Gloriosa

Gloriosa
Gloriosa superba
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
Bộ (ordo)Liliales
Họ (familia)Colchicaceae
Tông (tribus)Colchiceae
Chi (genus)Gloriosa
L., 1753
Loài điển hình
Gloriosa superba
L., 1753
Các loài
Xem trong bài
Danh pháp đồng nghĩa[1]
  • Methonica Gagnebin, 1755
  • Mendoni Adans., 1763
  • Eugone Salisb., 1796
  • Clinostylis Hochst., 1844
  • Littonia Hook., 1853

Gloriosa là chi thực vật có hoa trong họ Colchicaceae.[2]

Các loài trong chi này là bản địa nhiệt đới miền nam châu Phi và miền nam châu Á (Yemen, Ấn Độ, Đông Nam Á), du nhập vào Australia và được gieo trồng ở nhiều nơi. Một số loài được trồng làm cây cảnh.

Các loài

11 loài hiện tại được công nhận (10/2018)[3]

  • Gloriosa baudii (A.Terracc.) Chiov., 1916 - Ethiopia, Somalia, Kenya.
  • Gloriosa carsonii Baker, 1895 - Trung, đông và nam châu Phi.
  • Gloriosa flavovirens (Dammer) J.C.Manning & Vinn., 2007 - Angola.
  • Gloriosa lindenii (Baker) J.C.Manning & Vinn., 2007 - Trung và đông nam châu Phi.
  • Gloriosa littonioides (Welw. ex Baker) J.C.Manning & Vinn., 2007 - Trung và trung nam châu Phi.
  • Gloriosa modesta (Hook.) J.C.Manning & Vinn., 2007 - Miền nam châu Phi.
  • Gloriosa revoilii (Franch.) J.C.Manning & Vinn., 2007 - Đông bắc châu Phi, Yemen.
  • Gloriosa rigidifolia (Bredell) J.C.Manning & Vinn., 2007 - Limpopo.
  • Gloriosa sessiliflora Nordal & Bingham, 1998 - Angola, Zambia, Caprivi.
  • Gloriosa simplex L., 1767 - Châu Phi hạ Sahara, Madagascar.
  • Gloriosa superba L., 1753 - Châu Phi hạ Sahara, Madagascar, Seychelles, tiểu lục địa Ấn Độ, Đông Nam Á: Ngọt nghẹo, ngoắt nghoẻo, ngót nghoẻo, gia lan.

Độc dược học

Các bộ phận của các loài Gloriosa đều chứa colchicin, tập trung chủ yếu ở rễ và hạt. Liều gây tử vong của colchicin là khoảng 6 mg/kg,[4]. Gloriosa superba đã từng được sử dụng làm thuốc độc để tự sát.[5]

Biểu tượng

Gloriosa superba là quốc hoa của Zimbabwe (tại đây nó là loài được bảo vệ). Một ghim cài áo hình hoa Gloriosa superba làm từ kim cươngplatin là quà tặng từ Nam Rhodesia (nay là Zimbabwe) cho Elizabeth II trong chuyến viếng thăm năm 1947 khi bà còn là công chúa kế vị.[6][7] Nó là bang hoa của bang Tamil Nadu ở Ấn Độ. Nó cũng là quốc hoa của Tamil Eelam (nhà nước do phong trào Những con Hổ giải phóng Tamil đề xuất thành lập) và được trưng bày trong vai trò như vậy trong ngày Maaveerar.

Chú thích

  1. ^ Gloriosa”. World Checklist of Selected Plant Families. Royal Botanic Gardens, Kew. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2018.
  2. ^ Gloriosa”. The Plant List. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2013.[liên kết hỏng]
  3. ^ “Search for Gloriosa”. World Checklist of Selected Plant Families. Royal Botanic Gardens, Kew. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2018.
  4. ^ Martindale - the Extra Pharmacopoeia
  5. ^ Allender W. J. (1982) J. Forensic Sci. 27: 944-947.
  6. ^ Royal Collection
  7. ^ The Queen’s Jewellery: flame lily brooch

Tham khảo

  • Tư liệu liên quan tới Gloriosa tại Wikimedia Commons
  • Dữ liệu liên quan tới Gloriosa tại Wikispecies
Thẻ nhận dạng đơn vị phân loại
  • Wikidata: Q1454851
  • Wikispecies: Gloriosa
  • APDB: 191002
  • APNI: 78642
  • BOLD: 306005
  • EoL: 33237
  • EPPO: 1GLOG
  • FloraBase: 49049
  • FNA: 113703
  • FoAO2: Gloriosa
  • FoC: 113703
  • GBIF: 2740022
  • GRIN: 5006
  • iNaturalist: 142346
  • IPNI: 24299-1
  • IRMNG: 1024710
  • ITIS: 500299
  • NCBI: 41219
  • NZOR: 16eadbb6-02ed-4061-a1d6-1bc9b0b3dfaf
  • PLANTS: GLORI
  • POWO: urn:lsid:ipni.org:names:24299-1
  • Tropicos: 40015080
  • WCSP: 307962


Hình tượng sơ khai Bài viết về Họ Bả chó (Colchicaceae) này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s