Jura Muộn

Hệ/
Kỷ
Thống/
Thế
Tầng/
Kỳ
Niên đại
(Ma)
Phấn Trắng Hạ/Sớm Berrias trẻ/muộn hơn
Jura Thượng
/Muộn
Tithon ~145.0 152.1
Kimmeridge 152.1 157.3
Oxford 157.3 163.5
Trung/Giữa Callove 163.5 166.1
Bathon 166.1 168.3
Bajocy 168.3 170.3
Aalen 170.3 174.1
Hạ/Sớm Toarc 174.1 182.7
Pliensbach 182.7 190.8
Sinemur 190.8 199.3
Hettange 199.3 201.3
Trias Thượng
/Muộn
Rhaetia cổ/sớm hơn
Phân chia Kỷ Jura theo ICS năm 2020.[1]


Jura Muộn là thế thứ ba trong kỷ Jura, ứng với niên đai địa chất từ 161.2 ± 4.0 to 145.5 ± 4.0 triệu năm trước (Ma),được lưu giữ trong các địa tầng Thượng Jura.[2]  Trong thang phân vị địa tầng châu Âu, từ "Malm" dùng để chỉ đá ở thế này. Trong quá khứ, tên này cũng thường được sử dụng để chỉ một đơn vị trong niên biểu địa chất,  nhưng việc sử dụng này hiện nay không được khuyến khích nhằm tao sự phân biệt rõ ràng giữa thang phân vị thạch địa tầng, địa chất và địa tầng.

Phân chia

Jura muộn được chia thành ba kỳ tương đương với ba tầng trong phân loại địa tầng:

 Tầng Tithoni (150.8 ± 4.0 – 145.5 ± 4.0 Ma)
 Tầng Kimmeridgi (155.7 ± 4.0 – 150.8 ± 4.0 Ma)
  Tầng Oxfordi (161.2 ± 4.0 – 155.7 ± 4.0 Ma)

Địa chất

Trong Jura muộn, Pangaea bị tách thành hai siêu lục địa, Laurasia ở phía bắc và Gondwana ở phía nam. Két quả của sự chia tách này là sự hình thành của Đại Tây Dương. Nhưng trong khoảng thới gian này Đại Tây Dương còn tương đối hẹp.

Hệ sinh thái

Thế này được biết đến nhờ những loài khủng long như sauropod, theropod, thyreophorans, và ornithopods. Một số loài động vật khác như cá sấu, những loài chim đầu tiên đã xuất hiện ở thế này. Danh sách dưới đây kể tên một số loài trong đó:

  • Camarasaurus, một chi sauropod ăn cỏ lớn ở Bắc Mỹ.
  • Apatosaurus, một chi sauropod ăn cỏ lớn ở Bắc Mỹ.
  • Brachiosaurus, một chi sauropod ăn cỏ lớn ở Bắc Mỹ.
  • Diplodocus, một chi sauropod ăn cỏ lớn ở Bắc Mỹ.
  • Barosaurus, một chi sauropod ăn cỏ lớn ở Bắc Mỹ.
  • Europasaurus, một chi sauropod ăn cỏ nhỏ từ châu Âu.
  • Supersaurus, có thể là một chi sauropod ăn cỏ lớn ở Bắc Mỹ.
  • Dicraeosaurus, một chi sauropod ăn cỏ lớn ở châu Phi.
  • Giraffatitan,  một sauropod ăn cỏ lớn ở châu Phi (thường được công nhận là một loài của Brachiosaurus).
  • Allosaurus, một loài theropod phổ biến ở cuối kỷ Jura sinh sống ở Bắc Mỹ cũng có thể ở cả châu Âu.
  • Epanterias, một chi theropod lớn ở Bắc Mỹ (có thể chính là Allosaurus).
  • Torvosaurus, có thể là loài ăn thịt lớn nhấ kỷ Jura, sinh sống ở Bắc Mỹ và châu Âu.
  • Ceratosaurus, một chi khủng long ăn thịt trung bình sống ở Bắc Mỹ, châu Âu và cả châu Phi.
  • Compsognathus, một chi theropod nhỏ ở châu Âu.
  • Yangchuanosaurus, một chi theropod lớn ở châu Á.
  • Tuojiangosaurus, một chi thyreophoran ở châu Á.
  • Stegosaurus, một chi thyreophoran ở Bắc Mỹ và châu Âu.
  • Dryosaurus, một chi khủng long hông chim Bắc Mĩ.
  • Camptosaurus, một chi ornithopod từ Bắc Mỹ cũng có thể ở cả châu Âu.
  • Gargoyleosaurus, một chi thyreophoran Bắc Mỹ.
  • Archaeopteryx, loài chim đàu tiên được phát hiện(châu Âu).
  • Rhamphorhynchus một chi pterosaur đuôi dài ở châu Âu from Europe.
  • Pterodactylus, một chi pterosaur đuôi ngắn ở châu Âu.
  • Ophthalmosaurus, một chi bò sát biển ichthyosaur phổ biến ở Bắc Mỹ và châu Âu.
  • Liopleurodon, một chi pliosaur tồn tại ở châu Âu.
  • Perisphinctes, một loài cúc đá.

Tham khảo

  • iconCổng thông tin Geology
  • iconCổng thông tin Paleontology
  • iconCổng thông tin Time
  1. ^ “International Chronostratigraphic Chart” (PDF). International Commission on Stratigraphy. 2020.
  2. ^ Owen 1987.
  • Owen, Donald E. (tháng 3 năm 1987). “Commentary: Usage of Stratigraphic Terminology in Papers, Illustrations, and Talks”. Journal of Sedimentary Petrology. 57 (2): 363–372.
  • Kazlev, M. Alan (ngày 28 tháng 6 năm 2002). “Late Jurassic — The Malm Epoch: The Acme of the Dinosaurs”. Palæos. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2014.

Bản mẫu:Jurassic Footer

  • x
  • t
  • s
Tân sinh
(Cenozoi)¹
(hiện nay–66,0 Ma)
Đệ tứ (hiện nay–2,588 Ma)
Neogen (2,588–23,03 Ma)
Paleogen (23,03–66,0 Ma)
Trung sinh
(Mesozoi)¹
(66,0–252,17 Ma)
Creta (66,0–145,0 Ma)
Jura (145,0–201,3 Ma)
Trias (201,3–252,17 Ma)
Cổ sinh
(Paleozoi)¹
(252,17–541,0 Ma)
Permi (252,17–298,9 Ma)
Carbon (298,9–358,9 Ma)
Devon (358,9–419,2 Ma)
Silur (419,2–443,8 Ma)
Ordovic (443,8–485,4 Ma)
Cambri (485,4–541,0 Ma)
Nguyên sinh
(Proterozoi)²
(541,0 Ma–2,5 Ga)
Neoproterozoi (541,0 Ma–1 Ga)
Mesoproterozoi (1–1,6 Ga)
Paleoproterozoi (1,6–2,5 Ga)
Thái cổ
(Archean)²
(2.5–4 Ga)
Eras
(Thái Cổ)
  • Tân Thái cổ (Neoarchean) (2,5–2,8 Ga)
  • Trung Thái cổ (Mesoarchean) (2,8–3,2 Ga)
  • Cổ Thái cổ (Paleoarchean) (3,2–3,6 Ga)
  • Tiền Thái cổ (Eoarchean) (3,6–4 Ga)
Hỏa thành
(Hadean)²
(4–4,6 Ga)
 
 
Đơn vị: Ka = Kilo annum: ngàn năm; Ma = Mega annum: triệu năm; Ga = Giga annum: tỷ năm.
¹ = Phanerozoic eon. ² = Precambrian supereon