Huyền phù

Huyền phù bột mì trong nước.

Huyền phù (nổi lơ lửng, từ phù có nghĩa là nổi và huyền là treo hay đeo lơ lửng) là một hệ gồm pha phân tán là các hạt rắn lơ lửng trong môi trường phân tán lỏng (hỗn hợp dị thể); các hạt rắn không tan hoặc khó tan vào môi trường phân tán.

Nếu để yên một huyền phù thì ngược lại với dung dịch, chất rắn có kích thước không nhỏ lắm sẽ lắng xuống dưới tạo thành một lớp cặn (sa lắng hay trầm tích). Chất lỏng phía trên có thể được chiết ra (lắng gạn) và tách chất rắn ra khỏi chất lỏng.

Ở các phần tử có kích thước nhỏ có thể tăng nhanh quá trình sa lắng bằng phương pháp ly tâm vì kích thước các phần tử rắn càng nhỏ thì sự sa lắng càng chậm.

Huyền phù đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực kĩ thuật như vật liệu sơn, vescni, giấy, vật liệu xây dựng...

Một vài ví dụ về thí nghiệm hóa học liên quan đến huyền phù:

2Cu(OH)2 + CO2 H2O + Cu2CO3(OH)2
(huyền phù) (kết tủa)
  • Điều kiện: Không có
Mg(OH)2 + 2CO2 Mg(HCO3)2
(huyền phù) (pha loãng)
  • Điều kiện: Ở nhiệt độ phòng

Ví dụ

  • Cát được khuấy lên trong nước biển.
  • Lớp cảm ứng ánh sáng trên phim và giấy ảnh (thường được gọi một cách sai lầm là nhũ tương)
  • Mực tàu
  • Dung dịch giữ thành trong thi công cọc nhồi bê tông

Đọc thêm

Tham khảo

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Vấn đề liên quan đến dung dịch
Dung dịch
Dung dịch lý tưởng • Dung dịch đệm• Dung dịch lỏng • Dung dịch rắn • Flory-Huggins • Hỗn hợp • Huyền phù • Dung dịch keo • Giản đồ pha • Eutecti • Hợp kim
Nồng độ
Bão hòa (hóa học) • Quá bão hòa • Molar solution • Percentage solution • Serial dilution
Độ hòa tan
Cân bằng tan • Tổng chất rắn hòa tan • Solvat hóa • Solvation shell • Biến thiên Enthalpy trong dung dịch • Năng lượng mạng tinh thể • Định luật Raoult • Định luật Henry • Bảng độ tan (giá trị) • Bảng tính tan
Dung môi
(thể loại) • Hằng số điện ly axit • Dung môi proton • Dung môi vô cơ • Solvat hóa
Bảng giá trị nghiệm sôi và lạnh của các dung môi • Hệ số phân tán • Độ phân cực • Chất ưa nướcChất kị nước • Ưa béo • Ưa nước và chất béo