Jocelyn Bell Burnell

Dame

Jocelyn Bell Burnell

DBE FRS FRSE FRAS FInstP
Bell Burnell năm 2009
SinhSusan Jocelyn Bell
15 tháng 7, 1943 (80 tuổi)[1]
Lurgan, Bắc Ireland[2]
Học vịTrường Mount, York
Trường lớp
Nổi tiếng vìKhám phá ra các sao xung[3]
Phối ngẫu
Martin Burnell
(cưới 1968⁠–⁠1993)
Con cáiGavin Burnell
Giải thưởng
  • Giải tưởng nhớ J. Robert Oppenheimer (1978)
  • Giải Beatrice M. Tinsley (1986)
  • Huân chương Herschel (1989)
  • Giải Michael Faraday (2010)
  • Huân chương Hoàng gia (2015)
  • Grande Médaille (2018)
  • Giải đặc biệt của Giải Đột phá trong Vật lý cơ bản (2018)
Trang webwww2.physics.ox.ac.uk/contacts/people/bellburnell
Sự nghiệp khoa học
NgànhVật lý thiên văn
Nơi công tác
Luận án (1968)
Người hướng dẫn luận án tiến sĩAntony Hewish[4][5][6]
Ảnh hưởng bởi
  • Fred Hoyle Frontiers of Astronomy (1955)
  • Henry Tillott[7] (giáo viên vật lý của cô)
Dame Jocelyn Bell Burnell's voice
from the BBC programme The Life Scientific, ngày 25 tháng 10 năm 2011.[8]

Trục trặc khi nghe tập tin âm thanh này? Xem hướng dẫn.

Dame Susan Jocelyn Bell Burnell DBE FRS FRSE FRAS FInstP (/bɜːrˈnɛl/, sinh ngày 15 tháng 7 năm 1943) là một nhà vật lý thiên văn Bắc Ireland. Khi đang là một sinh viên sau đại học, bà đã phát hiện ra tín hiệu vô tuyến từ sao xung (pulsar) đầu tiên vào năm 1967.[9] Phát hiện của bà được ghi nhận là "một trong những thành tựu khoa học quan trọng nhất của thế kỷ XX". [10] Phát hiện này sau đó được trao giải Nobel Vật lý năm 1974 cho người hướng dẫn luận án của bà Antony Hewish[5][6] và nửa còn lại cho nhà thiên văn học Martin Ryle. Bell đã không được trao giải cùng, mặc dù là người đầu tiên phát hiện, quan sát và phân tích chính xác các sao xung.[11]

Bài báo công bố phát hiện các sao xung có 5 tác giả. Tên của Hewish được liệt kê đầu tiên, Bell đứng thứ hai. Hewish đã được trao giải Nobel, cùng với Martin Ryle, mà không có Jocelyn Bell Burnell với tư cách là người đồng nhận giải. Nhiều nhà thiên văn học nổi tiếng đã chỉ trích sự thiếu sót này,[12] bao gồm cả Sir Fred Hoyle.[13][14] Vào năm 1977, Bell Burnell đã làm giảm cuộc tranh luận này, nói rằng, "Tôi tin rằng giải Nobel sẽ mất đi danh giá nếu như nó được trao cho sinh viên nghiên cứu, ngoại trừ những trường hợp rất đặc biệt, và tôi không tin rằng tôi là một trong số họ." Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển, đã thông báo giải Nobel Vật lý năm 1974,[15] đã trích dẫn Ryle và Hewish cho công trình tiên phong của họ về vật lý thiên văn vô tuyến, nêu cụ thể đến công trình nghiên cứu của Ryle về kỹ thuật giao thoa vô tuyến cho các kính thiên văn và vai trò quyết định của Hewish trong việc khám phá các sao xung.

Bà là chủ tịch của Hội Thiên văn Hoàng gia Anh từ năm 2002 đến 2004, chủ tịch Viện Vật lý từ tháng 10/2008 đến tháng 10 năm 2010, và là chủ tịch lâm thời sau cái chết của người kế nhiệm Marshall Stoneham vào đầu năm 2011. Bà đã trao toàn bộ khoản tiền thưởng trị giá 2.3 triệu bảng của Giải đặc biệt của giải Đột phá trong Vật lý cơ bản năm 2018 để giúp phụ nữ, dân tộc thiểu số, và học sinh tị nạn trở thành nhà nghiên cứu vật lý. [16][17]

Tiểu sử

Jocelyn Bell, tháng 6 năm 1967

Jocelyn Bell sinh ở Lurgan, Bắc Ireland trong gia đình của M. Allison và G. Philip Bell.[2][1] Cha của bà là kiến trúc sư đã giúp thiết kế cung thiên văn Armagh Planetarium,[18] và trong những lần đến chơi, cô được mọi người ở đây khuyến khích theo đuổi ngành thiên văn học chuyên nghiệp.[19] Jocelyn Bell cũng tìm hiểu các sách của cha mình về thiên văn học.

Bà lớn lên ở Lurgan và theo học Khoa dự bị[a] của Cao đẳng Lurgan từ năm 1948 đến 1956,[2] nơi mà cô, giống như các nữ sinh khác, không được phép học khoa học cho đến khi cha mẹ cô (và những người khác) phản đối chính sách của trường. Trước đây, chương trình học của các nữ sinh bao gồm những chủ đề như nấu ăn và học thêu chữ thập thay vì các môn khoa học.[21]

Cô thi hỏng trong kỳ thi mười một cộng và cha mẹ cô gửi cô tới Trường Mount, York,[1] một trường nội trú nữ sinh Quaker.

Năm 1965, bà tốt nghiệp trường đại học Glasgow chuyên ngành vật lý. Năm 1969, bà bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Đại học Cambridge. Trong thời gian ở đại học Cambridge, Jocelyn Bell đã làm việc trong nhóm nghiên cứu do nhà vật lý thiên văn Antony Hewish chỉ đạo với nhiệm vụ xây dựng dãy ăngten thu sóng vô tuyến (Interplanetary Scintillation Array) của đài thiên văn Mullard (MRAO) để quan sát các quasar. Năm 1967, bà đã phát hiện ra những tín hiệu vô tuyến đầu tiên của một sao xung.

Sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, Jocelyn Bell Burnell đã tham gia giảng dạy tại rất nhiều trường đại học ở Anh và Hoa Kỳ. Trong thời gian từ năm 2002 đến năm 2004, bà là chủ tịch của Hội thiên văn Hoàng gia. Năm 1974, Antony Hewish đã được trao một phần giải thưởng Nobel vật lý về các nghiên cứu trong lĩnh vực quan sát thiên văn tại bước sóng radio và phát hiện ra pulsar. Có một tranh cãi, đó là Jocelyn Bell không được trao một phần giải Nobel, mặc dù bà cũng đứng tên trong báo cáo khoa học về sự phát hiện ra pulsar. Tuy nhiên, bà đã được trao rất nhiều huân chương, giải thưởng cao quý khác ghi nhận những cống hiến của bà cho vật lý thiên văn hiện đại.

Ghi chú

  1. ^ Khoa dự bị của Cao đẳng Lurgan đóng cửa năm 2004,[20] trường cao đẳng này trở thành một trường chuyên cho học sinh tuổi 14–19.

Tham khảo

  1. ^ a b c Who's Who 2017.
  2. ^ a b c Lurgan Mail 2007.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFLurgan_Mail2007 (trợ giúp)
  3. ^ Bell Burnell 2007, tr. 579–581.
  4. ^ Bell 1968.
  5. ^ a b Hewish và đồng nghiệp 1968, tr. 709.
  6. ^ a b Pilkington và đồng nghiệp 1968, tr. 126.
  7. ^ AIP 2000.
  8. ^ The Life Scientific 2011.
  9. ^ Cosmic Search Vol. 1.
  10. ^ BBC Scotland 2014.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFBBC_Scotland2014 (trợ giúp)
  11. ^ Hargittai 2003, tr. 240.
  12. ^ Westly 2008.
  13. ^ Judson 2003.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFJudson2003 (trợ giúp)
  14. ^ McKie 2010.
  15. ^ Nobelprize.org 1974.
  16. ^ Sample 2018.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFSample2018 (trợ giúp)
  17. ^ Kaplan & Farzan 2018.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFKaplanFarzan2018 (trợ giúp)
  18. ^ Johnston 2007, tr. 2–3.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFJohnston2007 (trợ giúp)
  19. ^ Bertsch McGrayne 1998.
  20. ^ Lịch sử Cao đẳng Lurgan.Lỗi sfn: không có mục tiêu: CITEREFLịch_sử_Cao_đẳng_Lurgan (trợ giúp)
  21. ^ Jocelyn Bell Burnell 2016.

Đọc thêm

  • Addley, Esther (ngày 16 tháng 6 năm 2007). “From Russia with gong”. The Guardian. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2015.
  • Allan, Vicky (ngày 5 tháng 1 năm 2015). “Face to Face: science star who went under the radar of Nobel Prize judges”. The Herald. Glasgow. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2015.
  • Bakewell, Joan (ngày 9 tháng 11 năm 2010). “Interview with Jocelyn Bell Burnell”. Belief. BBC. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2010.
  • “Beatrice M. Tinsley Prize”. American Astronomical Society. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2015.
  • “Beautiful Minds, Series 1”. BBC Four. ngày 25 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2015.
  • “Beautiful Minds, Series 1, Jocelyn Bell Burnell (Part 1 of 3)”. BBC Four. ngày 24 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2015.
  • “Bell Burnell, Dame (Susan) Jocelyn, (born ngày 15 tháng 7 năm 1943), astronomer; Visiting Professor of Astrophysics, University of Oxford, since 2004; President, Royal Society of Edinburgh, 2014–March 2018”. Who's Who (UK). Oxford University Press. ngày 1 tháng 12 năm 2017. doi:10.1093/ww/9780199540884.013.7157.
  • Bell Burnell, Jocelyn (ngày 26 tháng 10 năm 1995). “The woman who discovered pulsars: An Interview with Jocelyn Bell Burnell at NRAO (National Radio Astronomy Observatory)” (Phỏng vấn). Phóng viên Kate Marsh Weatherall; David G. Finley. Weatherall Technical Applications. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2018.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách phóng viên (liên kết)
  • Bell Burnell, Jocelyn (ngày 21 tháng 5 năm 2000). “Oral History Interviews: Jocelyn Bell Burnell” (Phỏng vấn). Phóng viên David DeVorkin. College Park, MD: AIP.
  • Bell Burnell, Jocelyn (2007). “Pulsars 40 Years on”. Science. 318 (5850): 579–581. doi:10.1126/science.1150039. ISSN 0036-8075. PMID 17962545.
  • Bell Burnell, Jocelyn (2013). A Quaker Astronomer Reflects: Can a Scientist Also Be Religious?. James Backhouse Lecture. Australia Yearly Meeting of the Religious Society of Friends (Quakers). tr. 11. ISBN 978-0-646-59239-8.
  • Bell Burnell, S.J. (2004). “So Few Pulsars, So Few Females”. Science. 304 (5670): 426–89. doi:10.1126/science.304.5670.489. PMID 15105461.
  • Bell Burnell, S. Jocelyn (1977). “Petit Four – After Dinner Speech published in the Annals of the New York Academy of Science Dec 1977”. Annals of the New York Academy of Sciences. 302: 685–689. doi:10.1111/j.1749-6632.1977.tb37085.x.
  • Bell, Susan Jocelyn (1968). The Measurement of radio source diameters using a diffraction method. repository.cam.ac.uk (Luận văn). University of Cambridge. doi:10.17863/CAM.4926. OCLC 500382385. EThOS uk.bl.ethos.449485.
  • Bertsch McGrayne, Sharon (1998). Nobel Prize women in science: their lives, struggles, and momentous discoveries . Secaucus, N.J.: Carol Pub. Group. ISBN 978-0-8065-2025-4. OCLC 39633911.
  • “Cosmic Search Vol. 1, No. 1 – Little Green Men, White Dwarfs or Pulsars?”.
  • “Council”. Institute of Physics. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 3 năm 2011.
  • “Dame Jocelyn Bell Burnell”. The Life Scientific. ngày 25 tháng 10 năm 2011. BBC Radio 4. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2014.
  • “Dame Jocelyn Bell Burnell Appointed Chancellor of the University of Dundee”. University of Dundee. ngày 20 tháng 2 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2018.
  • “Dame Jocelyn Bell Burnell to be Royal Society's first female president”. BBC Scotland. ngày 5 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2015.
  • “Dame Jocelyn Bell-Burnell – 2018 AstroFest Keynote Speaker”. Central West Astronomical Society. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2018.
  • “The discovery of pulsars”. Horizon. BBC. ngày 1 tháng 9 năm 2010. BBC Two.
  • “Dr Gavin Burnell: Associate Professor in Condensed Matter Physics”. Condensed Matter Physics Group, University of Leeds. 2010. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2018.
  • Eisberg, Joann (1997). “Jocelyn Bell Burnell (1943–)”. Trong Shearer, Benjamin F.; Shearer, Barbara (biên tập). Notable Women in the Physical Sciences: A Biographical Dictionary. Westport, CT and London: Greenwood Press. tr. 9–14. ISBN 978-0-313-29303-0.
  • “The Franklin Institute Awards | the Franklin Institute Science Museum”. Fi.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2015.
  • “Franklin Laureate Database – Albert A. Michelson Medal Laureates”. Franklin Institute. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2011.
  • Ghosh, Pallab (ngày 6 tháng 9 năm 2018). “Fund to counter physics 'white male bias'”. BBC News. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2018.
  • Gold, Lauren (ngày 6 tháng 7 năm 2006). “Discoverer of pulsars (aka Little Green Men) reflects on the process of discovery and being a female pioneer”. Cornell Chronicle.
  • Hargittai, István (2003). The road to Stockholm: Nobel Prizes, science, and scientists. Oxford University Press. tr. 240. ISBN 978-0-19-860785-4.
  • “Hawking receives Einstein Award”. Physics Today. 31 (4): 68. tháng 4 năm 1978. Bibcode:1978PhT....31d..68.. doi:10.1063/1.2995004. Jocelyn Bell Burnell, researcher on the staff of the Mullard Space Science Laboratory of University College London, is the recipient of the 1978 J. Robert Oppenheimer Memorial Prize.
  • “Herschel Medal Winners” (PDF). Royal Astronomical Society. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2016.
  • Hewish, A.; Bell, S. J.; Pilkington, J. D. H.; Scott, P. F.; Collins, R. A. (1968). “Observation of a Rapidly Pulsating Radio Source”. Nature. 217 (5130): 709. Bibcode:1968Natur.217..709H. doi:10.1038/217709a0.
  • “Jansky Home Page”. National Radio Astronomy Observatory. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2009.
  • “Jocelyn Bell Burnell”. QuakersInTheWorld web portal (QITW). Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2018.
  • “Dame Jocelyn Bell-Burnell: No asking, just telling”. Sigma Pi Sigma. ngày 24 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2016.
  • “Jocelyn Bell Burnell profile”. Contributions of 20th Century Women to Physics (CWP). Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2007.
  • “Jocelyn Bell Burnell retires as Dean”. University of Bath. ngày 16 tháng 8 năm 2004. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2007.
  • “Jocelyn Bell: the true star”. Belfast Telegraph. ngày 13 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2018.
  • Johnston, Colin (tháng 3 năm 2007). “Pulsar Pioneer visits us” (PDF). Astronotes. Armagh Planetarium. tr. 2–3. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2009.
  • Judson, Horace (ngày 20 tháng 10 năm 2003). “No Nobel Prize for Whining”. The New York Times. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2007.
  • Kaplan, Sarah; Farzan, Antonia Noori (ngày 8 tháng 9 năm 2018). “She made the discovery, but a man got the Nobel. A half-century later, she's won a $3 million prize”. The Wahington Post.
  • “Les lauréats des prix de l'Académie des sciences attribués en 2018” [2018 Laureates of the French Academy of Sciences Prize] (bằng tiếng Pháp). Académie des sciences. ngày 24 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2018.
  • “Lurgan College: School History”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2018.
  • “The Magellanic Premium of the American Philosophical Society”. American Philosophical Society. 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2009.
  • McKie, Robin (ngày 2 tháng 10 năm 2010). “Fred Hoyle: the scientist whose rudeness cost him a Nobel prize”. The Guardian.
  • McNaughton, Marion; Pegler, Linda; Arriens, Jan; Dale, Jonathan; Steven, Helen; Perks, Nick; Michaelis, Laurie (2007). Engaging with the Quaker Testimonies: a Toolkit. Quaker Books for Quaker Peace & Social Witness Testimonies Committee. ISBN 978-0-901689-59-7.
  • Merali, Zeeya (ngày 6 tháng 9 năm 2018). “Pulsar discoverer Jocelyn Bell Burnell wins $3-million Breakthrough Prize”. Nature. doi:10.1038/d41586-018-06210-w. ISSN 0028-0836.
  • Ouellette, Jennifer (ngày 6 tháng 9 năm 2018). “Jocelyn Bell Burnell wins $3 million prize for discovering pulsars”. Ars Technica. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2018.
  • Pilkington, J. D. H.; Hewish, A.; Bell, S. J.; Cole, T. W. (1968). “Observations of some further Pulsed Radio Sources”. Nature. 218 (5137): 126. Bibcode:1968Natur.218..126P. doi:10.1038/218126a0.
  • “President's medal recipients: Professor Dame Jocelyn Bell Burnell (full citation)”. Institute of Physics. 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2017.
  • “Press Release: The 1974 Nobel Prize in Physics”. Nobelprize.org. ngày 15 tháng 10 năm 1974. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2015.
  • “Professor Jocelyn Bell Burnell FRS – Spectrum of astronomy”. The Royal Society. 27 tháng 4 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2006.
  • “Queen's Birthday Honours 2007”. University of Oxford. ngày 18 tháng 6 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2007.
  • “QVMAG: Grote Reber Medal Winners: 2011 Winner: Professor Jocelyn Bell Burnell”. QVMAG. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2015.
  • “The Restless Universe: Some Highlights of Physics”. OpenLearn. The Open University. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2015.
  • “Royal Medal”. Royal Society. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2015.
  • Sample, Ian (ngày 6 tháng 9 năm 2018). “British astrophysicist overlooked by Nobels wins $3m award for pulsar work”. The Guardian. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2018.
  • “Special Breakthrough Prize in Fundamental Physics Awarded to Jocelyn Bell Burnell for Discovery of Pulsars” (Thông cáo báo chí). Breakthrough Prize. ngày 6 tháng 9 năm 2018. A Special Breakthrough Prize in Fundamental Physics can be awarded by the Selection Committee at any time, and in addition to the regular Breakthrough Prize awarded through the ordinary annual nomination process. Unlike the annual Breakthrough Prize in Fundamental Physics, the Special Prize is not limited to recent discoveries.
  • “Visiting star at college”. Lurgan Mail. ngày 13 tháng 2 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2018.
  • Walter, Claire (1982). Winners, the blue ribbon encyclopedia of awards. Facts on File. tr. 438. ISBN 978-0-87196-386-4.
  • Warren, Andrew; Thackray, Lucy (ngày 25 tháng 7 năm 2018). “The pioneer of pulsars pops into Parkes”. CSIROscope. Truy cập ngày 25 tháng 7 năm 2018.
  • Westly, Erica (ngày 6 tháng 10 năm 2008). “No Nobel for You: Top 10 Nobel Snubs”. Scientific American.
  • “Woman's Hour – the Power List 2013”. BBC. ngày 1 tháng 1 năm 1970. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2015.
  • “Women of the Year Prudential Lifetime Achievement Award”. Womenoftheyear.co.uk. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2015.
  • Coroniti, Ferdinand V.; Williams, Gary A. (2006). “Jocelyn Bell Burnell”. Trong Byers, Nina; Williams, Gary (biên tập). Out of the Shadows: Contributions of Twentieth-Century Women to Physics. Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-82197-1.

Liên kết ngoài

Video

  • Freeview video "Tick, Tick, Pulsating Star: How I Wonder What You Are?" A Royal Institution Discourse by the Vega Science Trust (accessed ngày 24 tháng 12 năm 2007).

Audio

  • Counterbalance Library: Bell Burnell talk "Science and the Spiritual Quest" (24 Minutes) Lưu trữ 2009-03-27 tại Wayback Machine (Accessed ngày 7 tháng 4 năm 2010).
  • University of Manchester – Jodcast Interview with Jocelyn Bell-Burnell

Sách

  • Biographical article, indicating Bell Burnell's beliefs and personal life, from California State Polytechnic University NOVA project. (Accessed ngày 24 tháng 12 năm 2007).
  • Irishwoman who discovered the "lighthouses of the universe" Irish Times.
  • x
  • t
  • s
Danh sách người nhận Huy chương Copley 2001–2050
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • BIBSYS: 1656998779723
  • CiNii: DA07039467
  • GND: 1089814178
  • ISNI: 0000 0000 4378 6489
  • LCCN: no92011218
  • MBA: 4a5843cc-e58d-4e9b-8f65-1acc0ad41fbd
  • NLI: 004648070
  • NLP: a0000003826468
  • NTA: 102642974
  • PLWABN: 9810536577005606
  • RERO: 02-A010987367
  • SUDOC: 13271955X
  • VIAF: 41405482
  • WorldCat Identities: lccn-no92011218