Gia Nghĩa

Gia Nghĩa
Thành phố thuộc tỉnh
Thành phố Gia Nghĩa
Một khu du lịch tại thành phố Gia Nghĩa
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngTây Nguyên
TỉnhĐắk Nông
Trụ sở UBNDSố 02 Võ Văn Tần, phường Nghĩa Tân
Phân chia hành chính6 phường, 2 xã
Thành lập
  • 27/6/2005: thành lập thị xã Gia Nghĩa[1]
  • 1/1/2020: thành lập thành phố Gia Nghĩa[2]
Loại đô thịLoại III
Năm công nhận2015[3]
Địa lý
Tọa độ: 11°59′57″B 107°41′1″Đ / 11,99917°B 107,68361°Đ / 11.99917; 107.68361
MapBản đồ thành phố Gia Nghĩa
Gia Nghĩa trên bản đồ Việt Nam
Gia Nghĩa
Gia Nghĩa
Vị trí thành phố Gia Nghĩa trên bản đồ Việt Nam
Diện tích284,11 km²
Dân số (2021)
Tổng cộng68.215 người[4]
Mật độ240 người/km²
Dân tộcKinh, Mạ, M’Nông, Thái, Nùng, Tày, Mường, H’Mông, Khmer, Dao, Gia Rai, Hoa, Êđê, Chơ Ro, Sán Chay, Sán Dìu, Xơ Đăng.
Khác
Mã hành chính660[5]
Mã bưu chính660xxx
Mã điện thoại261
Biển số xe48-B1
Websitegianghia.daknong.gov.vn
  • x
  • t
  • s

Gia Nghĩa là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Đắk Nông, Việt Nam.

Địa lý

Vị trí địa lý

Thành phố Gia Nghĩa nằm về phía tây nam của khu vực Tây Nguyên và phía nam tỉnh Đắk Nông, nằm trên cao nguyên Mơ Nông và có độ cao trung bình là 600 m so với mực nước biển, cách Thành phố Hồ Chí Minh 225 km, cách thành phố Buôn Ma Thuột 120 km, cách thành phố Đà Nẵng 667 km và cách thủ đô Hà Nội 1.400 km, có vị trí địa lý:

Thành phố Gia Nghĩa có diện tích 284,11 km², dân số năm 2019 là 63.046 người[6], mật độ dân số đạt 222 người/km².

Thành phố Gia Nghĩa có địa hình phức tạp, bao gồm nhiều dãy đồi núi mấp mô xen kẽ nhiều khe suối tự nhiên lớn, nhỏ tạo thành dạng địa hình bị chia cắt mạnh. Địa hình thành phố có hướng thấp dần từ bắc xuống nam, từ đông sang tây, có trục Quốc lộ 14 là trục giao thông xương sống quan trọng gắn kết các trung tâm kinh tế của vùng với các vùng lân cận; có Quốc lộ 14C là trục gắn kết các khu kinh tế cửa khẩu dọc hành lang biên giới, có Quốc lộ 28 kết nối đô thị với Đà Lạt - trung tâm du lịch của cả nước.

Với vị trí địa lý thuận lợi tạo điều kiện cho tỉnh Đắk Nông nói chung và thành phố Gia Nghĩa nói riêng có thể mở rộng giao lưu với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Duyên hải miền Trung, tăng cường liên kết giữa Đắk Nông với các tỉnh thuộc Đông Bắc Campuchia về mở rộng thị trường, phát triển hợp tác liên vùng và Quốc tế.

Gia Nghĩa được xem là một đô thị hạt nhân có chức năng chuyển tiếp các hoạt động từ vùng Tây Nguyên tới vùng Đông Nam Bộ (vùng phát triển năng động nhất cả nước) kết nối với vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ - một hướng mở ra cảng biển để vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn. Đồng thời là một hạt nhân bổ trợ chức năng kết nối các hoạt động theo hành lang Đông Tây và tiểu vùng Sông Mê Kông mở rộng, liên kết với các khu vực phát triển nhằm thúc đẩy các lợi thế so sánh của khu vực.

Thành phố có nhiều lợi thế về vị trí địa lý và là đô thị quan trọng trong vùng Tây Nguyên và của Việt Nam (trung tâm công nghiệp bôxit), có sức hút và tác động rộng lớn đối với các tỉnh xung quanh và quốc tế.

Điều kiện tự nhiên

Thành phố Gia Nghĩa có khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa mưa và mùa khô phân biệt rõ rệt. Mùa mưa kéo dài 7 tháng từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau[7]. Trong đó mùa mưa tổng lượng mưa chiếm 80% lượng mưa cả năm, lượng mưa trình bình năm: 2.503 mm, lượng mưa tháng khô nhất 12,2mm. Độ ẩm không khí trung bình năm 85%. Độ cao so với mực nước biển trên 600m. Nhiệt độ trung bình năm 22,4 °C, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất 20,1 °C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất 23,9 °C[7].

Khí hậu

Dữ liệu khí hậu của Gia Nghĩa
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 33.5 35.7 36.5 37.1 35.6 33.5 33.0 32.5 33.2 32.4 33.0 32.9 37,1
Trung bình cao °C (°F) 28.4 30.5 31.9 31.9 30.6 28.9 28.3 28.0 28.4 28.7 28.0 27.0 29,2
Trung bình ngày, °C (°F) 20.5 21.8 23.3 24.2 24.2 23.6 23.1 23.0 23.1 22.8 22.2 20.8 22,7
Trung bình thấp, °C (°F) 15.2 15.8 17.8 19.6 20.9 20.8 20.5 20.6 20.4 19.5 18.6 16.8 18,9
Thấp kỉ lục, °C (°F) 7.6 7.8 9.5 13.2 17.0 16.6 17.1 17.0 16.2 11.4 10.7 8.3 7,6
Lượng mưa, mm (inch) 16.6
(0.654)
34.6
(1.362)
101.7
(4.004)
171.7
(6.76)
271.6
(10.693)
319.4
(12.575)
397.2
(15.638)
439.1
(17.287)
400.9
(15.783)
256.7
(10.106)
78.1
(3.075)
20.3
(0.799)
2.511,0
(98,858)
Độ ẩm 76.1 74.5 75.7 80.4 85.5 88.8 88.5 90.2 89.9 86.3 82.5 79.0 83,1
Số ngày mưa TB 2.8 4.3 10.2 14.8 22.2 24.6 26.8 28.0 26.8 21.1 9.7 3.9 196,3
Số giờ nắng trung bình hàng tháng 251.3 240.6 250.4 222.7 190.2 146.3 142.3 126.5 125.9 163.6 193.4 223.5 2.279,0
Nguồn: Vietnam Institute for Building Science and Technology[8]

Hành chính

Thành phố Gia Nghĩa có 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 6 phường: Nghĩa Đức, Nghĩa Phú, Nghĩa Tân, Nghĩa Thành, Nghĩa Trung, Quảng Thành và 2 xã: Đắk Nia, Đắk R’Moan.

Đơn vị hành chính Phường Nghĩa Đức Phường Nghĩa Phú Phường Nghĩa Tân Phường Nghĩa Thành Phường Nghĩa Trung Phường Quảng Thành Đắk Nia
Đắk R'Moan
Diện tích (km²) 16,98 12,88 18,54 3,17 12,28 77,59 93,55 49,12
Dân số 31/12/2021 (người) 7.423 6.777 9.036 10.733 11.354 6.284 11.026 5.582
Mật độ (người/km²) 437 526 487 3.386 925 81 118 114
Số đơn vị hành chính 5 tổ dân phố 8 tổ dân phố 6 tổ dân phố 10 tổ dân phố 6 tổ dân phố 7 tổ dân phố 7 thôn, 5 bon 7 thôn, 1 bon
Năm thành lập 2005 2005 2005 2005 2005 2020 2005
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2021 thành phố Gia Nghĩa[9]

Lịch sử

Trước năm 1975, Gia Nghĩa là tỉnh lỵ tỉnh tỉnh Quảng Đức cũ, khi đó Gia Nghĩa là cấp xã, có 3 thôn Nghĩa Đức, Nghĩa Thành, Nghĩa Tín. Sau khi tỉnh Quảng Đức nhập vào tỉnh Đắk Lắk, Gia Nghĩa trở thành thị trấn huyện lỵ huyện Đắk Nông.

Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội ban hành Nghị quyết 22/2003/QH11 chia tỉnh Đắk Lắk thành hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông[10], huyện Đắk Nông thuộc tỉnh Đắk Nông. Đồng thời, tỉnh lỵ tỉnh Đắk Nông đặt tại thị trấn Gia Nghĩa.

Ngày 27 tháng 6 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 82/2005/NĐ-CP[1]. Theo đó:

  • Thành lập thị xã Gia Nghĩa trên cơ sở tách thị trấn Gia Nghĩa và hai xã Đắk Nia, Quảng Thành thuộc huyện Đắk Nông
  • Đổi tên phần còn lại của huyện Đắk Nông thành huyện Đắk Glong
  • Thành lập 5 phường: Nghĩa Đức, Nghĩa Phú, Nghĩa Tân, Nghĩa Thành và Nghĩa Trung thuộc thị xã Gia Nghĩa trên cơ sở giải thể thị trấn Gia Nghĩa và điều chỉnh một phận diện tích tự nhiên và dân số của các xã Đắk Nia, Quảng Thành
  • Chia xã Quảng Thành thành 2 xã: Quảng Thành và Đắk R'Moan.

Sau khi thành lập, thị xã Gia Nghĩa có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 5 phường: Nghĩa Đức, Nghĩa Phú, Nghĩa Tân, Nghĩa Thành, Nghĩa Trung và 3 xã: Đắk Nia, Đắk R'Moan, Quảng Thành.

Ngày 12 tháng 2 năm 2015, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 209/QĐ-BXD công nhận thị xã Gia Nghĩa là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Đắk Nông.[3]

Ngày 17 tháng 12 năm 2019, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 835/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020)[2]. Theo đó:

  • Thành lập phường Quảng Thành trên cơ sở toàn bộ 77,59 km² diện tích tự nhiên và 7.583 người của xã Quảng Thành
  • Thành lập thành phố Gia Nghĩa trên cơ sở toàn bộ 284,11 km² diện tích tự nhiên và 85.082 người của thị xã Gia Nghĩa.

Sau khi thành lập, thành phố Gia Nghĩa có 6 phường và 2 xã. Đây cũng là thị xã tỉnh lỵ cuối cùng của Việt Nam được nâng cấp lên thành phố thuộc tỉnh.

Dân số

Lịch sử phát triển dân số của thành phố Gia Nghĩa qua các năm
NămSố dân±%
2010 43.703—    
2011 45.701+4.6%
2012 49.321+7.9%
2013 52.494+6.4%
2014 54.517+3.9%
2015 56.649+3.9%
NămSố dân±%
2016 58.644+3.5%
2017 60.086+2.5%
2018 62.135+3.4%
2019 63.046+1.5%
2020 64.468+2.3%
2021 68.215+5.8%
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2021 thành phố Gia Nghĩa[9]

Văn hóa

Trên địa bàn thành phố Gia Nghĩa có 19 dân tộc cùng sinh sống bao gồm người Kinh, dân tộc Mạ, M’Nông, Thái, Nùng, Tày, Mường, H’Mông, Khơ me, Dao, Gia Rai, Hoa, Cao lan, Ê đê, Cho ro, Sán dìu, Sán chay, Sán chỉ, Xơ đăng, Kinh. Ngoài ra ở đây có 3 tôn giáo chính đang hoạt động gồm đạo Thiên chúa, đạo Tin lành, đạo Phật.

Hình ảnh

  • Cao nguyên Mơ Nông, Đắk Nông
    Cao nguyên Mơ Nông, Đắk Nông.jpg Cao nguyên Mơ Nông, Đắk Nông
  • Quốc lộ 14 đoạn qua thành phố Gia Nghĩa
    TX.Gia Nghĩa, Đắk Nông..jpg Quốc lộ 14 đoạn qua thành phố Gia Nghĩa
  • Trải nghiệm Thác Gia vĩ.jpg

Chú thích

  1. ^ a b “Nghị định 82/2005/NĐ-CP về việc thành lập thị xã Gia Nghĩa, thành lập các phường, xã thuộc thị xã Gia Nghĩa và đổi tên huyện Đắk Nông thành huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông”.
  2. ^ a b “Nghị quyết 835/NQ-UBTVQH14 năm 2019 về việc thành lập phường Quảng Thành thuộc thị xã Gia Nghĩa và thành phố Gia Nghĩa thuộc tỉnh Đắk Nông”.
  3. ^ a b “Quyết định số 209/QĐ-BXD về việc công nhận thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông là đô thị loại III”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2019.
  4. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên DAKNONG2021
  5. ^ Tổng cục Thống kê
  6. ^ Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - tỉnh Đắk Nông”. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2021.[liên kết hỏng]
  7. ^ a b Gia Nghĩa một đô thị mới giàu tiềm năng Lưu trữ 2012-07-26 tại Wayback Machine, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Đắk Nông.
  8. ^ “QCVN 02:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng”.
  9. ^ a b Trang thông tin điện tử thành phố Gia Nghĩa. “Niên giám thống kê năm 2021 thành phố Gia Nghĩa” (PDF). Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2022.
  10. ^ “Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh”.

Liên kết ngoài

  • UBND thành phố Gia Nghĩa - Đắk Nông
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • x
  • t
  • s
Thành phố (1)

Gia Nghĩa (tỉnh lỵ)

Huyện (7)
Đơn vị hành chính thuộc tỉnh Đắk Nông
  • x
  • t
  • s
Danh sách đơn vị hành chính thuộc thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông
Phường (6)
Xã (2)
  • x
  • t
  • s
Danh sách thành phố tại Việt Nam
Trực thuộc
trung ương
Đô thị loại đặc biệt (2)
Đô thị loại I (3)
Thuộc TPTTTƯ (1)
Thuộc tỉnh (84)
Đô thị loại I (19)
Đô thị loại II (37)
Đô thị loại III (28)
  • x
  • t
  • s
8 Di sản thế giới
tại Việt Nam


45 Khu du lịch
cấp quốc gia
40 điểm du lịch
cấp quốc gia
24 trung tâm
du lịch quốc gia
12 đô thị du lịch
7 Vùng du lịch

7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái