoa học, Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Cần Thơ, 2012)

Nguồn khác (báo, tạp chí điện tử):

  • Trần Trọng Dương, Giải mã những câu thơ sáu chữ trong "Quốc âm thi tập" từ ngả đường ngữ âm học lịch sử Lưu trữ 2019-09-26 tại Wayback Machine. (Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 30/08/2013)

Chú thích

  1. ^ Nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Huệ Chi trong bài viết "Bước đầu suy nghĩ về văn học thời Mạc Lưu trữ 2016-03-07 tại Wayback Machine" (2009) đã nhấn mạnh: "Ông [Nguyễn Bỉnh Khiêm] là một nhà văn hóa, và riêng ở bình diện văn hóa mà nói thì tầm vóc không thua kém Nguyễn Trãi là mấy, phần nào đấy còn khai phá vào một vài lĩnh vực sâu hơn. Bởi ông chuyên về dịch học... Là một nhà dịch học nên ông nổi tiếng là bậc tiên tri, nhưng ông cũng lại là một nhà thơ lớn. Ông viết đến một nghìn bài thơ chữ Hán. Đây là con số mà từ thời đại Mạc trở về trước hoàn toàn chưa có. Đến như Nguyễn Trãi cũng chỉ có 105 bài (không nói về tầm vóc, thơ Nguyễn Trãi kết tinh những tư tưởng nghệ thuật đột xuất, thể hiện một cái “tôi” thao thức trước những vấn đề có thể nói là vấn nạn lịch sử, chắc chắn về số lượng thơ ông đã bị mất mát nhiều nhưng không rõ nếu còn thì có đến 1.000 bài hay không). Lê Thánh Tông tuy tỏ rõ tài năng hùng hậu về thơ, đề tài lại đa dạng, song đứng về số lượng, so với Nguyễn Bỉnh Khiêm hẳn vẫn không bằng. Bên cạnh thơ chữ Hán, thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng rất dồi dào. Thơ Nôm ông có mặt không thể sánh với thơ Nôm Nguyễn Trãi, lại có mặt đánh dấu một chặng phát triển mới so với thơ Nguyễn Trãi. Rất may mắn cho chúng ta, hiện nay đã tìm được khoảng 800 bài thơ chữ Hán, 180 bài thơ Nôm của ông."
  2. ^ Bùi Duy Dương, Thành ngữ gốc Hán trong ba kiệt tác thơ Nôm. (Tạp chí Hán Nôm, Số 5 [96], 2009)

Xem thêm

  • x
  • t
  • s
Nguyễn Trãi (1380–1442)
Người thân


Tác phẩm
của ông
Ức Trai thi tập (chữ Hán) · Quốc âm thi tập (chữ Nôm) · Dư địa chí · Quân trung từ mệnh tập · Bình Ngô đại cáo · Lam Sơn thực lục (vẫn còn tranh cãi về tác giả thực sự)
Tác phẩm
về ông
Bí Mật Vườn Lệ Chi (vở kịch của Hoàng Hữu Đản· Thiên mệnh anh hùng (phim của đạo diễn Victor Vũ, 2012)
Vinh danh
Liên quan
Thể loại Thể loại · Trang Wikiquote Wikiquote
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến văn học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s