Loạn sắc tố mống mắt

Wikipedia tiếng Việt không bảo đảm và không chịu trách nhiệm về tính pháp lý và độ chính xác của các thông tin có liên quan đến y học và sức khỏe. Độc giả cần liên hệ và nhận tư vấn từ các bác sĩ hay các chuyên gia. Khuyến cáo cẩn thận khi sử dụng các thông tin này. Xem chi tiết tại Wikipedia:Phủ nhận y khoa và Wikipedia:Phủ nhận về nội dung.
Loạn sắc tố mống mắt
Loạn sắc tố mống mắt toàn bộ ở người, một mắt màu nâu và một mắt màu xanh.
Chuyên khoakhoa mắt
ICD-10H21.24
ICD-9-CM364.53
OMIM142500
MedlinePlus003319

Trong giải phẫu học, loạn sắc tố (tiếng Anh: heterochromia, tiếng Hy Lạp: heteros 'khác' + chroma 'màu'[1]) là sự khác biệt về màu sắc, thường nằm ở mống mắt nhưng cũng có thể gặp ở tóc hay da. Loạn sắc tố là kết quả sự thừa hoặc thiếu đáng kể melanin (một sắc tố). Nó có thể là do di truyền, hoặc do di truyền khảm, di truyền lai ghép, bệnh hay chấn thương.[2]

Loạn sắc tố ở mắt (loạn sắc tố mống mắt hay heterochromia iridis, heterochromia iridum trong tiếng Anh) gồm có hai loại. Đối với loạn sắc tố toàn bộ, một trong hai mống mắt có màu khác biệt với mống mắt còn lại. Đối với loạn sắc tố từng phần hay loạn sắc tố một phần, một phần của một mống mắt mang màu sắc khác so với phần còn lại của mống mắt đó.

Màu mắt, đặc biệt là màu của mống mắt, được xác định chủ yếu bởi sự tập trung và phân bổ các sắc tố melanin.[3][4][5] Mắt bị ảnh hưởng bởi chứng bệnh này do tăng sắc tố (hyperchromic) hoặc giảm sắc tố (hypochromic).[6] Ở con người, thông thường việc thừa melanin chỉ làm tăng tăng sản mô mông mắt, ngược lại thiếu melanin chỉ làm giảm sản. Một trường hợp thường gặp là loạn sắc tố trung tâm, trong đó có một mống mắt có hai màu sắc nhưng chuyển màu về giữa con ngươi; vùng trung tâm (đồng tử) của mống mắt mang màu sắc khác với khu vực vòng ngoài (mi), với màu mống mắt đúng là màu bên ngoài.

Hình ảnh

  • Trường hợp loạn sắc tố mống mắt từng phần rõ rệt ở người.
    Trường hợp loạn sắc tố mống mắt từng phần rõ rệt ở người.
  • Một con mèo trắng bị loạn sắc tố mống mắt toàn bộ, mắt phải xanh lam và mắt trái màu vàng
    Một con mèo trắng bị loạn sắc tố mống mắt toàn bộ, mắt phải xanh lam và mắt trái màu vàng
  • Ví dụ về loạn sắc tố mống mắt trung tâm, đồng tử màu cam trong khi màu mống mắt là xanh lam.
    Ví dụ về loạn sắc tố mống mắt trung tâm, đồng tử màu cam trong khi màu mống mắt là xanh lam.

Chú thích

  1. ^ “heterochromia iridis - definition of heterochromia iridis in the Medical dictionary - by the Free Online Medical Dictionary, Thesaurus and Encyclopedia”. Medical-dictionary.thefreedictionary.com. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2014.
  2. ^ Imesch PD, Wallow IH, Albert DM (tháng 2 năm 1997). “The color of the human eye: a review of morphologic correlates and of some conditions that affect iridial pigmentation throughout life”. Surv Ophthalmol. 41 (Suppl 2): S117–23. doi:10.1016/S0039-6257(97)80018-5. PMID 9154287.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ Wielgus AR, Sarna T (tháng 12 năm 2005). “Melanin in human irides of different color and age of donors”. Pigment Cell Res. 18 (6): 454–64. doi:10.1111/j.1600-0749.2005.00268.x. PMID 16280011.
  4. ^ Prota G, Hu DN, Vincensi MR, McCormick SA, Napolitano A (tháng 9 năm 1998). “Characterization of melanins in human irides and cultured uveal melanocytes from eyes of different colors”. Exp Eye Res. 67 (3): 293–9. doi:10.1006/exer.1998.0518. PMID 9778410.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  5. ^ "All About Eye Color" Lưu trữ 2020-02-17 tại Wayback Machine from Larry Bickford
  6. ^ Loewenstein, John; Scott Lee (2004). Ophthalmology: Just the Facts. New York: McGraw-Hill. ISBN 0-07-140332-9.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Liên kết ngoài

  • Photograph of Radial Reddish Sunburst Pattern in Right Eye of Bluish Hazel Eyed Woman Lưu trữ 2014-04-27 tại Wayback Machine
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến y học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s