Khâm Thánh Hoàng hậu

Khâm Thánh hoàng hậu
欽聖皇后
Trần Thuận Tông Hoàng hậu
Hoàng hậu Đại Việt
Tại vị1389 - 1398
Đăng quang1389
Tiền nhiệmQuang Loan hoàng hậu
Kế nhiệmHoàng hậu cuối cùng của nhà Trần
Nhà Lê sơ: Uy Mục Trần hậu
Hoàng thái hậu Đại Việt
Tại vị1398 - 1400
Tiền nhiệmHuy Từ Thái hậu
Kế nhiệmHoàng thái hậu cuối cùng của nhà Trần
Nhà Lê sơ: Tuyên Từ Thái hậu
Thông tin chung
Phu quânTrần Thuận Tông
Hậu duệ
Hậu duệ
Trần Thiếu Đế
Tên đầy đủ
Hồ Thánh Ngâu (黎聖偶)
Tước hiệuKhâm Thánh hoàng hậu
Khâm Thánh hoàng thái hậu
Hoàng tộcNhà Trần
Nhà Hồ
Thân phụHồ Quý Ly
Thân mẫuHuy Ninh công chúa

Khâm Thánh hoàng hậu (chữ Hán: 欽聖皇后), khuê danh là Hồ Thánh Ngâu, không rõ năm sinh năm mất, là Hoàng hậu của nhà Trần với tư cách là chính thất của Trần Thuận Tông, bà sinh ra Trần Thiếu Đế. Sau khi Thuận Tông trở thành Thái thượng hoàng và qua đời, bà trở thành Hoàng thái hậu, là vị Thái hậu cuối cùng của triều đại nhà Trần.

Với thân phận là con gái Hồ Quý Ly, cha bà ban đầu mang họ , nhưng về sau cải sang họ Hồ nên bà mang họ Hồ. Bà còn là chị/em gái của Hồ Hán Thương.

Tiểu sử

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, bà có khuê danh là Thánh Ngâu (聖偶)[1], con gái của Thái sư Lê Quý Ly, mẹ là Huy Ninh công chúa (徽宁公主)[2], con gái của Trần Minh Tông. Theo như đó bà là cháu ngoại của Trần Minh Tông. Bà có người anh cả khác mẹ tên Hồ Nguyên Trừng và người anh cùng mẹ là Hồ Hán Thương.

Kỷ Tỵ, năm thứ 2 (1389), Mùa xuân, tháng giêng, bà được Trần Thuận Tông phong làm Hoàng hậu, gọi chỗ ở là Hoàng Nguyên điện (皇元殿)[1]. Khoảng năm 1396, bà sinh ra Thái tử An[3].

Mậu Dần, năm thứ 11 (1398), Lê Quý Ly ép Trần Thuận Tông nhường ngôi cho Thái tử An, tức Trần Thiếu Đế. Thánh Ngâu được tôn làm Hoàng thái hậu. Khi ấy Thiếu Đế mới lên 3 tuổi, nhận truyền ngôi không biết lạy. Quý Ly sai bà lạy trước cho Thái tử lạy theo.

Canh Thìn, năm thứ 3 (1400), Lê Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, đổi sang họ Hồ, xưng làm Hoàng đế, đặt niên hiệu Thánh Nguyên. Quốc hiệu đổi thành Đại Ngu.

Con trai bà bị phế làm Bảo Ninh Đại vương, do là cháu ngoại Quý Ly nên không bị giết. Sau đó không rõ kết cục của bà và Thiếu Đế.

Tham khảo

  1. ^ a b ĐVSKTT - bản chữ Hán Nôm - Trần Thuận Tông bản kỷ: 正月立季犛長女聖偶為皇后號所居曰皇元殿; Chính nguyệt, lập Quý Ly trưởng nữ Thánh Ngâu vi Hoàng hậu hiệu sở cư viết Hoàng Nguyên điện.
  2. ^ ĐVSKTT: "Trước kia, mẹ Hán Thương là Huy Ninh công chúa (truy tôn là Thái Từ hoàng hậu), con gái của Trần Minh Tông, trước đã lấy Phò ký lang Trần Nhân Vinh, Nghệ Tông không cho giữ tiết [để tang chồng], đem gả cho Quý Ly, sinh ra Khâm Thánh hoàng hậu và Hán Thương".
  3. ^ ĐVSKTT ghi nhận khi Trần An được truyền ngôi [1398], Thái tử đã 3 tuổi.
  • x
  • t
  • s
Hoàng
hậu
nhà
Trần
Trần Thái Tông
Trần Thánh Tông
Trần Nhân Tông
Trần Anh Tông
Trần Minh Tông
Trần Dụ Tông
Hôn Đức công
Phế Hoàng hậu Trần thị#
Trần Duệ Tông
Trần Phế Đế
Trần Thuận Tông
Khâm Thánh Hoàng hậu Hồ Thánh Ngâu
Hoàng hậu,
Hoàng thái hậu
truy phong
Trần Mục Tổ
Mục Từ Hoàng hậu
Trần Ninh Tổ
Ninh Từ Hoàng hậu
Trần Nguyên Tổ
Thánh Từ Hoàng hậu Tô Phong
Trần Thái Tổ
Thuận Từ Quốc Thánh Hoàng hậu Lê Diệu
Trần Nhân Tông
Trần Anh Tông
Chiêu Từ Hoàng hậu Trần thị
Trần Nghệ Tông
Thục Đức Hoàng hậu Trần thị
Hồ Quý Ly
Thái Từ Hoàng hậu Trần thị
Giản Định đế
Hưng Khánh thái hậu
Các chính thất
khác của
Hoàng đế
Trần Hiến Tông
Hiển Trinh công chúa
Giản Định đế
Phu nhân Đặng thị
Trùng Quang đế
Chú thích:# Bị phế khi còn sống hay bị tước tư cách Hoàng hậu vào các đời sau.