Người ngoài hành tinh xâm lược

Người ngoài hành tinh xâm lược đến từ Sao Hỏa trong truyện The War of the Worlds của H. G. Wells, tranh minh họa do Henrique Alvim Corrêa vẽ.

Người ngoài hành tinh xâm lược hoặc cuộc xâm lược không gian là một đặc điểm phổ biến trong các câu chuyện và phim khoa học viễn tưởng mô tả cảnh tượng người ngoài hành tinh từ ngoài không gian dùng vũ lực xâm nhập Trái Đất nhằm mục đích tiêu diệt và biến nhân loại thành nô lệ dưới ách thống trị của họ, thậm chí còn muốn lấy con người làm thực phẩm chính, ăn cắp tài nguyên nơi đây hoặc hủy diệt toàn bộ hành tinh này.

Mô tả

Kịch bản về cuộc xâm lược dạng này từng được sử dụng như một câu chuyện ngụ ngôn mang hàm ý phản kháng chống lại quyền bá chủ quân sự và các tệ nạn xã hội thời bấy giờ. Cuốn tiểu thuyết The War of the Worlds của H. G. Wells giúp mở rộng nền văn học xâm lược này khi khoa học viễn tưởng lần đầu tiên xuất hiện như một thể loại văn học mới. Các triển vọng xâm lược có xu hướng thay đổi theo tình hình hiện tại và nhận thức đương thời về mối đe dọa chiến tranh. Người ngoài hành tinh xâm lược là một phép ẩn dụ phổ biến trong khoa học viễn tưởng của nước Mỹ dưới thời Chiến tranh Lạnh, minh họa cho nỗi sợ hãi về sự chiếm đóng của thế lực ngoại bang (ví dụ như Liên Xô) và sự tàn phá hạt nhân của người dân Mỹ. Ví dụ về những câu chuyện này bao gồm truyện ngắn “The Liberation of Earth“ (1950) của nhà văn William Tenn và bộ phim The Invasion of the Body Snatchers (1956).

Trong cuộc xâm lược, người ngoài hành tinh hư cấu tiếp xúc với Trái Đất có xu hướng quan sát (đôi khi sử dụng thí nghiệm) hoặc xâm lược, thay vì giúp dân cư Trái Đất có được khả năng tham gia vào sự vụ liên hành tinh. Có một số ngoại lệ đáng chú ý, chẳng hạn như các tình huống tiếp xúc đầu tiên do người ngoài hành tinh khởi xướng qua những bộ phim như The Day the Earth Stood Still (1951), Star Trek: First Contact (1996) và Arrival (2016). Một phần của lần tiếp xúc đầu tiên theo kiểu hòa bình là nhân loại đạt được ngưỡng công nghệ quan trọng (ví dụ như vũ khí hạt nhându hành không gian trong phim The Day the Earth Stood Still hoặc du hành nhanh hơn ánh sáng trong First Contact), biện minh cho sự khởi đầu của họ vào một cộng đồng rộng lớn hơn gồm các chủng loài thông minh ngoài hành tinh.

Về mặt kỹ thuật, khi con người tiến ra ngoài không gian để xâm chiếm giống loài ngoại lai cũng được coi là một cuộc xâm lược của người ngoài hành tinh, vì theo quan điểm của chủng loài này thì nhân loại chính là người ngoài hành tinh. Những câu chuyện như vậy hiếm hơn rất nhiều so với câu chuyện về người ngoài hành tinh tấn công con người. Những ví dụ về thể loại này bao gồm truyện ngắn Sentry (1954) (qua đó "người ngoài hành tinh" theo như mô tả, ở phần cuối truyện, được giải thích là con người), tựa game Phantasy Star II (1989),[1] bộ truyện The Martian Chronicles của Ray Bradbury, phe Imperium of Man trong vũ trụ Warhammer 40,000, Invaders from Earth của nhà văn Robert Silverberg, tiểu thuyết Ender's Game, mấy phim như Battle for Terra (2007), Planet 51 (2009), Avatar (2009) và Mars Needs Moms (2011).

Là một tiểu thể loại của khoa học viễn tưởng, những loại sách này có thể được coi là một nhánh phụ của văn học xâm lược, bao gồm sự mô tả hư cấu về con người bị những tộc người khác xâm chiếm (ví dụ, nước Pháp thù địch đã tiến hành cuộc xâm lược nước Anh đầy tính giả tưởng đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Wells khi ông mô tả một cuộc xâm lược Trái Đất của người Hỏa tinh). Theo quan điểm từ giới học thuật, triển vọng về một cuộc xâm lược Trái Đất của người ngoài hành tinh đều bị bác bỏ vì lý do là Trái Đất không có bất kỳ nguồn tài nguyên đặc biệt nào vốn đã không mấy dồi dào ở những nơi khác mà người ngoài hành tinh cần đến.[2]

Nguồn gốc

Cỗ máy chiến tranh Sao Hỏa đang phá hủy một thị trấn ở nước Anh trong quyển The War of the Worlds của H. G. Wells.

Năm 1898, H. G. Wells cho xuất bản The War of the Worlds, miêu tả cuộc xâm lược nước Anh thời Victoria của những người Hỏa tinh được trang bị vũ khí tối tân. Hiện tác phẩm này được coi là câu chuyện về người ngoài hành tinh xâm lược và Wells được cho là đã gầy dựng một số chủ đề về người ngoài hành tinh mà về sau được các nhà văn khoa học viễn tưởng trong thế kỷ 20 mở rộng rất nhiều, bao gồm cuộc tiếp xúc đầu tiên và chiến tranh giữa các hành tinh và các loài khác nhau của chúng. Tuy vậy, đã có những câu chuyện về người ngoài hành tinh và cuộc xâm lược của họ trước khi xuất bản The War of the Worlds.[3]

Micromégas (1752) của văn hào Voltaire bao gồm hai người ngoài hành tinh, đến từ Sao Thổ và chòm sao Sirius, có kích thước khổng lồ và đến thăm Trái Đất vì tò mò. Ban đầu, họ tin rằng hành tinh này không có người ở, do sự khác biệt về kích cỡ giữa họ và con người. Khi họ khám phá ra những quan điểm ngạo mạn lấy Trái Đất làm trung tâm của các triết gia người Trái Đất, họ vô cùng thích thú trước việc các sinh vật Trái Đất nghĩ rằng họ quan trọng như thế nào so với những người khổng lồ thực tế chẳng hạn như chính họ.[4]

Năm 1892, một giáo sĩ người Úc tên là Robert Potter đã cho xuất bản cuốn The Germ GrowersLuân Đôn. Sách mô tả một cuộc xâm lược bí mật của những người ngoài hành tinh mang dáng dấp con người và cố gắng phát triển một căn bệnh độc hại nhằm trợ giúp cho kế hoạch chinh phục toàn cầu của họ. Tác phẩm này có rất ít độc giả, và do vậy, cuốn tiểu thuyết thành công hơn rất nhiều của Wells thường được coi là câu chuyện sơ khởi về người ngoài hành tinh xâm lược.[3]

Wells đã đề xuất một kết cục khác cho câu chuyện về người ngoài hành tinh xâm lược trong The War of the Worlds. Khi Người kể chuyện gặp anh lính pháo binh lần thứ hai, anh lính pháo binh tưởng tượng ra một tương lai nơi loài người ẩn náu dưới lòng đất trong cống rãnh và đường hầm, tiến hành một cuộc chiến tranh du kích chống lại người Hỏa tinh trải qua nhiều thế hệ hậu bối, và cuối cùng, sau khi học cách nhân bản công nghệ vũ khí của người Hỏa tinh, tiêu diệt những kẻ xâm lược và giải phóng Trái Đất thoát khỏi ách thống trị từ Sao Hỏa.[5]

Sáu tuần sau khi xuất bản cuốn tiểu thuyết, tờ báo The Boston Post đã đăng một câu chuyện khác về người ngoài hành tinh xâm lược, vốn dĩ là phần tiếp theo trái phép của The War of the Worlds, đã lật ngược thế cờ về những kẻ xâm lược. Edison's Conquest of Mars do một nhà văn hiện nay ít được nhớ đến tên là Garrett P. Serviss chấp bút, tác phẩm này mô tả nhà phát minh nổi tiếng Thomas Edison đang lãnh đạo một cuộc phản công chống lại những kẻ xâm lược trên chính quê hương của họ.[6] Mặc dù đây thực sự là phần tiếp theo của Fighters from Mars, một bản tái bản được sửa đổi và trái phép của War of the Worlds, cả hai đều được in lần đầu trên tờ Boston Post vào năm 1898.[7]

The War of the Worlds được tái bản tại Mỹ vào năm 1927, một năm sau khi Kỷ nguyên vàng của khoa học viễn tưởng do Hugo Gernsback khởi xướng trong tạp chí Amazing Stories. John W. Campbell, một biên tập viên chủ chốt khác của thời đại, và là nhà văn viết truyện ngắn định kỳ, đã xuất bản một số câu chuyện về người ngoài hành tinh xâm lược vào thập niên 1930. Nhiều nhà văn khoa học viễn tưởng nổi tiếng kế tục thể loại này, bao gồm Isaac Asimov, Arthur C. Clarke, Clifford Simak, cộng với Robert A. Heinlein qua bộ truyện The Puppet Masters xuất bản vào năm 1953.[8]

Tham khảo

  1. ^ Kasavin, Greg (15 tháng 7 năm 2005). “The Greatest Games of All Time: Phantasy Star II”. GameSpot. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2010.
  2. ^ “Stephen Hawking warning: What would an alien invasion be like?”. Christian Science Monitor. 29 tháng 4 năm 2010. ISSN 0882-7729. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021.
  3. ^ a b Flynn, John L. (2005). War of the Worlds: From Wells to Spielberg. Galactic Books. tr. 18–19. ISBN 0-9769400-0-0.
  4. ^ Guthke, Karl S. (1990). The Last Frontier: Imagining Other Worlds from the Copernican Revolution to Modern Fiction. Translated by Helen Atkins. Cornell University Press. pp. 301-304. ISBN 0-8014-1680-9.
  5. ^ Batchelor, John (1985). H.G. Wells. Cambridge University Press. tr. 28. ISBN 0-521-27804-X.
  6. ^ Gerrold, David (2005). Glenn Yeffeth (biên tập). “War of the Worlds”. War of the Worlds: Fresh Perspectives on the H.G. Wells Classic. BenBalla: 202–205. ISBN 978-1-932100-55-6.
  7. ^ Edison’s Conquest of Mars, "Foreword" by Robert Godwin, Apogee Books 2005
  8. ^ Urbanski, Heather (2007). Plagues, Apocalypses and Bug-Eyed Monsters. McFarland. tr. 156–8. ISBN 978-0-7864-2916-5.

Liên kết ngoài

  • The LF Audio Podcast ep17 - We Come in Peace - Shoot to Kill! (An Alien Invasion Survival Guide)
  • x
  • t
  • s
Sơ lược
  • Tác giả
  • Định nghĩa
    • Nhân loại học
    • Nặng
    • Khoa học lãng mạn
    • Nhẹ
  • Thời kỳ vàng
  • Lịch sử
  • Làn sóng mới
  • Dòng thời gian
Thể loại con
  • Tận thế và hậu tận thế
  • Hài
    • Sitcom
  • Nữ quyền
  • Mecha
    • Anime và manga
  • Bình dị
  • Chiến tranh ngoài không gian
    • Quân sự
    • Chính kịch không gian
    • Không gian Viễn Tây
  • Thế giới song song
  • Khoa học kỳ ảo
    • Hành tinh chết
    • Khám phá văn hóa ngoài hành tinh
    • Siêu anh hùng
    • Kiếm hiệp ngoài hành tinh
  • Xã hội
    • Viễn tưởng khí hậu
    • Kitô giáo
    • Tự do
    • Utopia và phản địa đàng
  • Công nghệ đen tối
    • Viễn tưởng điệp viên
    • Công nghệ giật gân
  • Tokusatsu
  • Dưới nước
Biến thể Cyberpunk
Văn hóa
  • Hội nghị
  • Người hâm mộ
  • Tạp chí người hâm mộ
  • Thư viện và bảo tàng
  • ISFDB
  • Bảo tàng Khoa học viễn tưởng
  • Nghiên cứu
  • Phụ nữ trong Giả tưởng suy đoán
  • Hội nghị Khoa học viễn tưởng Thế giới
Theo vùng
  • Úc
  • Bengal
  • Brasil
  • Canada
  • Chile
  • Trung Quốc
  • Croatia
  • Séc
  • Estonia
  • Pháp
  • Hungary
  • Nhật Bản
  • Na Uy
  • Khoa học viễn tưởng
  • Rumani
  • Nga
  • Serbia
  • Tây Ban Nha
  • Nam Tư
Giải thưởng
Phim ảnh
Văn học, nghệ thuật,
và audio
  • Astounding
  • Aurealis
  • BSFA
  • Tưởng niệm Campbell
  • Chesley
  • Clarke
  • Crook
  • Deutscher
  • Dick
  • Ditmar
  • Endeavor
  • FantLab
  • Ngân Hà
  • Gaughan
  • Geffen
  • Con vịt vàng
  • Grand Master
  • Grand Prix
  • Harland
  • Heinlein
  • Ignotus
  • Kitschies
  • Lambda
  • Laßwitz
  • Locus
  • Nautilus
  • Nebula
  • Nommo
  • Norton
  • Parsec
  • Prometheus
  • Rhysling
  • SFERA
  • Sidewise
  • Skylark
  • Sturgeon
  • Sunburst
  • Tähtivaeltaja
  • TBD
  • Tiptree
  • Tour-Apollo
  • Dịch
  • Urania
  • Vogel
  • Nhà văn tương lai
  • Zajdel
Đa phương tiện
  • Aurora
  • Chandler
  • Rồng
  • Hugo
  • Seiun
  • Spectrum
Truyền thông
Phim
Văn học
  • Truyện tranh
  • Tạp chí
  • Tiểu thuyết
  • Nhà xuất bản
  • Truyện ngắn
Sân khấu
  • Opera
  • Sân khấu
Truyền hình
Chủ đề
Kiến trúc
Sinh học
Vật lý
  • Ansible
  • Hố đen
  • New Gods
  • Khiên cường lực
  • Không gian đa chiều
  • Inertialess
  • Đa vũ trụ
  • Vũ trụ song song
  • Hành tinh
    • Trái Đất
  • Hố dịch chuyển
  • Du hành không gian
  • Stargate
  • Hệ sao
  • Dịch chuyển tức thời
  • Du hành thời gian
  • Động cơ warp
  • Lỗ giun
Tâm lý học
Xã hội
  • Africanfuturism
  • Chủ nghĩa vị lai châu Phi
  • Người ngoài hành tinh xâm lược
  • Ngôn ngữ người ngoài hành tinh
  • Nhà du hành vũ trụ cổ
  • Đen
  • Tập đoàn xấu xa
  • Lần đầu gặp gỡ
  • Hội chứng Frankenstein
  • Đế chế Ngân hà
  • LGBT
  • ông điệp từ không gian
  • Tư tưởng chính trị
  • Triết học siêu nhân học
  • Nâng cấp tri thức
  • Chính phủ toàn cầu
  • Khảo cổ học ngoài hành tinh
Công nghệ
  • Trí tuệ nhân tạo
    • AI thôn tính
  • Kỹ thuật thiên văn
  • Ảnh toàn ký
  • Robot và Cyborg
  • Máy tự sao chép
  • Thiết bị vũ trụ
  • Tachyon
  • Vũ khí
Liên quan
  • Lịch sử thay thế
  • Kỳ ảo
  • Phi hành gia hư cấu
  • Công nghệ trong khoa học viễn tưởng
  • Lịch sử tương lai
  • Kinh dị
  • Hiện thực huyền ảo
  • Bảo tàng Khoa học viễn tưởng
  • Rubber science
  • Nghiên cứu khoa học và công nghệ
  • Sense of wonder
  • Giả tưởng suy đán
  • Siêu nhiên
  • Công nghệ và xã hội
  • Kỳ quái
  • Thể loại Thể loại
  • Cổng thông tin Cổng thông tin
  • x
  • t
  • s

Khải huyền · Tứ kỵ sĩ Khải Huyền · Kẻ chống Chúa Cứu Thế · Armageddon · Vụ sụp đổ lớn · Vụ xé rách lớn · Tranh luận ngày tận thế · Giáo phái ngày tận thế · Đồng hồ ngày tận thế · Công cụ diệt thế · Sự kiện ngày tận thế · Tác phẩm về ngày tận thế · Trái đất biến đổi · Tương lai của Trái Đất · Thuyết mạt thế · Chớp Gamma · Tuyệt chủng của con người · Phán xét cuối cùng · Thảm họa hạt nhân · Đại dịch · Ragnarök · Xã hội sụp đổ · Mười mối đe dọa · Chiến tranh thế giới thứ III