Nukuoro

Nukuoro
Nukuoro nhìn từ không gian. Hình NASA chụp
Bản đồ Nukuoro (khuyết mất mạn tây)
Địa lý
Diện tích40 km2 (15 mi2)
Dài6 km (3,7 mi)
Hành chính
Liên bang Micronesia
BangPohnpei
Nhân khẩu học
Dân số372
Nukuoro trên bản đồ Pacific Ocean
Nukuoro
Nukuoro
Vị trí của rạn san hô vòng Nukuoro ở Thái Bình Dương

Nukuoro là một rạn vòng của Liên bang Micronesia.

Đây là một phân khu của bang Pohnpei. Đây là rạn vòng nằm xa thứ nhì về phương nam của đất nước, sau Kapingamarangi. Tính đến năm 2007[cập nhật], Nukuoro có 372 người, dù có hàng trăm người gốc Nukuora sống trên đảo Pohnpei. Tổng diện tích, tính cả cái phá giữa rạn, là 40 km2 (15 dặm vuông Anh), dù diện tích đất chỉ 1,7 km2 (0,66 dặm vuông Anh). Nukuoro được tạo nên từ 40 đảo bé nằm về ba mặt đông, bắc, nam của phá. Đảo rộng hơn cả cũng tên Nukuoro và là trung tâm dân cư. Phá trung tâm có đường kính 6 km (3,7 mi).

Đánh bắt cá, chăn nuôi, cùng trồng trọt là các hoạt động kinh tế chính. Một dự án nuôi trai ngọc đen đã góp phần tăng thu nhập cho người dân.[1][2]

Nukuoro là một nơi hẻo lánh. Không có bãi đáp máy bay, và tàu khách chỉ hoạt động vài tháng một lần. Hoạt động du lịch chưa hình thành. Có một ngôi trường bốn phòng nhưng trẻ em trên 14 phải đến Pohnpei để học lên cao.

Dân cư

Người dân nói tiếng Nukuoro, một ngôn ngữ Polynesia gần gũi với tiếng Kapingamarangi và tiếng Pileni. Nukuoro và Kapingamarangi thuộc nền văn hoá Polynesia dù nằm ngoài tam giác Polynesia.

Dân địa phương nói rằng những người đầu tiên đặt chân lên Nukuoro vào thế kỷ XVIII là một đoàn người từ Tokelau.[3]

Lịch sử

Người châu Âu đầu tiên trông thấy Nukuoro là sĩ quan hải quân người Tây Ban Nha Juan Bautista Monteverde vào ngày 18 tháng 2 năm 1806 khi chỉ huy chiếc frigate San Rafael. Trong thời quan dài trên bản đồ Nukuoro được ghi tên là Quần đảo Monteverde.[4][5][6]

Xem thêm

  • Madolenihmw
  • U, Pohnpei
  • Nett
  • Kapingamarangi
  • Pingelap
  • Sapwuahfik
  • Sokehs
  • Mokil
  • Kolonia
  • Oroluk
  • Palikir

Chú thích

  1. ^ “Round pearl seedings in Nukuoro, FSM” (PDF). SPC Pearl Oyster Information Bulletin. Secretariat of the Pacific Community (9). tháng 9 năm 1996. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2014.
  2. ^ Limtiaco, Steve (ngày 19 tháng 6 năm 2006). “Atoll harvests black pearls”. Pacific Daily News. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2014.
  3. ^ Matagi Tokelau, History and Traditions of Tokelau, USP Suva pp. 82-83
  4. ^ Brand, Donald D. "The Pacific Basin: A History of its Geographical Explorations" The American Geographical Society, New York, 1967, p. 141.
  5. ^ Sharp, Andrew The discovery of the Pacific Islands Oxford, 1960, p. 189.
  6. ^ Nukuoro cited as Monteverde Islands

Liên kết ngoài

  • Nukuoro - spanish spanish - nukuoro Glosbe dictionary
  • “Nukuoro Atoll, Federated States of Micronesia”. Earth Observatory. Image of the Day. NASA. 10 tháng 7, 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 9 năm 2012.
  • maps
  • Carroll, Vern (30 tháng 9, 1964). “Place Names on Nukuoro Atoll” (PDF). Atoll Research Bulletin. Washington, D.C.: National Research Council, National Academy of Science. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 3 tháng 10 năm 2015.
  • [1] Lưu trữ 2013-12-03 tại Wayback Machine Nukuoro, photographs (1969).
  • Los atolones occidentales de Pohnpei (Estados Federados de Micronesia). 4ª parte. (Spanish) Nukuoro, Kapingamarangi and Minto atolls.
  • An outline of the structure of the language of Nakuoro[liên kết hỏng] (Part 2, 1965), Vern Carroll, Journal of the Polynesian Society, Auckland University.
  • x
  • t
  • s
Polynesia
Tam giác Polynesia
Ngoại vi Polynesia
và văn hóa ngoại vi
Anuta · Emae · Futuna · Kapingamarangi · Mele · Nuguria · Nukumanu · Nukuoro · Ontong Java · Ouvéa · Pileni · Rennell · Rotuma · Sikaiana · Takuu · Tikopia


Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata