Hệ đo lường La Mã

Hệ đo lường chiều dài của La Mã

Đây là hệ đo lường được dùng chính thức ở Đế quốc La Mã(31 TCN - 476 SCN)và sau đó được tiếp tục sử dụng ở khu vực Tây Âu một thời gian dài trong thời kỳ Trung Cổ.Thậm chí ở một số nơi như nước Anh,các đơn vị này vẫn được sử dụng đến tận cuối thời Phục Hưng. Học giả La Mã Balbus(mất năm 100) đã tóm tắt hệ đo lường này trong cuốn"Trình bày và tính toán đo lường" của ông[1]:

  • 1 Digitus = 1,85 cm
  • 1 Uncia = 113 digitus = 2,46 cm hoặc 2,5 cm
  • 1 Palmus = 4 digitus, 3 uncia = 7,4 cm hoặc 7,5 cm
  • 1 Sextans = 3 palmus, 9 uncia, 12 digitus = 22,2 cm hoặc 22,5 cm
  • 1 Pes = 4 palmus, 12 uncia, 16 digitus = 29,6 cm hoặc 30 cm[2]

Trước thời Vespasian giá trị của 1 pes = 29,6 cm.Theo nghiên cứu từ congius của William Smith trong thời Vespasian thì từ sau năm 75 giá trị của 1 pes = 30 cm[3]

  • 1 Pes quadratus = 8 semipes(đơn vị độ dài bằng nửa pes) = 118,4 cm hoặc 120 cm
  • 1 Cubit = 2 Sextant, 6 palmus, 18 uncia = 44,4 cm hoặc 45 cm
  • 1 Gradus = 2,5 pes = 74 cm hoặc 75 cm
  • 1 Passus = 5 pes = 148 cm hoặc 150 cm
  • 1 Decempeda = 10 pes = 296 cm hoặc 300 cm
  • 1 Actus = 120 pes = 35,52 m hoặc 36 m
  • 1 stadium = 625 pes, 125 passus = 185 m hoặc 187,5 m
  • 1 p. = 1.000 pes = 296 m hoặc 300 m
  • 1 dặm La Mã = 1.000 passus = 1,48 km hoặc 1,5 km

Ngoài các đơn vị đo độ dài ở trên, người La Mã thỉnh thoảng cũng thêm các tiền tố như semi(một nửa), bi(đôi)... để mô tả chính xác chiều dài một vật nào đó; chẳng hạn như trong cuốn Lịch sử La Mã, Livius đã dùng bipalme mô tả 1 mũi tên có đầu nhọn dài 2 palm (14,8 cm) và semicubitalus cho chiều dài nửa cubit (22,2 cm) của cán mũi tên[4].

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Balbus,Trình bày và tính toán đo lường,http://www.thelatinlibrary.com/balbus.html
  2. ^ Từ năm 75 trở đi 1 pes = 30 cm
  3. ^ William Smith,Từ điển Hy Lạp và La Mã cổ,http://www.ancientlibrary.com/smith-dgra/ Lưu trữ 2005-10-26 tại Wayback Machine
  4. ^ Livius, Lịch sử La Mã, quyển 42, chương 65
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Hiện tại
Chung
  • SI
  • UK imperial system
  • United States customary units
  • Miến Điện
Đặc tả
  • Apothecaries'
  • Avoirdupois
  • Troia
  • astronomy
  • Electrical
  • Nhiệt độ
Tự nhiên
  • Atomic
  • Geometrized unit system
  • Lorentz–Heaviside units
  • Max Planck
  • Quantum chromodynamical
  • Stoney
Nền tảng
Mét
UK/US
  • Overview
  • Comparison
Lịch sử
Metric
Châu Âu
  • Cornish
  • Welsh
  • Irish
  • Scottish
  • Danish
  • Dutch
  • English
  • Finnish
  • French
  • German
  • Maltese
  • Norwegian
  • Polish
  • Portuguese
  • Romanian
  • Charka
  • Spanish
  • Swedish
Châu Á
Cổ đại
  • Arabic
  • Biblical and Talmudic
  • Egyptian
  • Greek
  • Indian
  • Mesopotamian
  • Persian
  • Hệ đo lường La Mã
Khác
  • Humour
  • N-body simulation
  • Modulor
  • Unusual