Jane Lưu

Jane Lưu
Jane Luu nói chuyện tại một hội thảo ở Stellafane, Vermont vào 3 tháng 8 năm 2011
Sinh1963 (60–61 tuổi)
Sài Gòn, Việt Nam Cộng hòa
Trường lớpViện Đại học Stanford,
Viện Đại học California-Berkeley,
Viện Công nghệ Massachusetts
Nổi tiếng vìKhám phá ra vành đai Kuiper
Giải thưởngAnnie J. Cannon Award in Astronomy (1991),
Shaw Prize về Thiên văn học (2012),
Giải Kavli về Vật lý thiên văn (2012)
Sự nghiệp khoa học
NgànhThiên văn học, Vật lý thiên văn
Nơi công tácĐại học Harvard,
MIT Lincoln Laboratory

Jane Lưu (tên tiếng Anh Jane X. Luu, tên tiếng Việt Lưu Lệ Hằng[1][2]) là một nhà thiên văn học người Mỹ gốc Việt sinh năm 1963[2]. Năm 1992, sau nhiều năm tìm kiếm, bà cùng đồng nghiệp và là thầy hướng dẫn David Jewitt đã khám phá ra vật thể đầu tiên trong vành đai Kuiper.[2] Nhờ những nghiên cứu sau đó về vành đai Kuiper mà hai người cùng với Michael E. Brown đã được trao giải thưởng Kavli năm 2012 của Na Uy trong lĩnh vực thiên văn vật lý.[3] Hai người cũng được trao giải Shaw năm 2012 về lĩnh vực thiên văn học. Từ năm 1994, bà là giảng sư khoa thiên văn học tại Đại học Harvard, là một đại học danh tiếng ở Hoa Kỳ và hiện làm việc tại Phòng thí nghiệm Lincoln tại Viện Công nghệ Massachusetts, một viện đại học danh tiếng khác.

Tuổi trẻ

Lưu Lệ Hằng sinh năm 1963 ở miền nam Việt Nam, lớn lên tại Sài Gòn. Cha bà là một thông dịch viên làm việc cho quân đội Hoa Kỳ. Ông đã dạy bà học tiếng Pháp khi còn nhỏ và nó trở thành nền tảng cho việc học tiếng Anh của bà sau này.[2]

Trong sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Lưu cùng gia đình di tản ra khỏi Việt Nam và tị nạn vào Hoa Kỳ. Sau khi ở trại tị nạn khoảng một tháng rưỡi, bà cùng gia đình đã đến tiểu bang Kentucky do họ có một vài người họ hàng ở đó. Trong chuyến thăm Jet Propulsion Laboratory đã thúc đẩy bà quyết định chọn ngành thiên văn học cho nghề nghiệp của mình.[4] bà thi đậu vào Viện Đại học Stanford và tốt nghiệp cử nhân vật lý năm 1984.[5]

Đồng khám phá ra thiên thể trong vành đai Kuiper

Khi làm nghiên cứu sinh tại Viện Đại học California-Berkeley[6]Viện Công nghệ Massachusetts, bà làm việc dưới sự hướng dẫn của David C. Jewitt.[4] Năm 1992, sau 5 năm quan sát, họ đã tìm thấy thiên thể đầu tiên trong vành đai Kuiper nhờ sử dụng kính thiên văn 2,2 mét của Viện Đại học Hawaii nằm ở Đài quan sát Mauna Kea, và nhờ đó đã thấy ra vành đai này với khoảng 70 ngàn thiên thạch (Kuiper Belt object, viết tắt KBO, hay còn gọi là Thiên thể ngoài Hải Vương Tinh)[7] Ký hiệu của thiên thể này là (15760) 1992 QB1, mà bà và Jewitt đặt cho nó là "Smiley".[5] khám phá này là một bước tiến lớn trong việc tìm hiểu lịch sử hình thành Hệ Mặt Trời.[3]

Về các thiên thạch trong vành đai Kuiper, giảng sư Lưu phát biểu:

"Chúng tôi đã kiếm thấy có hàng triệu thiên thạch ngoài đó, bên mép rìa Thái Dương Hệ, trong vành đai Kuiper giống như hành tinh Diêm Vương Tinh vậy.... Khám phá này làm hoàn toàn thay đổi quan niệm của chúng ta về định nghĩa hành tinh là gì."[8][9]

Năm 1991, Lưu nhận Giải thưởng Annie J. Cannon trong Thiên văn học từ Hội thiên văn học Hoa Kỳ. Năm 1992, bà nhận bằng tiến sĩ tại Viện Kỹ thuật Massachusetts, và nhận học bổng Hubble của Viện Đại học California-Berkeley. Tiểu hành tinh 5430 Luu được đặt theo tên của bà để vinh danh.[10][11][12]

Sự nghiệp

Sau khi nhận bằng tiến sĩ, Lưu làm giảng sư tại Đại học Harvard.[5] bà cũng đã làm giảng sư tại Viện Đại học Leiden ở Hà Lan.[4] Sau khi làm việc ở châu Âu, Lưu trở lại Hoa Kỳ và làm nhân viên kỹ thuật ở Phòng thí nghiệm Lincoln tại MIT.

Tháng 12 năm 2004, Luu và Jewitt thông báo họ tìm ra tinh thể băng nước trên tiểu hành tinh Quaoar, vật thể lớn nhất trong vành đai Kuiper được biết đến vào thời gian đó. Họ cũng thấy sự có mặt của amonia hydrat. Trong công bố, họ giả thuyết rằng những tinh thể băng được hình thành bên dưới bề mặt, sau đó chúng bị hất xới lên bề mặt sau những va chạm với các vật thể khác trong vành đai Kuiper trong thời gian một vài triệu năm.[13]

Cuộc sống cá nhân

Bà thích đi du lịch và từng làm việc cho tổ chức Hỗ trợ trẻ em ở Nepal,[cần dẫn nguồn] bà cũng thích các sinh hoạt bên ngoài và chơi cello. Bà đã gặp chồng, Ronnie Hoogerwerf, cũng là một nhà thiên văn học, khi họ còn ở Đại học Leiden, Hà Lan.[4]

Các tiểu hành tinh đã khám phá

Cùng với các đồng nghiệp, giảng sư Lưu đã tìm ra các tiểu hành tinh sau:

Tiểu hành tinh tìm thấy: 31
(10370) Hylonome1 27 tháng 2 năm 1995
(15760) 1992 QB11 30 tháng 8 năm 1992
(15809) 1994 JS1 11 tháng 5 năm 1994
(15836) 1995 DA21 24 tháng 2 năm 1995
(15874) 1996 TL661,2,3 9 tháng 10 năm 1996
(15875) 1996 TP661,2 11 tháng 10 năm 1996
(19308) 1996 TO661,2 12 tháng 10 năm 1996
(20161) 1996 TR661,2,3 8 tháng 10 năm 1996
(15883) 1997 CR291,2 3 tháng 2 năm 1997
(20108) 1995 QZ91 29 tháng 8 năm 1995
(20161) 1996 TR661,2,3 8 tháng 10 năm 1996
(24952) 1997 QJ41,2,4 28 tháng 8 năm 1997
(24978) 1998 HJ1511,2,5 29 tháng 4 năm 1998
(26375) 1999 DE92 20 tháng 2 năm 1999
(33001) 1997 CU291,2,3 6 tháng 2 năm 1997
(58534) Logos1,2,3 4 tháng 2 năm 1997
(59358) 1999 CL1581,2 11 tháng 2 năm 1999
(60608) 2000 EE1732,6 3 tháng 3 năm 2000
(66652) Borasisi1,2 8 tháng 9 năm 1999
(79360) Sila-Nunam1,2,3 3 tháng 2 năm 1997
(79969) 1999 CP1331,2 11 tháng 2 năm 1999
(79978) 1999 CC1581,2,7 15 tháng 2 năm 1999
(79983) 1999 DF91,2 20 tháng 2 năm 1999
(91554) 1999 RZ2151,2 8 tháng 9 năm 1999
(118228) 1996 TQ661,2,3 8 tháng 10 năm 1996
(129746) 1999 CE1191,2 10 tháng 2 năm 1999
(134568) 1999 RH2151,2 7 tháng 9 năm 1999
(137294) 1999 RE2151,2 7 tháng 9 năm 1999
(137295) 1999 RB2161,2 8 tháng 9 năm 1999
(148112) 1999 RA2161,2 8 tháng 9 năm 1999
(181708) 1993 FW1 28 tháng 3 năm 1993
1 cùng với David C. Jewitt
2 cùng với Chad Trujillo
3 cùng với Jun Chen
4 cùng với K. Berney
5 cùng với David J. Tholen
6 cùng với Wyn Evans
7 cùng với Scott S. Sheppard

Một số bài báo đã đăng

  • Phim tài liệu The Comet's Tale (2007) năm 2007, The Pluto Files năm 2010 và Chasing Pluto năm 2015[14]
  • Luu, Jane (2000). D.C. Jewitt and C. Trujillo. “Water ice in 2060 Chiron and its implications for Centaurs and Kuiper Belt objects”. Astrophysical Journal. 531 (2): L151–L154. arXiv:astro-ph/0002094. Bibcode:2000ApJ...531L.151L. doi:10.1086/312536. PMID 10688775.
  • Luu, Jane (1998). D.C. Jewitt. “Deep Imaging of the Kuiper Belt with the Keck 10-Meter Telescope”. Astrophysical Journal. 502: L91–L94. Bibcode:1998ApJ...502L..91L. doi:10.1086/311490.
  • Luu, Jane (1997). B. Marsden, D.C. Jewitt, C. Trujillo, C. Hegenrother, J. Chen and W. Offutt. “A New Dynamical Class of Object in the Outer Solar System”. Nature. 387 (6633): 573. Bibcode:1997Natur.387..573L. doi:10.1038/42413.
  • Luu, Jane (1996). D.C. Jewitt. “Color Diversity among the Centaurs and Kuiper Belt Objects”. Astronomical Journal. 112: 2310–2318. Bibcode:1996AJ....112.2310L. doi:10.1086/118184.
  • Bartusiak, Marcia (tháng 2 năm 1996). “The Remarkable Odyssey of Jane Luu”. Astronomy. 24: 46. Bibcode:1996Ast....24...46B.
  • Luu, Jane (1992). D.C. Jewitt. “High Resolution Surface Brightness Profiles of Near-Earth Asteroids”. Icarus. 97 (2): 276–287. Bibcode:1992Icar...97..276L. doi:10.1016/0019-1035(92)90134-S.
  • Luu, Jane (1991). “CCD Photometry and Spectroscopy of Outer Jovian Satellites”. Astronomical Journal. 102: 1213–1225. Bibcode:1991AJ....102.1213L. doi:10.1086/115949.
  • Crystalline Ice on Kuiper Belt Object (50000) Quaoar (viết cùng với David Jewitt, số ngày 9 tháng 12 năm 2004 trên Nature)
  • The Shape Distribution of Kuiper Belt Objects (viết cùng với Pedro Lacerda, tháng 6 năm 2003)
  • Accretion in the Early Kuiper Belt I. Coagulation and Velocity Evolution (viết cùng với Scott J. Kenyon, số tháng 5 năm 1998 trên Astronomical Journal)
  • Optical and Infrared Reflectance Spectrum of Kuiper Belt Object 1996 TL66 (viết cùng với D.C. Jewitt, tháng 1 năm 1998)
  • NASA Astrophysics Data System publication listing, Danh sách hơn 200 bài báo của Jane Lưu.

Các giải thưởng

  • 1991 Annie J. Cannon Award in Astronomy [15]
  • 2012 Giải Shaw về Thiên văn học [16]
  • 2012 Giải Kavli về vật lý thiên văn vì "Phát hiện và mô tả vành đai Kuiper và các thành viên lớn nhất của nó, công việc mà dẫn đến một bước tiến lớn trong sự hiểu biết về lịch sử của hệ thống hành tinh của chúng ta."[3]
  • Jane Lưu cũng là một thành viên của Viện hàn lâm Khoa học Na Uy[17]

Xem thêm

  • 5430 Luu, tiểu hành tinh đặt theo tên của bà.

Tham khảo

  1. ^ Bảo Anh (ngày 7 tháng 2 năm 2010). “Có một ngôi sao mang tên Việt 5430 Luu”. Lao động.
  2. ^ a b c d The remarkable odyssey of Jane Luu
  3. ^ a b c “Giải Kavli 2012”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2012.
  4. ^ a b c d An Interview With... Jane Luu 21/3/2003
  5. ^ a b c Scoping the Cosmos, Erika Check, 1999
  6. ^ The Kuiper Belt
  7. ^ University of Hawaii 2.2-meter telescope - Public Information, Richard J. Wainscoat 2005
  8. ^ Người Việt đầu tiên được đặt tên cho một thiên thạch, VnExpress, 16/9/2005, trích lại từ báo Thanh Niên
  9. ^ Tuần báo Văn Hóa Thể thao Trẻ, số ra ngày 15 tháng 9 năm 2005 tại Dallas, Hoa Kỳ
  10. ^ John Keith Davies (2001). Beyond Pluto: Exploring the Outer Limits of the Solar System. Cambridge University Press. tr. 219.
  11. ^ Marquis Who's Who. 2006.
  12. ^ Người Việt đầu tiên được đặt tên cho một thiên thạch, VnExpress, 16/9/2005 (theo Thanh Niên)
  13. ^ Chang, Kenneth (ngày 9 tháng 12 năm 2004). “nhà thiên văn họcs Entertain Visions of Icy Volcanoes in Faraway Places”. The New York Times. tr. A33.
  14. ^ Jane Lưu trên IMDb
  15. ^ “Annie J. Cannon Award in Astronomy”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2012.
  16. ^ The Shaw Prize in Astronomy 2012 Lưu trữ 2017-10-20 tại Wayback Machine Hong Kong 29/5/2012
  17. ^ Group 2: Astronomy, Physics and Geophysics The Natural Sciences Division. The Norwegian Academy of Science and Letters. Truy cập 10/5/2016

Liên kết ngoài

  • Jane Luu (American astronomer) tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
  • Hữu Thiện, Jane Lưu lên núi ngắm sao..., Vietnamnet, 2004
  • Có ngôi sao mang tên cô gái Việt, Hồ Trung Tú, 24 tháng 6 năm 2013
  • Comet Impact on McMaster David Fleming, (tháng 11 năm 2001)
Dữ liệu nhân vật
TÊN Luu, Jane
TÊN KHÁC
TÓM TẮT nhà thiên văn học
NGÀY SINH 1963
NƠI SINH
NGÀY MẤT
NƠI MẤT