Nguyễn Thanh Nghị

Nguyễn Thanh Nghị
Chức vụ

Bộ trưởng Bộ Xây dựng
Nhiệm kỳ8 tháng 4 năm 2021 – nay
3 năm, 32 ngày
Thủ tướngPhạm Minh Chính
Tiền nhiệmPhạm Hồng Hà
Kế nhiệmđương nhiệm
Thứ trưởngLê Quang Hùng (8/2014-2022)
Nguyễn Văn Sinh (2/2018-nay)
Bùi Hồng Minh (6/2021-4/2024)
Nguyễn Tường Văn (11/2022-nay)
Bùi Xuân Dũng (9/2023-nay)

Thứ trưởng Bộ Xây dựng (lần 2)
Nhiệm kỳ5 tháng 10 năm 2020 – 8 tháng 4 năm 2021
185 ngày
Bộ trưởngPhạm Hồng Hà
Nhiệm kỳ2016 – 2021
Chủ tịch Quốc hội
Vị trí Việt Nam
Đại diệnKiên Giang
Nhiệm kỳ16 tháng 10 năm 2015 – 17 tháng 10 năm 2020
5 năm, 1 ngày
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng
Tiền nhiệmTrần Minh Thống
Kế nhiệmĐỗ Thanh Bình

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang
Nhiệm kỳ28 tháng 3 năm 2014 – 16 tháng 10 năm 2015
1 năm, 202 ngày
Chủ tịchLê Văn Thi
Nhiệm kỳ28 tháng 2 năm 2014 – 16 tháng 10 năm 2015
1 năm, 230 ngày
Bí thưTrần Minh Thống

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Việt Nam (lần 1)
Nhiệm kỳtháng 11 năm 2011 – tháng 2 năm 2014
Bộ trưởngTrịnh Đình Dũng
Nhiệm kỳ18 tháng 1 năm 2011 – nay
13 năm, 113 ngày
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng

Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh
Nhiệm kỳ2008 – 2011
Thông tin chung
Quốc tịch Việt Nam
Sinh12 tháng 8, 1976 (47 tuổi)
Cà Mau, Việt Nam
Nghề nghiệpchính khách
Dân tộcKinh
Tôn giáokhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
ChaNguyễn Tấn Dũng
MẹTrần Thanh Kiệm
Họ hàngNguyễn Thanh Phượng (s.1980, em gái)
Nguyễn Minh Triết (s.1988, em trai)
Học vấnTiến sĩ ngành Kỹ thuật xây dựng dân dụng
Trường lớpĐại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh
Đại học George Washington,
Quê quánphường 9, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau

Nguyễn Thanh Nghị (sinh năm 1976) là một chính khách Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Bộ trưởng Bộ Xây dựng[1]. Ông từng là Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang nhiệm kì 2015-2020 và là Bí thư Tỉnh ủy trẻ nhất nước ở thời điểm được bổ nhiệm (2015).

Tiểu sử và sự nghiệp

Nguyễn Thanh Nghị sinh ngày 12 tháng 8 năm 1976, quê ở phường 9, Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Tuy vậy, hầu hết thời niên thiếu của ông lại gắn bó với Kiên Giang, nơi cha ông (Nguyễn Tấn Dũng) cũng từng là bí thư tỉnh ủy.

Thời thanh niên, Nguyễn Thanh Nghị theo học ở trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 1998. Sau khi tốt nghiệp, 1 năm sau được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam (tức ngày 26 tháng 1 năm 1999). Bấy giờ cha ông đang giữ chức Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Phó thủ tướng kiêm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Năm 2001 và 2002 ông là "giám đốc quan hệ khách hàng (PR) và quản lý dự án" cho Tập đoàn Bitexco[2].

Năm 2006, ông bảo vệ Tiến sĩ ngành Kỹ thuật xây dựng dân dụng tại Đại học George Washington, Hoa Kỳ. Luận văn của ông có nhan đề "Analytical and experimental investigation of full-depth precast concrete bridge deck panel systems"[3]. Sau đó ông trở về Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh để làm công tác giảng dạy.

Năm 2008, ông được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh.

Tháng 1 năm 2011, tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI, tuy không được đại hội đảng cơ sở đề cử lên, song Nguyễn Thanh Nghị vẫn được bầu làm Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương, từ danh sách do chính Đại hội toàn quốc đang họp đề cử.[4]

Ngày 11 tháng 11 năm 2011, bằng quyết định số 2011/QĐ-TTg, do Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký, Thủ tướng Chính phủ đã bổ nhiệm Nguyễn Thanh Nghị giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng, phụ trách mảng kiến trúc và quy hoạch thay cho Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn.

Tỉnh Kiên Giang

Tháng 3 năm 2014, ông được Bộ Chính trị luân chuyển về tỉnh Kiên Giang làm Phó bí thư Tỉnh ủy. Cha ông, Thủ tướng Dũng từng làm Bí thư Huyện ủy Hà Tiên (nay là Thành phố Hà Tiên), Kiên Giang, sau được bổ nhiệm làm Phó bí thư rồi Bí thư Tỉnh ủy. Ông Dũng cũng từng là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang.

Chiều ngày 28 tháng 3 năm 2014, Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang khoá VIII (nhiệm kỳ 2011-2016) đã tổ chức kỳ họp bất thường lần thứ 11, bầu Nguyễn Thanh Nghị giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang[5].

Sáng ngày 16 tháng 10 năm 2015, Đảng bộ tỉnh Kiên Giang đã khai mạc Đại hội đại biểu lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020 và đã bầu Nguyễn Thanh Nghị làm Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang[6]. Tại thời điểm được bầu, ông là bí thư tỉnh ủy trẻ nhất Việt Nam.

Ngày 26 tháng 1 năm 2016, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, nhiệm kỳ 2016 – 2021.

Ngày 22 tháng 5 năm 2016, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021, thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Kiên Giang, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Kiên Giang.

Bộ Xây dựng

Ngày 5 tháng 10 năm 2020, tại Quyết định số 1518/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Kiên Giang giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng[7].

Ngày 16 tháng 10 năm 2020, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc chỉ định ông Nguyễn Thanh Nghị tham gia làm Ủy viên Ban Cán sự Đảng của Bộ Xây dựng.

Ngày 30 tháng 1 năm 2021, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ông được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XIII, nhiệm kỳ 2021-2026[8].

Sáng ngày 8 tháng 4 năm 2021, tại kỳ họp thứ 11 ông được Quốc hội Việt Nam khóa XIV bầu làm Bộ trưởng Bộ Xây dựng nhiệm kỳ 2016 - 2021 theo đề nghị của tân Thủ tướng Phạm Minh Chính[9].

Vụ thanh tra đất đai ở Kiên Giang

Chiều 2/4/2018, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn đã công bố quyết kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai, khoáng sản, môi trường ở tỉnh Kiên Giang (giai đoạn 2011 - 2017) đã gây thất thoát hơn 2.300 tỷ đồng.[10] Với sai phạm này, Nguyễn Thanh Nghị cùng 7 lãnh đạo tỉnh Kiên Giang đã tiến hành kiểm điểm, và cùng xin chịu hình thức kỷ luật rút kinh nghiệm.[11]

Đời tư

Cha của ông là Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Em gái ông là Nguyễn Thanh Phượng, thành viên sáng lập và Chủ tịch HĐQT của Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital). Em trai Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam

Nguyễn Thanh Nghị đã có vợ là người gốc Hà Nội, cũng từng là lưu học sinh tại Đại học George Washington Mỹ.[12]

Quan điểm

Muốn nâng chất lượng đào tạo, theo tôi, phải đầu tư cơ sở vật chất vì nhiều trường quá chật chội, quá thiếu thốn. Thứ hai, phải đầu tư cho người thầy vì chất lượng thầy thấp thì không thể đào tạo trò giỏi. Thứ ba, phải đầu tư xây dựng giáo trình vì giáo trình giảng dạy đã cũ không cập nhật cho phù hợp.
— Nguyễn Thanh Nghị

Chú thích

  1. ^ “Tóm tắt tiểu sử Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị”. VTVnews.
  2. ^ “Full”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2013. Truy cập 5 tháng 10 năm 2015.
  3. ^ “Nguyen Thanh Nghi. Analytical and experimental investigation of full-depth precast concrete bridge deck panel systems (D.Sc. thesis). George Washington University”.
  4. ^ “9/15 ủy viên Bộ Chính trị tái cử BCH khóa mới”. VietNamnet.
  5. ^ Ông Nguyễn Thanh Nghị làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang[liên kết hỏng]
  6. ^ Ông Nguyễn Thanh Nghị được bầu làm bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang
  7. ^ “Bí thư Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị làm thứ trưởng Bộ Xây dựng”. Tuổi trẻ Online.
  8. ^ “DANH SÁCH BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XIII”. Báo Điện tử Chính phủ.
  9. ^ “Tóm tắt tiểu sử Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị”. VTVnews.
  10. ^ “Đã thu hồi 900 tỷ tiền sai phạm liên quan đến đất đai, khoáng sản…”.
  11. ^ “Vi phạm quản lý đất đai ở Kiên Giang: Nhiều lãnh đạo tỉnh xin 'rút kinh nghiệm'”.
  12. ^ “BBC Vietnamese”. Truy cập 10 tháng 3 năm 2015.

Liên kết ngoài

  • Tin cable của Đại sứ quán Mỹ về ông Nguyễn Thanh Nghị Lưu trữ 2013-10-09 tại Wayback Machine
  • x
  • t
  • s
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Việt Nam Việt Nam

Trần Đăng Khoa (1955–1958) · Bùi Quang Tạo (1958–1973) · Lê Thanh Nghị¹ (1960–1964) · Trần Đại Nghĩa¹ (1964–1971) · Đỗ Mười (1973–1977) · Đồng Sĩ Nguyên (1977–1982) · Huỳnh Tấn Phát² (1979–1982) · Đỗ Quốc Sam² (1982–1988) · Phan Ngọc Tường (1982–1989) · Ngô Xuân Lộc (1989–1997) · Nguyễn Mạnh Kiểm (1997–2002) · Nguyễn Hồng Quân (2002–2011) · Trịnh Đình Dũng (2011–2016) · Phạm Hồng Hà (2016–2021) · Nguyễn Thanh Nghị (2021–)

¹ Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước  • ² Ủy ban Xây dựng cơ bản Nhà nước
  • x
  • t
  • s
Thủ tướng Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính


Phó Thủ tướng Thường trực Chức vụ trống
Phó Thủ tướng
Ban Cán sự Đảng
Bộ trưởng các bộ
01. Bộ Quốc phòng
02. Bộ Công an
03. Bộ Ngoại giao
04. Bộ Nội vụ
05. Bộ Tài chính
06. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
07. Bộ Công Thương
08. Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nguyễn Kim Sơn
09. Bộ Tài nguyên và Môi trường
Trần Hồng Hà • Đặng Quốc Khánh
10. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Nguyễn Văn Hùng
11. Bộ Khoa học và Công nghệ
12. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nguyễn Chí Dũng
13. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
14. Bộ Tư pháp
15. Bộ Xây dựng
Nguyễn Thanh Nghị
16. Bộ Giao thông Vận tải
17. Bộ Thông tin và Truyền thông
Nguyễn Mạnh Hùng
18. Bộ Y tế
Các cơ quan ngang bộ
19. Văn phòng Chính phủ
20. Ủy ban Dân tộc
21. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Nguyễn Thị Hồng
22. Thanh tra Chính phủ
Các cơ quan khác trực thuộc
Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Đài Tiếng nói Việt Nam
Đài Truyền hình Việt Nam
Thông tấn xã Việt Nam
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh