Mạc Kính Quang

Mạc Đức Tông
莫徳宗
Vua Việt Nam
Hoàng đế Đại Việt (nhà Mạc thời hậu kỳ)
Tại vị1681 - 1683
Tiền nhiệmMạc Kính Hẻ
Kế nhiệmTriều đại sụp đổ
Thông tin chung
Sinh?
Mất1683
Hậu duệkhông rõ
Tên đầy đủ
Mạc Kính Quang
Mạc Kính Tiêu
Mạc Kính Hoảng
Thụy hiệu
Thiên Địa Đại Bảo Văn Vũ Độ Đại vương
Miếu hiệu
Đức Tông (德宗)

Mạc Kính Quang (莫敬光)[1] hay Mạc Kính Tiêu (莫敬蕭) hoặc Mạc Kính Hoảng (莫敬晃), là vị vua cuối cùng của Nhà Mạc thời hậu kỳ. Nguyên quán Mạc Kính Quang là người xã Cao Đôi, huyện Bình Hà (nay là thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Tuy nhiên, ông không được nhắc đến trong sử sách Việt Nam.

Thân thế

Các tài liệu Việt Nam không nói đến nhân vật này, theo sử nhà Thanh ghi chép thì Mạc Kính Quang là em Mạc Nguyên Thanh (Mạc Kính Hẻ) và là con Mạc Kính Diệu (Các sử gia Việt Nam - Trung Quốc đều thống nhất Mạc Kính Vũ chính là Mạc Kính Diệu).[2] Tháng 6 năm 1661, Thanh Thánh Tổ phong Mạc Kính Diệu chức Quy Hoá tướng quân, đến tháng 12 cùng năm thì phong Mạc Nguyên Thanh chức An Nam đô thống sứ. Cổ sử Việt Nam có nhắc đến việc năm 1683 nhà Thanh trao trả tộc thuộc họ Mạc đứng đầu là Mạc Kính Liêu, sau đó tất cả những người này đều được tha tội, cuối năm đó sứ thần nhà Thanh mang chiếu chỉ sắc phong cho vua Lê Hy Tông làm An Nam quốc vương.[3]

Vua vô danh

Sau khi Mạc Kính Hẻ (tức Mạc Quý Tông) bị quân - Trịnh đánh bại, các dư đảng nhà Mạc tôn em trai là Mạc Kính Quang lên làm vua. Ông sai sứ sang nhà Thanh cầu phong, được Hoàng đế Khang Hy phong làm An Nam Đô thống sứ.[2]

Mất nước

Tuy nhiên Kính Quang lại không đặt niên hiệu cho thời kỳ cai trị của mình. Vào thời kỳ này, quân Lê - Trịnh liên tục đánh lên Cao Bằng với quyết tâm "diệt Mạc". Nhưng lúc ấy (1682), chính sự Lê - Trịnh thay đổi. Trịnh Tạc mất, con là Trịnh Căn lên thay. Vừa lên ngôi chúa, Trịnh Căn đã đem đại quân đánh mạnh vào quân Mạc. Quân Mạc đại bại, Mạc Kính Quang phải chạy sang Miến Điện lưu vong.

Sau đó, Kính Quang uống thuốc độc tự sát, chết năm 1683. Nhà Mạc, nếu tính thời hậu kỳ đã tồn tại được 156 năm.

Có thuyết cho rằng Mạc Kính Quang đã thay tên đổi họ thành Nguyễn Hữu Pháp, tự Đạo Thái hiệu Huyền Ân. Do phải che giấu thân phận mà Nguyễn Hữu Pháp đã trốn đi nhiều nơi. Năm 1683 ông đã về ở thôn Chùa, xã Tiên Lữ, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Nếu như vậy thì Mạc Kính Quang không tuẫn tiết ở Trung Quốc mà về ở Vĩnh Phúc rồi qua đời ở đó.

Chú thích

  1. ^ Mạc Kính Quang và Mạc Kính Hẻ là hai vị vua cuối cùng của nhà Mạc, tuy nhiên vì là vua không chính thức nên chỉ được truy tôn thụy hiệu là Đại vương chứ không phải Hoàng đế như các vua trước và cũng không nắm đủ quyền lực trung hưng nhà Mạc.
  2. ^ a b Thanh sử cảo, Việt Nam truyện.
  3. ^ Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Chính biên quyển 34

Xem thêm

Tham khảo

  • Triệu Nhĩ Tốn, Thanh sử cảo.
  • Thanh thực lục.
  • Vương thất hậu duệ dữ phản loạn giả (Việt Nam Mạc thị gia tộc dữ Trung Quốc quan hệ nghiên cứu). Tác giả: Ngưu Quân Khải. Thế giới đồ thư xuất bản công ty, 11/2012 - Đông Nam Á nghiên cứu chúng thư ISBN 9787510054129.
  • Nhà Mạc với 3 thời kỳ lịch sử và 12 đời vua Lưu trữ 2019-05-03 tại Wayback Machine Văn hiến Việt Nam: Dân tộc - Hội nhập - Nhân văn, GS TSKH Phan Đăng Nhật, Thứ Sáu, 10/10/2014 07:25 GMT+7.
  • tài liệu nhà Mạc ba thời kỳ lịch sử
  • x
  • t
  • s
Vua nhà Mạc
Hậu kỳ: Mạc Kính Chỉ · Mạc Kính Cung · Mạc Kính Khoan · Mạc Kính Vũ · Mạc Kính Hẻ · Mạc Kính Quang
Truy tôn (追尊): Văn Đế (文帝) · Tuyên Hưu Đế (宣休帝) · Dụ Tổ (裕祖) · Ý Tổ (懿祖) · Hoằng Tổ (弘祖) · Chiêu Tổ (昭祖)

Vua Việt Nam • Hùng Vương • An Dương Vương • Nhà Triệu • Trưng Vương • Bắc thuộc • Nhà Tiền Lý • Tự chủ • Nhà Ngô • Nhà Đinh • Nhà Tiền Lê • Nhà Lý • Nhà Trần • Nhà Hồ • Nhà Hậu Lê • Nhà Mạc • Chúa Trịnh • Chúa Nguyễn • Nhà Tây Sơn • Nhà Nguyễn