Hợp chất gốc clo

Hợp chất gốc clo
Một hãng nước tẩy rửa có chứa hợp chất gốc clo
Dữ liệu lâm sàng
Đồng nghĩaHợp chất giải phóng clo,[1] Bột giặt giải phóng clo
Nhóm thuốcDisinfectant
Mã ATC
  • D08AX (WHO)
Các định danh

Các hợp chất giải phóng clo, còn được gọi là hợp chất gốc clo, là họ các hóa chất có thể giải phóng clo.[2] Chúng được sử dụng rộng rãi để khử trùng nước, thiết bị y tế, và các khu vực bề mặt cũng như tẩy trắng các vật liệu như vải.[2][3][4] Sự hiện diện của chất hữu cơ có thể làm hiệu quả khử trùng của hóa chất kém đi.[5] Chúng có thể có dạng bột và được được trộn với nước trước khi sử dụng.[2]

Các tác dụng phụ xảy ra nếu tiếp xúc trực tiếp có thể có như kích ứng da và bỏng hóa chất cho mắt.[2] Chúng cũng có thể gây ăn mòn và do đó có thể yêu cầu phải rửa sạch trên bề mặt.[5] Các hợp chất cụ thể trong họ này bao gồm natri hypochlorite, chloramine, halazone, chlorine dioxide và natri dichloroisocyanurate.[2][6] Chúng có hiệu quả chống lại nhiều loại vi sinh vật cũng như cả bào tử của các vi khuẩn.[5][6]

Các hợp chất giải phóng clo lần đầu tiên được sử dụng làm chất tẩy trắng vào khoảng năm 1785,[7] và được dùng làm chất khử trùng vào năm 1915.[8] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[9] Chi phí bán buôn ở các nước đang phát triển là khoảng 0,01 đến 0,02 USD / 500 mg loại chloramine.[10] Chúng được sử dụng rộng rãi trong cả ngành y tế và công nghiệp thực phẩm.[6]

Chú thích

  1. ^ Cheesbrough, Monica (2005). District Laboratory Practice in Tropical Countries (bằng tiếng Anh). Cambridge University Press. tr. 68. ISBN 9781139445290.
  2. ^ a b c d e WHO Model Formulary 2008 (PDF). World Health Organization. 2009. tr. 323–324. ISBN 9789241547659. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2017.
  3. ^ Lacasse, Katia; Baumann, Werner (2004). Textile Chemicals: Environmental Data and Facts (bằng tiếng Anh). Springer Science & Business Media. tr. 52. ISBN 9783540408154.
  4. ^ The Complete Technology Book on Detergents (2nd Revised Edition) (bằng tiếng Anh). Niir Project Consultancy Services. 2013. tr. 56. ISBN 9789381039199.
  5. ^ a b c Hayes, Richard (2013). Food Microbiology and Hygiene (bằng tiếng Anh) (ấn bản 2). Springer Science & Business Media. tr. 361. ISBN 9781461535461.
  6. ^ a b c Block, Seymour Stanton (2001). Disinfection, Sterilization, and Preservation (bằng tiếng Anh). Lippincott Williams & Wilkins. tr. 1082. ISBN 9780683307405.
  7. ^ Bartels, V. (2011). Handbook of Medical Textiles (bằng tiếng Anh). Elsevier. tr. 370. ISBN 9780857093691.
  8. ^ Alexander, Martin; Bloom, Barry R.; Hopwood, David A.; Hull, Roger; Iglewski, Barbara H.; Laskin, Allen I.; Oliver, Stephen G.; Schaechter, Moselio; Summers, William C. (2000). Encyclopedia of Microbiology, Four-Volume Set (bằng tiếng Anh) (ấn bản 2). Academic Press. ISBN 9780080548487.
  9. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  10. ^ “Chloramine”. International Drug Price Indicator Guide. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.