Phật giáo Hòa Hảo

Biểu tượng Phật giáo Hòa Hảo
Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ

Phật giáo Hòa Hảo, là một tông phái Phật giáo do Huỳnh Phú Sổ khai lập năm Kỷ Mão 1939,[1] lấy pháp môn "Học Phật - Tu Nhân" làm căn bản và chủ trương tu hành tại gia (Tại gia cư sĩ). Tôn giáo này lấy nền tảng là Đạo Phật, kết hợp với những bài sấm kệ do chính Huỳnh Phú Sổ biên soạn.

Lịch sử

Phật giáo Hòa Hảo ra đời tại làng Hòa Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc[a] vào năm 1939 do Huỳnh Phú Sổ sáng lập.[2]

Huỳnh Phú Sổ, còn được gọi là "Đức Huỳnh Giáo chủ",[3] "Thầy Tư Hoà Hảo",[4] khi đó chưa đầy 18 tuổi, tuyên bố mình là bậc "Sinh nhi tri", biết được quá khứ nhìn thấu tương lai, được thọ mệnh cùng với Phật A-di-đà và Phật Thích-ca Mâu-ni, xuống hạ giới có nhiệm vụ truyền bá cho dân chúng tư tưởng Bửu Sơn Kỳ Hương để Chấn hưng Phật giáo, cứu độ chúng sinh khỏi sông mê, biển khổ và "đưa nhân loại đi vào vòng hạnh phúc".[5]

Ông chữa bệnh cho người dân bằng các bài thuốc nam do ông kê toa, đồng thời qua đó ông truyền dạy giáo lý bằng những bài sám giảng (còn gọi là sấm giảng) do ông soạn thảo.[6] Vì vậy chỉ trong vòng 2 năm từ 1937 đến 1939 số người tin theo ông đã khá đông và ông trở nên nổi tiếng khắp vùng.[7]

Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (tức 5 tháng 7 năm 1939), Huỳnh Phú Sổ bắt đầu khai đạo,[8] khi ông chưa tròn 20 tuổi. Nơi tổ chức lễ khai đạo chính là gia đình ông. Ông đã lấy tên ngôi làng Hòa Hảo nơi mình sinh ra để đặt tên cho tôn giáo mới của mình: Phật giáo Hòa Hảo.[9]

Kể từ đó, ông lần lượt làm nhiều bài thơ ca, sau được tập hợp lại thành các bài sấm,[4] nội dung cốt lõi là giáo lý của Đức Phật Thích Ca.[10] Có tất cả 6 tác phẩm sấm được ông để lại, đã có 800.000 bản được xuất bản cho đến năm 1965 và 1 triệu bản cho đến năm 1975.[11]

Tổ đình Phật giáo Hòa Hảo, xưa thuộc làng Hòa Hảo, nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.

Quan điểm dân tộc cơ bản được Huỳnh Phú Sổ truyền bá là "Ân" nhớ ơn đất nước, nhớ ơn cha ông, trách nhiệm và bổn phận của người con đối với quê hương là bảo vệ và xây dựng tốt đẹp.[10] Đạo Hòa Hảo có thái độ chống Pháp,[2] nhưng cũng có thái độ chống Việt Minh nên được Pháp trang bị quân sự, về sau cũng hoạt động lấn dần sang chính trị. Hòa Hảo bị chính quyền của Ngô Đình Diệm đàn áp nhưng sau khi tổng thống này bị lật đổ thì Hòa Hảo hoạt động chính trị trở lại.[1] Hòa Hảo bị lực lượng Việt Minh xem xét như một lực lượng tôn giáo-chính trị bất hảo với cuộc kháng chiến của họ.[12]

Các ngày lễ tết

Các ngày Lễ kỷ niệm trong Đạo đều tổ chức vào ngày âm lịch. Trong một năm, theo âm lịch đạo Hòa Hảo có các ngày lễ, Tết chính:

  • Ngày 1 tháng Giêng: Tết Nguyên Đán
  • Ngày Rằm tháng Giêng: Lễ Thượng Nguyên
  • Ngày 25 tháng 2: ngày Đức Huỳnh Giáo chủ vắng mặt
  • Ngày 8 tháng 4: Lễ Phật đản
  • Ngày 18 tháng 5: Lễ Khai sáng Đạo Phật giáo Hoà Hảo
  • Ngày Rằm tháng 7: Lễ Trung Nguyên, Vu Lan Báo Hiếu
  • Ngày 12 tháng 8: Vía Phật Thầy Tây An
  • Ngày Rằm tháng 10: Lễ Hạ Ngươn
  • Ngày 17 tháng 11: Lễ Phật A-di-đà
  • Ngày 25 tháng 11: Lễ Đản Sinh Đức Huỳnh Giáo chủ.
  • Ngày 8 tháng Chạp: Lễ Phật thành đạo

Ảnh

  • Bửu Sơn Tự tại Thị xã Sông Cầu (Phú Yên). Hiện nay, đây là ngôi thờ của đạo xa nhất ở Việt Nam, tính từ nơi khai sáng đạo là huyện Phú Tân.
    Bửu Sơn Tự tại Thị xã Sông Cầu (Phú Yên). Hiện nay, đây là ngôi thờ của đạo xa nhất ở Việt Nam, tính từ nơi khai sáng đạo là huyện Phú Tân.
  • Một buổi thuyết giảng.
    Một buổi thuyết giảng.
  • Một phòng thuốc Nam miễn phí.
    Một phòng thuốc Nam miễn phí.
  • Phát hàng cứu trợ cho đồng bào nghèo bị thiên tai.
    Phát hàng cứu trợ cho đồng bào nghèo bị thiên tai.

Ghi chú

  1. ^ nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang

Chú thích

  1. ^ a b Trần Hoàng Diệu, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Quang Ân 2005, tr. 1057.
  2. ^ a b Dương Trung Quốc 2000, tr. 301.
  3. ^ Huỳnh Ngọc Trảng 2002, tr. 50.
  4. ^ a b Nguyễn Đăng Duy 2001, tr. 274, 275.
  5. ^ Bách khoa tri thức phổ thông (2000), tr. 1103
  6. ^ Trần Hoàng Diệu, Nguyễn Anh Tuấn 2005, tr. 790.
  7. ^ Thích Nhật Từ 2020, tr. 248.
  8. ^ Dương Kinh Quốc 1989, tr. 94, 95.
  9. ^ Lê Trọng Văn 1989, tr. 113.
  10. ^ a b Thích Nhật Từ 2020, tr. 331.
  11. ^ Cao Thế Dung 1996, tr. 685.
  12. ^ Lê Ngọc Bốn 2002, tr. 96, 97.

Tham khảo

  • Bách khoa tri thức phổ thông (2000), Nhà xuất bản Văn hóa thông tin.
  • Cao Thế Dung (1996). Việt Nam huyết lệ sử: từ triều Nguyễn đến thực dân Pháp, Thiên Chúa giáo, Vatican, Phật giáo, Văn thân, quốc gia, cộng sản, Cao Đài, Hòa Hảo, Mỹ, và Hoa kiều. Nhà xuất bản Đồng Hương.
  • Dương Kinh Quốc (1989). Việt Nam: những sự kiện lịch sử, 1858-1945, Tập 4. Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
  • Dương Trung Quốc (2000). Việt Nam, những sự kiện lịch sử, 1919-1945. Nhà xuất bản Giáo dục.
  • Huỳnh Ngọc Trảng (2002). Sổ tay hành hương đất phương Nam. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Lê Ngọc Bốn (2002). Lịch sử lực lượng An ninh, 1945-1954: sơ thảo. Nhà xuất bản Công an nhân dân.
  • Lê Trọng Văn (1989). Những bí ẩn lịch sử dưới chế độ Ngô Đình Diệm. Nhà xuất bản Mẹ Việt-Nam.
  • Nguyễn Đăng Duy (2001). Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam. Nhà xuất bản Văn hóa-thông tin.
  • Thích Nhật Từ (2020). Các hệ phái Phật giáo và tôn giáo mới tại vùng Nam bộ. Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay. ISBN 9786043184761.
  • Trần Hoàng Diệu, Nguyễn Anh Tuấn (2005). Địa chí Tiền Giang, Tập 1. Ban tuyên giáo tỉnh ủy Tiền Giang và Trung tâm Unesco thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam.
  • Trần Hoàng Diệu, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Quang Ân (2005). Địa chí Tiền Giang, Tập 2. Ban tuyên giáo tỉnh ủy Tiền Giang và Trung tâm Unesco thông tin tư liệu lịch sử và văn hóa Việt Nam.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Đọc thêm

  • Savani, A. M. Visage et images du Sud Viet-Nam. Saigon: Imprimerie française d'Outre-mer, 1955.
  • Huỳnh Phú Sổ, Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý Toàn Bộ

Xem thêm

Liên kết ngoài

  • Trang web của Ban Trị Sự Trung ương Phật giáo Hòa Hảo Lưu trữ 2013-02-02 tại Wayback Machine
  • Tư liệu Phật giáo Hoà Hảo Trên web Văn nghệ sông Cửu Long.
  • Trang Phật giáo Hòa Hảo hải ngoại
  • x
  • t
  • s
Thời kì
Danh sách
Kitô giáo
Phật giáo*
Tín ngưỡng
dân gian
Sùng bái tự nhiên
Thờ người
Khác
Liên quan
*: 16 tôn giáo được Nhà nước Việt Nam công nhận chính thức