Kiểm soát lửa bởi người tiền sử

Kiểm soát lửa bởi người tiền sử là một bước ngoặt trong khía cạnh văn hoá của sự tiến hóa của con người. Lửa cung cấp nguồn ấm, bảo vệ, và phương pháp nấu ăn. Những cải tiến về văn hoá này cho phép loài người phát tán về địa lý, đổi mới văn hoá, thay đổi chế độ ăn uống và hành vi sống. Thêm vào đó, tạo ra lửa cho phép mở rộng hoạt động của con người sang những thời gian tối cũng như lúc buổi sáng lạnh lẽo.

Những công bố về bằng chứng chắc chắn sớm nhất về kiểm soát lửa của thành viên chi Homo dao động từ 1,7 đến 0,2 Ma BP (Ma/Ka BP: Mega /Kilo annum before present, triệu /ngàn năm trước đây) [1]. Bằng chứng về việc Homo erectus sử dụng có kiểm soát lửa bắt đầu từ 600 Ka BP, được giới học thuật thừa nhận rộng rãi [2][3]. Các tấm đá nung (flint blade) tuổi khoảng 300 Ka BP đã được tìm thấy ở Ma-rốc gần các hóa thạch của loài Homo sapiens tiền sử chưa phải là hiện đại. Bằng chứng về việc kiểm soát lửa là phổ biến ở người hiện đại về mặt giải phẫu xảy ra khoảng 125 Ka BP [4].

Người Vanuatu tạo lửa, 2005

Kiểm soát lửa

Sử dụng và kiểm soát lửa là một quá trình dần dần thông qua nhiều giai đoạn. Một trong các yếu tố là sự thay đổi môi trường sống, từ rừng rậm rạp, nơi cháy rừng hiếm nhưng có khả năng thảm họa, sang đồng cỏ hoang dã (hỗn hợp cỏ/rừng) nơi cháy rừng rất hiếm nhưng có cường độ thấp hơn. Sự thay đổi này có thể đã xảy ra vào khoảng 3 Ma BP, khi vùng thảo nguyên mở rộng ở Đông Phi do khí hậu lạnh và khô [5][6].

Giai đoạn tiếp theo là sự tương tác với các cảnh quan bị đốt cháy và tìm kiếm sau vụ cháy rừng, như hiện vẫn quan sát thấy ở các loài động vật hoang dã khác nhau [5][6]. Trong savanna hoang dã ở châu Phi, các loài động vật ăn cỏ trong các khu vực bị đốt gần đây, bao gồm tinh tinh Savanna (một loài Pan troglodytes verus)[5][7], khỉ Vervet (Cercopithecus aethiops)[8], nhiều loài chim săn côn trùng, và động vật có xương sống nhỏ,... tìm kiếm thức ăn sau vụ cháy cỏ [7][9].

Bước tiếp theo là sử dụng các điểm cháy còn lại sau vụ cháy rừng. Ví dụ, thức ăn phát hiện sau vụ cháy rừng có xu hướng bị đốt hoặc nấu chưa chín. Điều này có thể tạo ra động cơ để đặt thực phẩm chưa được nấu chín trên một điểm đang cháy hoặc để kéo thức ăn ra khỏi lửa nếu nó có nguy cơ bị cháy. Điều này đòi hỏi sự quen thuộc với lửa và hành vi của nó [6][10].

Bước đầu tiên trong việc kiểm soát lửa là vận chuyển lửa từ các khu vực bị đốt cháy đến chỗ không cháy và đốt cháy chúng, mang lại lợi ích trong việc chế biến thực phẩm [6]. Duy trì ngọn lửa trong một khoảng thời gian dài, như đối với một mùa (như mùa khô) có thể đã dẫn đến sự phát triển của các trang trại cơ sở. Việc xây dựng lò sưởi hoặc lò đốt khác ỏa dạng vòng tròn đá là một sự phát triển sau này [11]. Khả năng tạo ra lửa bằng dụng cụ ma sát, như gỗ cứng cọ xát gỗ mềm (như trong khoan tạo lửa) là một sự phát triển sau này [5].

Mỗi giai đoạn này có thể xảy ra ở các mức độ khác nhau, từ "thỉnh thoảng" hoặc "đôi khi" đến "thường xuyên", và sau đó là "bắt buộc" (không thể sống sót nếu không có nó) [11].

Tham khảo

  1. ^ James, Steven R. (tháng 2 năm 1989), “Hominid Use of Fire in the Lower and Middle Pleistocene: A Review of the Evidence” (PDF), Current Anthropology, University of Chicago Press, 30 (1): 1–26, doi:10.1086/203705, Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 12 năm 2015, truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2017
  2. ^ Luke, Kim. “Evidence That Human Ancestors Used Fire One Million Years Ago”. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2017. An international team led by the University of Toronto and Hebrew University has identified the earliest known evidence of the use of fire by human ancestors. Microscopic traces of wood ash, alongside animal bones and stone tools, were found in a layer dated to one million years ago
  3. ^ Miller, Kenneth (tháng 5 năm 2013). “Archaeologists Find Earliest Evidence of Humans Cooking With Fire”. Discover.
  4. ^ Zimmer, Carl (07 tháng 6 năm 2017). “Oldest Fossils of Homo Sapiens Found in Morocco, Altering History of Our Species”. The New York Times. ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2017. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  5. ^ a b c d Pruetz, Jill D.; Herzog, Nicole M. (2017). “Savanna Chimpanzees at Fongoli, Senegal, Navigate a Fire Landscape”. Current Anthropology: S000. doi:10.1086/692112. ISSN 0011-3204.
  6. ^ a b c d Parker, Christopher H.; Keefe, Earl R.; Herzog, Nicole M.; O'connell, James F.; Hawkes, Kristen (2016). “The pyrophilic primate hypothesis”. Evolutionary Anthropology: Issues, News, and Reviews. 25 (2): 54–63. doi:10.1002/evan.21475. ISSN 1060-1538.
  7. ^ a b Gowlett, J. A. J. (2016). “The discovery of fire by humans: a long and convoluted process”. Philosophical Transactions of the Royal Society B: Biological Sciences. 371 (1696): 20150164. doi:10.1098/rstb.2015.0164. ISSN 0962-8436.
  8. ^ Herzog, Nicole M.; Parker, Christopher H.; Keefe, Earl R.; Coxworth, James; Barrett, Alan; Hawkes, Kristen (2014). “Fire and home range expansion: A behavioral response to burning among savanna dwelling vervet monkeys (Chlorocebusaethiops)”. American Journal of Physical Anthropology. 154 (4): 554–60. doi:10.1002/ajpa.22550. ISSN 0002-9483.
  9. ^ Burton, Frances D. (ngày 29 tháng 9 năm 2011). “2”. Fire: The Spark That Ignited Human Evolution. UNM Press. tr. 12. ISBN 978-0-8263-4648-3. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2017.
  10. ^ Gowlett, J. A. J.; Brink, J. S.; Caris, Adam; Hoare, Sally; Rucina, S. M. (2017). “Evidence of Burning from Bushfires in Southern and East Africa and Its Relevance to Hominin Evolution”. Current Anthropology. 58 (S16): S206–S216. doi:10.1086/692249. ISSN 0011-3204.
  11. ^ a b Chazan, Michael (2017). “Toward a Long Prehistory of Fire”. Current Anthropology: S000. doi:10.1086/691988. ISSN 0011-3204.

Xem thêm

  • Giả thuyết săn bắt (Hunting hypothesis)
  • Joop Goudsblom (1992): Fire and Civilization, Allen Lane.

Liên kết ngoài

Hình tượng sơ khai Bài viết lịch sử này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Phân loại
(Hominini)
Tổ tiên
chung
gần nhất
Cận tông
Australopithecina
Ardipithecus
  • A. kadabba
  • A. ramidus
Australopithecus
Paranthropus
Người và
người
sơ khai
(Homo)
Người
sơ khai
Homo
erectus
Người
cổ xưa
Người
hiện đại
Homo
sapiens
Tổ tiên
Mô hình
giả thuyết
Tổng quan
  • Săn bắt
  • Hái lượm
  • Chạy bền
  • Vượn thủy sinh
  • Chọn lọc giới tính
  • Tự thuần hóa
Cụ thể
  • Chế độ ăn
    • Nấu ăn
    • Mô tốn kém
    • Định cư bờ biển
    • Khỉ say
  • Hành vi
    • Vượn sát thủ
    • Mắt hợp tác
  • Vòng đời
    • Bà cố
    • Phụ quyền
Theo
chủ đề
  • Đi đứng bằng hai chân
  • Khung xương
  • Cơ bắp
  • Màu da
  • Tóc
  • Điều hòa thân nhiệt
  • Tiếng nói
  • Ngôn ngữ
  • Trí thông minh
  • Vai trò giới tính
Nguồn gốc
người
hiện đại
Niên biểu
Khác
  • Nhà lý thuyết
  • Sách báo
  • Hóa thạch
  • Nhân học tiến hóa
  • Thể loạiThể loại
  • Trang Commons Commons
  • Cổng thông tinCổng thông tin sinh học tiến hóa