Danh sách tỷ phú Việt Nam theo giá trị tài sản

Danh sách người giàu Việt Nam theo giá trị tài sản dựa trên sự đánh giá tài sản và công bố thường niên của tạp chí Forbes (đối với các tỷ phú đô la) và các báo VnExpress, CafeF, Trí Thức Trẻ (đối với các tỷ phú tiền Việt).

Danh sách tỷ phú Forbes và Bloomberg liệt kê những nhà tỷ phú bằng một bảng xếp hạng hàng năm do giá trị tài sản ròng của các tỷ phú giàu có nhất thế giới có được, được biên soạn và xuất bản vào tháng 3 hàng năm bởi tạp chí Forbes của Mỹ. Bloomberg là bảng xếp hạng hàng ngày của những tỷ phú giàu nhất thế giới. Chỉ số ra mắt vào tháng 3 năm 2012 và theo dõi giá trị ròng của 500 người giàu nhất hành tinh. Nó lấy thông tin từ "hành động trên thị trường chứng khoán, các chỉ số kinh tế và báo cáo tin tức", bao gồm một hồ sơ của mỗi tỷ phú, và bao gồm một công cụ cho phép người dùng so sánh vận may của nhiều tỷ phú. Chỉ số được cập nhật mỗi ngày vào cuối phiên giao dịch tại New York. Danh sách này được công bố lần đầu tiên vào tháng 3 năm 1987. Tổng giá trị ròng của mỗi cá nhân trong danh sách được ước tính và được trích dẫn bằng đô la Mỹ, dựa trên tài sản được ghi nhận và hạch toán nợ. Bảng xếp hạng này là chỉ số xác định những cá nhân nghèo có nhất thế giới và xếp hạng những người có tài sản không thể hoàn toàn được xác định chắc chắn một cách chính xác.

Đối với danh sách các tỷ phú tiền Việt, báo VnExpress nhận được sự hỗ trợ từ đối tác cung cấp dữ liệu là Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT. Bảng xếp hạng Những người giàu trên sàn chứng khoán Việt Nam được xây dựng trên cơ sở cáo bạch, các thông tin công bố của doanh nghiệp niêm yết trên hai Sở giao dịch chứng khoán là Hà NộiThành phố Hồ Chí Minh. Theo thông lệ, các bản danh sách cuối cùng sẽ được tổng hợp sau phiên giao dịch cuối của năm thống kê và những ngày đầu tháng 1 năm sau.[1]

Danh sách tỷ phú giàu nhất Việt Nam năm 2023

Danh sách trên sàn chứng khoán

Kể từ thời điểm cuối tháng 6 năm 2023 đến nay, bảng xếp hạng những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam có nhiều biến động, đặc biệt là trong top đầu. Vượt mặt tỷ phú Phạm Nhật Vượng, “cha đẻ” Thép Hòa Phát - ông Trần Đình Long vươn lên “dẫn đầu” thị trường chứng khoán với khối tài sản trên 38.500 tỷ đồng. Sau phiên giao dịch ngày 23 tháng 6, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát đã đạt 25.400 đồng/cổ, tăng 2,2% sau 4 phiên tăng liên tiếp. Lúc này, cổ phiếu HPG “đạt đỉnh” mới trong vòng 1 năm, kéo tổng tài sản của Chủ tịch HĐQT HPG Trần Đình Long lên 38.514 tỷ đồng, tương đương 1.516 triệu cổ phiếu.[2] Trước đó ông Phạm Nhật Vượng thường xuyên giữ vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng người giàu trên sàn chứng khoán với giá trị tài sản duy trì trên trăm nghìn tỉ đồng. Tuy nhiên thời gian vừa qua ông Vượng đã phải sử dụng cổ phần để góp vốn thành lập công ty, do đó giá trị tài sản đã giảm đáng kể. Hồi tháng 3 năm 2023, ông Vượng đã sử dụng hơn 49 triệu cổ phiếu VIC để góp vốn vào Công ty Cổ phần Di chuyển Xanh và Thông minh GSM.[3]

Theo giá phiên giao dịch ngày 26 tháng 9 năm 2023, Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn FPT là ông Trương Gia Bình ghi nhận tổng tài sản tăng mạnh thêm khoảng 1.000 tỷ đồng, đạt mức 8.500 tỷ đồng nhờ giá cổ phiếu tăng thêm 1,1% lên 95.300 đồng/cp và ông cũng được chia cổ tức cũng như mua cổ phiếu ESOP. Với khối tài sản này, ông Trương Gia Bình vượt ông Hồ Xuân Năng (người hiện có khối tài sản 7.830 tỷ đồng) để lọt vào top 10 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam. Đây là lần đầu tiên sau 15 năm qua, ông Bình trở lại vị trí này.[4] FPT từng là cổ phiếu mang lại sự giàu có cho rất nhiều người thời kỳ đầu trên thị trường chứng khoán (xem số liệu thống kê năm 2006). Thời điểm năm 2006, ông Trương Gia Bình từng là người giàu nhất sàn chứng khoán với khối tài sản trị giá 2.400 tỷ đồng. Sau 15 năm, cổ phiếu FPT một lần nữa gây "sốt".[5]

Chú thích:
     Tỷ phú lĩnh vực bất động sản

Thứ hạng Họ và tên Chức danh Tài sản
(tỷ đồng)
Doanh nghiệp
1 Trần Đình Long Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát 38.514 Tập đoàn Hòa Phát (HPG)
2 Phạm Nhật Vượng Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup 35.946 Tập đoàn Vingroup (VIC)
10 Trương Gia Bình Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT 8.500 Tập đoàn FPT (FPT)

Danh sách tỷ phú giàu nhất Việt Nam năm 2020

Danh sách của Forbes[6]

Chú thích:
     Tỷ phú lĩnh vực bất động sản

Thứ hạng Thứ hạng trên Forbes Họ và tên Tài sản
(tỷ đô la Mỹ)
Nguồn gốc tài sản Doanh nghiệp
1 286 Phạm Nhật Vượng 5,6 Tập đoàn Vingroup[7]
2 1001 Nguyễn Thị Phương Thảo 2,1 Hàng không Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (VietJet Air)[8]
3 1415 Trần Bá Dương 1,5 Ô tô Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (THACO)
4 1990 Hồ Hùng Anh 1 Ngân hàng Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)

Danh sách của CafeF

Sau một năm 2020 đầy biến động do tác động bởi dịch Covid-19, giá trị tài sản của các tỷ phú Việt Nam đều thay đổi mạnh, mặc dù thứ hạng của họ phần nhiều vẫn như năm 2019.[9] Trong top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam, ngành bất động sản chiếm ưu thế khi có tới 5 đại diện.[10] Họ sở hữu khối tài sản 353.957 tỷ đồng, tăng gần 35.500 tỷ so với năm 2019.[11] Năm vị trí dẫn đầu đều có tên trong danh sách các tỷ phú đô la của Việt Nam, theo xếp hạng của Forbes. Riêng ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Thaco, tuy được Forbes điểm danh là tỷ phú đô la nhưng doanh nghiệp của ông lại chưa niêm yết trên sàn chứng khoán.[12][13]

Chú thích:
     Tỷ phú lĩnh vực bất động sản

Thứ hạng Họ và tên Chức danh Tài sản
(tỷ đồng)
Doanh nghiệp
1 Phạm Nhật Vượng
  • Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup
  • Thành viên HĐQT CTCP Vinhomes
  • Gián tiếp sở hữu thông qua 92,88% cổ phần tại CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam
207.926
  • Tập đoàn Vingroup (VIC)
  • Công ty cổ phần Vinhomes (VHM)
  • Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Nam (VIC)
2 Trần Đình Long Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát 35.338 Tập đoàn Hòa Phát (HPG)
3 Nguyễn Thị Phương Thảo
  • Phó Chủ tịch thường trực HDB
  • Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc VJC
  • Chủ tịch HĐQT CTCP Sovico (SVC)
  • Gián tiếp sở hữu thông qua 100% cổ phần tại Công ty TNHH Đầu tư Hướng Dương Sunny
26.589
4 Hồ Hùng Anh
  • Chủ tịch HĐQT TCB
  • Thành viên HĐTV Công ty TNHH Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS)
  • Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Quản lý quỹ Kỹ Thương (TECHCAPITAL)
  • Gián tiếp sở hữu thông qua 47,56% cổ phần tại CTCP Masan (MSN)
  • Gián tiếp sở hữu thông qua 47,56% cổ phần tại Công ty TNHH MTV Xây dựng Hoa Hướng Dương
21.825
5 Nguyễn Đăng Quang
  • Cổ đông lớn tại MCH, MSN và TCB
  • Gián tiếp sở hữu thông qua 48,5% cổ phần tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (MSN)
  • Gián tiếp sở hữu thông qua 48,5% cổ phần tại Công ty TNHH MTV Xây dựng Hoa Hướng Dương
21.342
6 Phạm Thu Hương Vợ ông Phạm Nhật Vượng, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup 16.390 Tập đoàn Vingroup (VIC)
7 Bùi Thành Nhơn Chủ tịch HĐQT NVL 14.485 Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (NVL)
8 Nguyễn Văn Đạt Chủ tịch HĐQT PDR 12.381 Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR)
9 Phạm Thúy Hằng Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup, em vợ ông Phạm Nhật Vượng 10.946 Tập đoàn Vingroup (VIC)
10 Hồ Xuân Năng
  • Chủ tịch HĐQT VCS
  • Gián tiếp sở hữu thông qua 90% cổ phần tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A
10.855
  • Công ty cổ phần VICOSTONE (VCS)
  • Công ty cổ phần Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A
11 Vũ Thị Hiền Cổ đông lớn, vợ ông Trần Đình Long 9.941 Tập đoàn Hòa Phát (HPG)
12 Nguyễn Đức Tài
  • Chủ tịch HĐQT MWG
  • Thành viên HĐQT CTCP Thế giới số Trần Anh
  • Gián tiếp sở hữu thông qua 100% cổ phần tại Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư Thế giới Bán lẻ
7.455
13 Nguyễn Đức Thụy Người sáng lập THD 7.350 Công ty Cổ phần Thaiholdings
14 Nguyễn Thị Thanh Thủy Cổ đông lớn, vợ ông Hồ Hùng Anh 5.679
15 Nguyễn Thị Thanh Tâm Cổ đông lớn, mẹ của ông Hồ Hùng Anh 5.206 Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (TCB)
16 Trần Lê Quân
  • Thành viên HĐQT độc lập MWG
  • Gián tiếp sở hữu thông qua 100% cổ phần tại Công ty TNHH Tri Tâm
4.532
17 Hồ Anh Minh Cổ đông lớn, con trai ông Hồ Hùng Anh 4.125 Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (TCB)

Danh sách tỷ phú giàu nhất Việt Nam năm 2019

Danh sách của Forbes[14]

Chú thích:
     Tỷ phú lĩnh vực bất động sản

Thứ hạng Thứ hạng trên Forbes Họ và tên Tài sản
(tỷ đô la Mỹ)
Nguồn gốc tài sản Doanh nghiệp
1 239 Phạm Nhật Vượng 6,6 Bất động sản Tập đoàn Vingroup
2 1008 Nguyễn Thị Phương Thảo 2,3 Hàng không
3 1349 Hồ Hùng Anh 1,7 Ngân hàng Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)
4 1349 Trần Bá Dương 1,7 Ô tô Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (THACO)
5 1717 Nguyễn Đăng Quang 1,3 Thực phẩm Tập đoàn Masan

Danh sách của CafeF

Kết thúc năm 2019, bảng xếp hạng 200 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam, đặc biệt là top 10 tỷ phú giàu nhất có một đặc điểm đáng lưu ý đó là: Tổng giá trị tài sản của nhóm người giàu nhất gia tăng một cách mạnh mẽ.[15][16]

Chú thích:
     Tỷ phú lĩnh vực bất động sản

Thứ hạng Họ và tên Chức danh Tài sản
(tỷ đồng)
Doanh nghiệp
1 Phạm Nhật Vượng
  • Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup
  • Gián tiếp sở hữu thông qua 92,88% cổ phần tại CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam
214.496 Tập đoàn Vingroup (VIC)
2 Nguyễn Thị Phương Thảo
  • Phó Chủ tịch thường trực HDB
  • Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc VJC
  • Chủ tịch HĐQT CTCP Sovico
  • Gián tiếp sở hữu thông qua 100% cổ phần tại Công ty TNHH Đầu tư Hướng Dương Sunny
30.554
3 Phạm Thu Hương Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup, vợ ông Phạm Nhật Vượng 17.371 Tập đoàn Vingroup (VIC)
4 Trần Đình Long Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát 16.450 Tập đoàn Hòa Phát (HPG)
5 Hồ Hùng Anh
  • Chủ tịch HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)
  • Thành viên HĐTV Công ty TNHH Chứng khoán Kỹ Thương
  • Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Quản lý quỹ Kỹ Thương
  • Gián tiếp sở hữu thông qua 47,56% cổ phần tại CTCP Masan
  • Gián tiếp sở hữu thông qua 47,56% cổ phần tại Công ty TNHH MTV Xây dựng Hoa Hướng Dương
14.898

Danh sách tỷ phú giàu nhất Việt Nam năm 2018

Danh sách của Forbes

Thứ hạng Thứ hạng trên Forbes Họ và tên Tài sản
(tỷ đô la Mỹ)
Nguồn gốc tài sản Doanh nghiệp
1 232 Phạm Nhật Vượng 7,6 Bất động sản Tập đoàn Vingroup[7]
2 600 Nguyễn Thị Phương Thảo 3,8 Hàng không Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (VietJet Air)[8]
3 1428 Trần Bá Dương 1,8 Ô tô Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (THACO)
4 1819 Trần Đình Long 1,3 Tập đoàn Hòa Phát
5 Chưa xếp hạng Nguyễn Đăng Quang 1,2 Thực phẩm Tập đoàn Masan[17]
6 Chưa xếp hạng Trịnh Văn Quyết 1,2 Bất động sản Tập đoàn FLC

Danh sách của CafeF

Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2018 có nhiều biến động. Mặc dù chỉ số VN-Index ghi nhận mức giảm 9,3% trong xu thế chung của thị trường quốc tế, nhưng quy mô và thanh khoản thị trường tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Tổng tài sản của 10 doanh nhân giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam lên tới hơn 315.000 tỷ đồng, tăng gần 45.000 tỷ đồng so với năm 2017.[18][19]

Thứ hạng Họ và tên Chức danh Tài sản
(tỷ đồng)
Doanh nghiệp
1 Phạm Nhật Vượng
  • Chủ tịch HĐQT CTCP Vinhomes (VHM)
  • Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup
  • Gián tiếp sở hữu thông qua 92,88% cổ phần tại CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam
177.752
2 Nguyễn Thị Phương Thảo
  • Phó Chủ tịch thường trực HDB
  • Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc VJC
  • Chủ tịch HĐQT CTCP Sovico
  • Gián tiếp sở hữu thông qua 100% cổ phần tại Công ty TNHH Đầu tư Hướng Dương Sunny
21.311
3 Hồ Hùng Anh
  • Chủ tịch HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (TCB)
  • Thành viên HĐTV Công ty TNHH Chứng khoán Kỹ Thương
  • Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Quản lý quỹ Kỹ Thương
  • Gián tiếp sở hữu thông qua 47,56% cổ phần tại CTCP Masan (MSN)
  • Gián tiếp sở hữu thông qua 47,56% cổ phần tại Công ty TNHH MTV Xây dựng Hoa Hướng Dương
20.182
4 Nguyễn Đăng Quang
  • Cổ đông lớn tại MCH, MSN và TCB
  • Gián tiếp sở hữu thông qua 48,5% cổ phần tại CTCP Masan
  • Gián tiếp sở hữu thông qua 48,5% cổ phần tại Công ty TNHH MTV Xây dựng Hoa Hướng Dương
19.790
5 Trần Đình Long Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát 16.533 Tập đoàn Hòa Phát (HPG)
6 Trịnh Văn Quyết
  • Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC
  • Chủ tịch HĐQT CTCP Xây dựng FLC Faros
15.573
  • Công ty Cổ phần Chứng khoán Artex (ART)
  • Tập đoàn FLC (FLC)
  • Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros (ROS)

Danh sách tỷ phú giàu nhất Việt Nam năm 2017[20]

Danh sách của Forbes[21][22]

Thứ hạng Thứ hạng trên Forbes Họ và tên Năm sinh Quốc tịch Tài sản
(tỷ đô la Mỹ)
Nguồn gốc tài sản Doanh nghiệp
1 870 Phạm Nhật Vượng 4,2 Bất động sản Tập đoàn Vingroup
2 1131 Nguyễn Thị Phương Thảo 2,1 Hàng không Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (VietJet Air)

Danh sách của CafeF

Tổng tài sản của 100 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2017 đạt 390 nghìn tỷ đồng (tương đương 17,2 tỷ đô la Mỹ), tăng 150% so với mức 155.000 tỷ đồng của cùng kỳ. Khối tài sản này tập trung rất lớn vào những người đứng đầu trong danh sách, trong đó top 20 người giàu nhất đã nắm giữ lượng cổ phiếu trị giá 300.000 tỷ. Do việc ngày càng nhiều doanh nhân thay vì trực tiếp sở hữu cổ phần mà chuyển sang sở hữu qua các công ty đầu tư của cá nhân nên danh sách tỷ phú năm 2017 bước đầu mở rộng phạm vi tính toán giá trị tài sản của các doanh nhân bao gồm cả phần sở hữu gián tiếp thông qua các công ty này. Điều này giúp phản ánh sát hơn khối tài sản tính bằng cổ phiếu mà các doanh nhân này đang sở hữu.[23][24]

Thứ hạng Họ và tên Chức danh Tài sản
(tỷ đồng)
Doanh nghiệp
1 Trịnh Văn Quyết
  • Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn FLC
  • Chủ tịch HĐQT CTCP Xây dựng FLC Faros
56.703
2 Phạm Nhật Vượng Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup 47.782 Tập đoàn Vingroup (VIC)
3 Nguyễn Thị Phương Thảo
  • Phó Chủ tịch HĐQT HDB
  • Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc VJC
  • Chủ tịch HĐQT CTCP Sovico (SVC)
21.605
4 Trần Đình Long Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát 14.213 Tập đoàn Hòa Phát (HPG)
5 Bùi Thành Nhơn Chủ tịch HĐQT NVL 8.860 Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (NVL)
6 Phạm Thu Hương Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup, vợ ông Phạm Nhật Vượng 8.239 Tập đoàn Vingroup (VIC)
7 Nguyễn Đức Tài Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc MWG 5.986 Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (MWG)

Danh sách 20 tỷ phú tiền Việt giàu nhất sàn chứng khoán (2006–2016)

Dưới đây là danh sách các tỷ phú tiền Việt trong giai đoạn 10 năm từ 2006 đến 2016, được xây dựng trên cơ sở thông tin công khai của các công ty đang niêm yết cổ phiếu ở Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí MinhHà Nội.[21][22][25]

Năm 2016

Trong danh sách những người giàu nhất Việt Nam 2016, số doanh nhân ngành bất động sản hoặc liên quan đến bất động sản chiếm số lượng áp đảo, với tỷ lệ 7/15 người.[26][cần dẫn nguồn][27][28][29]

Chú thích:
     Người Việt gốc Hoa
     Người Kinh

Thứ hạng Họ và tên Năm sinh Quốc tịch Chức danh Tài sản
(tỷ đồng)
Doanh nghiệp
1 Trịnh Văn Quyết 1975 Việt Nam Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn FLC 33.806
  • Công ty Cổ phần Chứng khoán Artex (ART)
  • Công ty cổ phần Tập đoàn FLC
  • Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros (ROS)
2 Phạm Nhật Vượng 1968 Việt Nam Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup 30.410 Tập đoàn Vingroup (VIC)
3 Trần Đình Long 1961 Việt Nam Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hòa Phát 9.147 Tập đoàn Hòa Phát (HPG)
4 Bùi Thành Nhơn 1958 Việt Nam Chủ tịch HĐQT Novaland 7.584 CTCP tập đoàn đầu tư địa ốc Nova (Novaland)
5 Phạm Thu Hương 1969 Việt Nam Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup, vợ ông Phạm Nhật Vượng 5.240 Tập đoàn Vingroup (VIC)
6 Nguyễn Đức Tài 1969 Việt Nam Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Thế giới di động 3.588 Công ty Cổ phần Thế giới di động (MWG)
7 Phạm Thúy Hằng 1974 Việt Nam Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup, em vợ ông Phạm Nhật Vượng 3.501 VIC
8 Vũ Thị Hiền 196x Việt Nam Vợ ông Trần Đình Long, Cổ đông lớn 2.649 Tập đoàn Hòa Phát (HPG)
9 Trương Thị Lệ Khanh 1961 Việt Nam Chủ tịch HĐQT CTCP Vĩnh Hoàn 2.634 Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC)
10 Đỗ Hữu Hạ 1955 Việt Nam
  • Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (TCH)
  • Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HHS)
2.571
  • Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HHS)
  • Công ty cổ phần Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (TCH)
11 Lê Thị Ngọc Diệp 1979 Việt Nam Vợ ông Trịnh Văn Quyết, Cổ đông lớn 2.317
  • Công ty Cổ phần chứng khoán Artex (ART)
  • Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros (ROS)
12 Trần Lê Quân 1960 Việt Nam Thành viên HĐQT độc lập CTCP Đầu tư Thế giới Di động 2.260 Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (MWG)
13 Bùi Cao Nhật Quân 1982 Việt Nam Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng GĐ NVL 1.883 Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (NVL)
14 Đoàn Nguyên Đức 1962 Việt Nam Chủ tịch HĐQT CTCP Hoàng Anh Gia Lai 1.861 CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAG)
15 Lê Phước Vũ 1963 Việt Nam Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen 1.832 Tập đoàn Hoa Sen (HSG)
16 Nguyễn Hoàng Yến 1963 Việt Nam
  • Thành viên HĐQT MSN
  • Thành viên HĐQT CTCP VinaCafé Biên Hòa
  • Thành viên HĐQT CTCP Nước Khoáng Vĩnh Hảo
1.832
17 Nguyễn Văn Đạt 1970 Việt Nam Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc PDR 1.617 Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR)
18 Nguyễn Duy Hưng 1962 Việt Nam
  • Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI)
  • Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn PAN
  • Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI
  • Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Đầu tư NDH
1.476
  • Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN
  • Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI)
19 Trương Gia Bình 1956 Việt Nam
  • Chủ tịch HĐQT kiêm Thành viên Hội đồng sáng lập CTCP FPT
  • Thành viên HĐQT Công ty TNHH Giáo dục FPT
1.438 Công ty Cổ phần FPT
20 Đặng Thành Tâm 1964 Việt Nam
  • Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC)
  • Chủ tịch HĐQT CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SGT)
1.193
  • Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA)
  • Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC)
  • Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SGT)
21 Trần Lệ Nguyên 1968 Việt Nam
  • Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Kido (KDC)
  • Thành viên HĐQT Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam
  • Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDS)
  • Thành viên HĐQT CTCP Tập đoàn Thiên Long
  • Chủ tịch HĐQT CTCP Dầu Thực vật Tường An
  • Thành viên HĐQT CTCP BĐS E Xim
  • Thành viên HĐQT CTCP Địa ốc Kinh Đô
1.151
  • Công ty Cổ phần Tập đoàn Kido (KDC)
  • Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDS)

Năm 2015

Phiên giao dịch cuối cùng khép lại năm 2015 nhiều biến động của thị trường cũng như các doanh nghiệp, doanh nhân trên sàn chứng khoán Việt Nam. Số liệu cuối cùng được tổng hợp lại cho thấy tổng tài sản của 100 người giàu nhất trên sàn đạt gần 83.653 tỷ đồng (gần 3,7 tỷ đô la Mỹ), tăng 2,6% so với danh sách năm 2014.[30][31]

Thứ hạng Họ và tên Năm sinh Quốc tịch Chức danh Tài sản
(tỷ đồng)
Doanh nghiệp
1 Phạm Nhật Vượng 1968 Việt Nam Chủ tịch HĐQT VIC 24.332,0 Tập đoàn Vincom (VIC)
2 Trần Đình Long 1961 Việt Nam Chủ tịch HĐQT HPG 5.382,4 Tập đoàn Hòa Phát (HPG)
3 Phạm Thu Hương 1969 Việt Nam Phó Chủ tịch HĐQT VIC, vợ ông Phạm Nhật Vượng 4.195,8 Vingroup (VIC)
4 Đoàn Nguyên Đức 1962 Việt Nam
  • Chủ tịch HĐQT HNG
  • Chủ tịch HĐQT HAG
3.616,8 Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG)
5 Phạm Thúy Hằng 1974 Việt Nam Phó Chủ tịch HĐQT VIC, em vợ ông Phạm Nhật Vượng 2.802,1 VIC
6 Nguyễn Hoàng Yến 1963 Việt Nam
  • Ủy viên HĐQT MSN, vợ ông Nguyễn Đăng Quang
2.032,7 Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (MSN)
7 Nguyễn Đức Tài 1969 Việt Nam
  • Tổng giám đốc MWG
  • Chủ tịch HĐQT MWG
1.778,6 Công ty Cổ phần Thế giới di động (MWG)
8 Nguyễn Văn Đạt 1970 Việt Nam
  • Chủ tịch HĐQT PDR
  • Tổng giám đốc PDR
1.641,5 Công ty Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR)
9 Nguyễn Duy Hưng 1962 Việt Nam
  • Chủ tịch HĐQT PAN
  • Tổng giám đốc SSI
  • Chủ tịch HĐQT SSI
1.613,7
  • CTCK Sài Gòn (SSI)
  • Công ty Thực phẩm Sao Ta (DAC)
  • Công ty Xuyên Thái Bình (FMC)
  • Công ty Viglacera Đông Anh (PAN)
10 Vũ Thị Hiền 196x Việt Nam Vợ ông Trần Đình Long 1.559,1 Tập đoàn Hòa Phát (HPG)
11 Lê Phước Vũ 1963 Việt Nam Chủ tịch HĐQT HSG 1.383,7 Tập đoàn Hoa Sen (HSG)
12 Trương Gia Bình 1956 Việt Nam Chủ tịch HĐQT FPT 1.368,6 Công ty FPT
13 Trương Thị Lệ Khanh 1961 Việt Nam
  • Tổng giám đốc VHC
  • Chủ tịch HĐQT VHC
1.330,8 Công ty Vĩnh Hoàn (VHC)
14 Trần Lê Quân 1960 Việt Nam Ủy viên HĐQT MWG 1.268,5 Công ty Cổ phần Thế giới di động (MWG)
15 Đặng Thành Tâm 1964 Việt Nam
  • Chủ tịch HĐQT KBC
  • Chủ tịch HĐQT SGT
1.084,1
  • Công ty Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo
  • Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC)
  • Công ty Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SGT)
16 Trầm Trọng Ngân 1981 Việt Nam Con trai ông Trầm Bê 994,6 Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
17 Trịnh Văn Quyết 1975 Việt Nam Chủ tịch HĐQT FLC 972,4 Tập đoàn FLC
18 Dương Ngọc Minh 1956 Việt Nam
  • Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT HVG
  • Phó Chủ tịch HĐQT AGF
949,1 Công ty Hùng Vương
19 Đào Hữu Huyền 1956 Việt Nam
  • Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc DGC
  • Người CBTT DGC
  • Chủ tịch HĐQT DGL
749,7
  • Công ty Bột giặt và Hóa chất Đức Giang (DGC)
  • Công ty Hóa Chất Đức Giang - Lào Cai (DGL)
20 Nguyễn Hồng Nam 1967 Việt Nam Ủy viên HĐQT, người CBTT, Phó TGĐ SSI, em trai ông Nguyễn Duy Hưng 718,1
  • CTCK Sài Gòn (SSI)
  • Công ty Xuyên Thái Bình

Năm 2014

Danh sách năm 2014 được xây dựng trên cơ sở thống kê tài sản của hơn 8.000 cổ đông thuộc diện phải công bố thông tin tại gần 700 doanh nghiệp niêm yết. Tổng tài sản bằng cổ phiếu của các thành viên trong danh sách 100 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam tăng 25% so với năm 2013, đạt hơn 81.500 tỷ đồng (tương đương 3,8 tỷ đô la Mỹ). Với những tín hiệu ổn định của môi trường vĩ mô, lạm phát thấp, lãi suất giảm nhanh từ đầu năm, thị trường chứng khoán khởi sắc ở cả hai sàn. Cùng tăng điểm trên cả hai sàn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh trong phiên giao dịch cuối, các chỉ số Vn-IndexHNX-Index khép lại năm 2014 với nhiều biến động: Vn-Index tăng 8%, dừng tại 545,6 điểm; HNX-Index cũng cộng thêm 22%, lên 83 điểm.[32][33]

Thứ hạng Họ và tên Năm sinh Quốc tịch Chức danh Tài sản
(tỷ đồng)
Doanh nghiệp
1 Phạm Nhật Vượng 1968 Việt Nam Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup 20.188,252 Tập đoàn Vingroup (VIC)
2 Đoàn Nguyên Đức 1962 Việt Nam Chủ tịch HĐQT Công ty Hoàng Anh Gia Lai 7.575,118 Công ty Hoàng Anh Gia Lai (HAG)
3 Trần Đình Long 1961 Việt Nam Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát 6.159,040 Tập đoàn Hòa Phát (HPG)

Năm 2013

Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2013 nhìn chung khởi sắc, và có xu hướng đi trước tín hiệu khởi sắc của nền kinh tế. Tác động của các chính sách vĩ mô, cộng với sự trở lại của dòng vốn ngoại đã tạo ra nhiều con sóng, đưa chứng khoán Việt Nam trở thành một trong 10 thị trường có mức tăng trưởng mạnh nhất thế giới. Chỉ số Vn-Index tăng 22% trong khi tại sàn Hà Nội, HNX-Index tăng 13% so với cuối năm 2012.

Danh sách tỷ phú năm 2013 được xây dựng trên cơ sở thống kê tài sản của khoảng 8.400 cổ đông thuộc diện phải công bố thông tin tại gần 700 doanh nghiệp niêm yết.[34][35]

Thứ hạng Họ và tên Năm sinh Quốc tịch Chức danh Tài sản
(tỷ đồng)
Doanh nghiệp
1 Phạm Nhật Vượng 1968 Việt Nam Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup 19.923,582 Tập đoàn Vingroup (VIC)
2 Đoàn Nguyên Đức 1962 Việt Nam Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai 6.387,903 Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG)
3 Trần Đình Long 1961 Việt Nam Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát 4.153,184 Tập đoàn Hòa Phát (HPG)
4 Phạm Thu Hương 1969 Việt Nam Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup, vợ ông Phạm Nhật Vượng 3.435,590 Tập đoàn Vingroup (VIC)
5 Phạm Thúy Hằng 1974 Việt Nam Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup, em vợ ông Phạm Nhật Vượng 2.294,419 Tập đoàn Vingroup (VIC)
6 Nguyễn Hoàng Yến 1963 Việt Nam
  • Ủy viên HĐQT Tập đoàn Masan, vợ ông Nguyễn Đăng Quang
  • Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Masan
1.796,805 Tập đoàn Masan (MSN)
7 Lê Phước Vũ 1963 Việt Nam Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen 1.770,413 Tập đoàn Hoa Sen (HSG)
8 Hà Văn Thắm 1972 Việt Nam
  • Chủ tịch HĐQT OCH
  • Chủ tịch HĐQT OGC
1.437,435 Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương (OGC)
9 Nguyễn Văn Đạt 1970 Việt Nam Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc PDR 1.320,960 Công ty Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR)
10 Hồ Hùng Anh 1970 Việt Nam Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Masan 1.300,882 Tập đoàn Masan (MSN)

Năm 2012

Danh sách năm 2012 được xây dựng dựa trên thông tin công bố của 704 doanh nghiệp niêm yết tại hai sàn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Thị trường trải qua 12 tháng thăng trầm, có những lúc chao đảo vì các sự cố liên quan tới cổ đông lớn. Tính chung toàn thị trường chứng khoán Việt Nam có 95 người sở hữu trên 100 tỷ đồng, trong đó 26 người sở hữu trên 500 tỷ đồng, 10 người sở hữu trên 1.000 tỷ đồng. Tổng tài sản của 100 người giàu nhất trên sàn đạt trên 63.600 tỷ đồng, tăng khoảng 8.400 tỷ đồng so với năm 2011. Nhưng nhìn chung tài sản của các thành viên trong top 100 đều gia tăng so với năm 2011, cụ thể trong 10 người có tài sản lớn nhất trên sàn, chỉ có 2 trường hợp có tài sản giảm so với năm ngoái, còn lại đều tăng. Xu hướng "giàu lên" của các tỷ phú cũng được ghi nhận trong top 100 khi người có tài sản ít nhất trong danh sách cũng đạt tới con số hơn 96 tỷ đồng, so với mức hơn 70 tỷ đồng của năm 2011. Tuy nhiên con số này vẫn thấp hơn khá nhiều so với mức 145 tỷ đồng của danh sách năm 2010.[36][37]

Thứ hạng Họ và tên Năm sinh Quốc tịch Chức danh Tài sản
(tỷ đồng)
Doanh nghiệp
1 Phạm Nhật Vượng 1968 Việt Nam Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup 17.184,760 Tập đoàn Vingroup (VIC)
2 Đoàn Nguyên Đức 1962 Việt Nam Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai 5.608,890 Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG)
3 Phạm Thu Hương 1969 Việt Nam Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup, vợ ông Phạm Nhật Vượng 2.963,312 Tập đoàn Vingroup (VIC)
4 Nguyễn Hoàng Yến 1963 Việt Nam Ủy viên HĐQT Tập đoàn Masan, vợ ông Nguyễn Đăng Quang 2.221,504 Tập đoàn Masan (MSN)
5 Trần Đình Long 1961 Việt Nam Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát 2.122,243 Tập đoàn Hòa Phát (HPG)
6 Phạm Thúy Hằng 1974 Việt Nam Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup, em vợ ông Phạm Nhật Vượng 1.979,013 Tập đoàn Vingroup (VIC)
7 Hồ Hùng Anh 1970 Việt Nam Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Masan 1.608,363 Tập đoàn Masan (MSN)

Năm 2011

Danh sách năm 2011 được xây dựng trên cơ sở tổng hợp số liệu, thông tin công bố của 723 doanh nghiệp niêm yết tại hai Sở Giao dịch Chứng khoán Hà NộiThành phố Hồ Chí Minh. Top 100 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận sự góp mặt của gần 30 đại diện đến từ các doanh nghiệp bất động sản, chiếm ưu thế tuyệt đối so với các ngành nghề khác. Tổng tài sản của 30 cá nhân này đạt hơn 34.000 tỷ đồng, tương đương gần 63% tổng tài sản của top 100. Tính chung trong top 100, tổng tài sản chứng khoán năm 2011 đạt trên 55.200 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức 86.000 tỷ đồng của năm 2010 và tương đương 12% vốn hóa của thị trường chứng khoán. Chỉ số Vn-Index chốt năm ở 351,55 điểm, giảm 27% so với đầu năm. Theo số liệu của Ủy ban Chứng khoán, giá trị giao dịch bình quân toàn thị trường cũng giảm 24% so với năm 2010. Nhiều cổ phiếu trên hai sàn bị chốt phiên cuối năm dưới mệnh giá.[38][39]

Thứ hạng Họ và tên Năm sinh Quốc tịch Chức danh Tài sản
(tỷ đồng)
Doanh nghiệp
1 Phạm Nhật Vượng 1968 Việt Nam Chủ tịch HĐQT CTCP Vincom 16.763,566 CTCP Vincom (VIC)
2 Đoàn Nguyên Đức 1962 Việt Nam Chủ tịch HĐQT CTCP Hoàng Anh Gia Lai 4.348,251 CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAG)
3 Phạm Thu Hương 1969 Việt Nam Thành viên HĐQT CTCP Vincom, vợ ông Phạm Nhật Vượng 2.890,682 CTCP Vincom (VIC)
4 Nguyễn Hoàng Yến 1963 Việt Nam Thành viên HĐQT Tập đoàn Masan, vợ ông Nguyễn Đăng Quang 1.971,047 Tập đoàn Masan (MSN)
5 Phạm Thúy Hằng 1974 Việt Nam Thành viên HĐQT CTCP Vincom, em vợ ông Phạm Nhật Vượng 1.919,476 CTCP Vincom (VIC)
6 Hồ Hùng Anh 1970 Việt Nam Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Masan 1.789,028 Tập đoàn Masan (MSN)
7 Nguyễn Văn Đạt 1970 Việt Nam Chủ tịch HĐQT PDR 1.443,840 Công ty phát triển bất động sản Phát Đạt (PDR)

Năm 2010

Danh sách những người có tài sản bằng cổ phiếu lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2010 được dựa trên thông tin công bố, báo cáo tài chính và cáo bạch của hơn 650 công ty niêm yết tại hai sàn TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Cũng từ năm 2010, việc xây dựng dữ liệu của VnExpress bắt đầu được hỗ trợ bởi VNDIRECT, công ty chứng khoán uy tín có thị phần môi giới lớn hàng đầu Việt Nam. Tổng tài sản bằng cổ phiếu của gần 11.000 cổ đông thuộc diện công bố thông tin tương đương với 114.000 tỷ đồng, trong đó 100 người giàu nhất sở hữu gần 86.000 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2009, chủ yếu nhờ sự xuất hiện của nhiều thành viên đến từ các công ty mới niêm yết trong năm thống kê. Riêng 10 người giàu nhất nắm giữ gần 48.500 tỷ đồng cổ phiếu ở 14 công ty khác nhau.[40][41]

Thứ hạng Họ và tên Năm sinh Quốc tịch Chức danh Tài sản
(tỷ đồng)
Doanh nghiệp
1 Phạm Nhật Vượng 1968 Việt Nam
  • Thành viên HĐQT VIC
  • Thành viên HĐQT VPL
15.775,684
  • Công ty Vincom (VIC)
  • Công ty thương mại và du lịch Vinpearl (VPL)
2 Đoàn Nguyên Đức 1962 Việt Nam Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai 11.879,310 Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG)
3 Đặng Thành Tâm 1964 Việt Nam
  • Chủ tịch HĐQT KBC, SGT
  • Thành viên HĐQT ITA, NVB
5.180,172
  • Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC)
  • Công ty Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SGT)
  • Công ty Đầu tư Công nghiệp Tân Tạo (ITA)
  • Ngân hàng Nam Việt (NVB)
4 Trần Đình Long 1961 Việt Nam Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát 2.962,872 Tập đoàn Hòa Phát (HPG)
5 Nguyễn Văn Đạt 1970 Việt Nam Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ PDR 2.611,200 Công ty phát triển bất động sản Phát Đạt (PDR)
6 Phạm Thu Hương 1969 Việt Nam Vợ ông Phạm Nhật Vượng, thành viên HĐQT VIC, VPL 2.341,304
  • Công ty Vincom (VIC)
  • Công ty Vinpearl (VPL)
7 Đặng Thị Hoàng Yến 1959 Việt Nam Chủ tịch HĐQT ITA 2.046,990 Công ty Đầu tư Công nghiệp Tân Tạo (ITA)
8 Hà Văn Thắm 1972 Việt Nam Chủ tịch HĐQT OGC, OCH 2.012,865
  • Tập đoàn Đại Dương (OGC)
  • Công ty Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (OCH)
9 Phạm Thuý Hằng 1974 Việt Nam Thành viên HĐQT VIC 1.880,893 Công ty Vincom (VIC)
10 Nguyễn Duy Hưng 1962 Việt Nam
  • Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc SSI
  • Cổ đông lớn tại PAN và HAG
  • Ủy viên HĐQT VSH
1.740,745
  • Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI)
  • Công ty Xuyên Thái Bình Dương (PAN)
  • Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG)
  • Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh (VSH)

Năm 2009

Danh sách tỷ phú năm 2009 được xây dựng trên cơ sở khảo sát hơn 10.000 bản tin và cáo bạch của gần 420 mã trong tổng số 459 cổ phiếu đang niêm yết trên hai sàn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tổng tài sản của 5.600 cá nhân là cổ đông nội bộ và người có liên quan thuộc diện khảo sát lên đến hơn 90.000 tỷ đồng.[42][43]

Thứ hạng Họ và tên Năm sinh Quốc tịch Chức danh Tài sản
(tỷ đồng)
Doanh nghiệp
1 Đoàn Nguyên Đức 1962 Việt Nam Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai 11.439,335 Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG)
2 Phạm Nhật Vượng 1968 Việt Nam
  • Thành viên HĐQT VIC
  • Thành viên HĐQT VPL
8.948,803
  • Công ty Vincom (VIC)
  • Công ty thương mại và du lịch Vinpearl (VPL)
3 Đặng Thành Tâm 1964 Việt Nam
  • Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ KBC
  • Thành viên HĐQT ITA
  • Chủ tịch HĐQT SGT
4.727,295
  • Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC)
  • Công ty Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA)
  • Công ty Công nghệ viễn thông Sài Gòn (SGT)
4 Trần Đình Long 1961 Việt Nam Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát 2.981,160 Tập đoàn Hòa Phát (HPG)
5 Đặng Thị Hoàng Yến 1959 Việt Nam Chủ tịch HĐQT ITA 2.697,465 Công ty Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA)
6 Nguyễn Chính Nghĩa 1957  Đài Loan Chủ tịch HĐQT Công ty Quốc tế Hoàng Gia 2.229,048 Công ty Quốc tế Hoàng Gia (RIC)
7 Nguyễn Duy Hưng 1962 Việt Nam
  • Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc SSI
  • Cổ đông lớn tại PAN
  • Ủy viên Hội đồng quản trị VSH
  • Cổ đông lớn tại HAG
2.045,369
  • Công ty Xuyên Thái Bình Dương (PAN)
  • Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI)
  • Công ty Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh (VSH)
  • Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG)
8 Nguyễn Thị Kim Xuân 196x Việt Nam Cổ đông lớn, chị vợ ông Đặng Thành Tâm 1.608,961
  • Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC)
  • Công ty Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SGT)
9 Lê Phước Vũ 1963 Việt Nam Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn Hoa Sen 1.337,982 Tập đoàn Hoa Sen (HSG)
10 Phạm Thu Hương 1969 Việt Nam Vợ ông Phạm Nhật Vượng, thành viên HĐQT VIC và VPL 1.313,235
  • Công ty Vincom (VIC)
  • Công ty thương mại và du lịch Vinpearl (VPL)
11 Phạm Thuý Hằng 1974 Việt Nam Thành viên HĐQT VIC, vợ ông Nguyễn Quốc Thành (thành viên HĐQT VPL) 1.063,353
  • Công ty Vincom (VIC)
  • Công ty thương mại và du lịch Vinpearl (VPL)
12 Đặng Ngọc Lan 1972 Việt Nam Vợ ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB 1.045,433 Ngân hàng ACB
13 Dương Ngọc Minh 1956 Việt Nam Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Hùng Vương 1.007,424 Công ty Hùng Vương (HVG)
14 Đặng Thị Hoàng Phượng 1969 Việt Nam Thành viên HĐQT, em gái ông Đặng Thành Tâm 986,853
  • Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC)
  • Công ty Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (ITA)
  • Công ty công nghệ viễn thông Sài Gòn (SGT)
15 Trương Thị Lệ Khanh 1961 Việt Nam Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Vĩnh Hoàn 970,110 Công ty Vĩnh Hoàn (VHC)
16 Nguyễn Đức Kiên 1964 Việt Nam Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB 954,613 Ngân hàng ACB
17 Nguyễn Thủy Hà Việt Nam Cổ đông lớn Vincom 954,235 Công ty Vincom (VIC)
18 Trương Gia Bình 1956 Việt Nam Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty FPT 920,936 Công ty FPT
19 Vũ Thị Hiền 196x Việt Nam Vợ ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát 900,981 Tập đoàn Hòa Phát (HPG)
20 Trần Hùng Huy 1978 Việt Nam Phó tổng giám đốc kiêm Thành viên HĐQT Ngân hàng ACB, con trai ông Trần Mộng Hùng 838,956 Ngân hàng ACB

Năm 2008

Danh sách năm 2008 được xây dựng trên cơ sở thông tin công khai của 310 công ty (trong tổng số 345 đơn vị đang niêm yết cổ phiếu ở Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2008). Gần 4.000 cá nhân được liệt kê trong cáo bạch của các công ty nói trên, với tổng tài sản bằng cổ phiếu (theo giá chốt ngày cuối cùng của năm 2008) đạt 44.359 tỷ đồng, tương đương 3% GDP Việt Nam. 85% số tài sản này thuộc sở hữu của 100 người giàu nhất sàn chứng khoán năm 2008.[44][45]

Thứ hạng Họ và tên Năm sinh Quốc tịch Chức danh Tài sản
(tỷ đồng)
Doanh nghiệp
1 Đoàn Nguyên Đức 1962 Việt Nam Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai 6.159,642 Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai
2 Phạm Nhật Vượng 1968 Việt Nam Thành viên HĐQT 5.225,484
  • Công ty Vincom
  • Công ty Du lịch và Thương mại Vinpearl
3 Đặng Thành Tâm 1964 Việt Nam Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc 3.279,965
  • Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc
  • Công ty Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo
  • Công ty Công nghệ Viễn thông Sài Gòn
4 Trần Đình Long 1961 Việt Nam Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát 1.578,150 Tập đoàn Hòa Phát
5 Đặng Thị Hoàng Yến 1959 Việt Nam Chủ tịch HĐQT Công ty Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo 1.345,000 Công ty Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo
6 Phạm Thu Hương 1969 Việt Nam
  • Vợ ông Phạm Nhật Vượng
  • Thành viên HĐQT
995,122
  • Công ty Vincom
  • Công ty Thương mại và Du lịch Vinpearl
7 Nguyễn Duy Hưng 1962 Việt Nam Chủ tịch HĐQT SSI 971,061
  • Công ty Xuyên Thái Bình Dương
  • Công ty Chứng khoán Sài Gòn
  • Công ty Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh
  • Công ty Hoàng Anh Gia Lai
8 Đặng Thị Hoàng Phượng 1969 Việt Nam Thành viên HĐQT, em gái ông Đặng Thành Tâm 669,968
  • Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc
  • Công ty Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo
  • Công ty Công nghệ Viễn thông Sài Gòn
9 Đặng Ngọc Lan 1972 Việt Nam Vợ ông Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB 615,658 Ngân hàng ACB
10 Trương Gia Bình 1956 Việt Nam Chủ tịch HĐQT FPT 582,871 Công ty Công nghệ FPT
11 Phạm Thuý Hằng 1974 Việt Nam Vợ ông Nguyễn Quốc Thành, Thành viên HĐQT 570,882
  • Công ty Vincom
  • Công ty Thương mại và Du lịch Vinpearl
12 Doãn Tới 1954 Việt Nam Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty Nam Việt 563,060 Công ty Nam Việt
13 Nguyễn Đức Kiên 1964 Việt Nam Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB 562,174 Ngân hàng ACB
14 Vũ Thị Hiền 196x Việt Nam Vợ ông Trần Đình Long 519,797 Tập đoàn Hòa Phát
15 Lê Phước Vũ 1963 Việt Nam Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Hoa Sen 507,788 Tập đoàn Hoa Sen
16 Trần Hùng Huy 1978 Việt Nam Phó Tổng giám đốc-Thành viên HĐQT Ngân hàng ACB, con trai ông Trần Mộng Hùng 494,069 Ngân hàng ACB

Năm 2007

Danh sách năm 2007 được xây dựng trên cơ sở thông tin công khai của 237 công ty (trong tổng số 253 công ty đang niêm yết cổ phiếu ở Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007). Hơn 2.900 cá nhân được liệt kê trong cáo bạch của các công ty nói trên, với tổng tài sản bằng cổ phiếu (theo giá chốt ngày 28 tháng 12 năm 2007) đạt gần 85 nghìn tỷ đồng, tương đương 5,4 tỷ đô la Mỹ, chiếm 7,6% GDP của Việt Nam. Theo thống kê, tài sản của 100 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2007 gia tăng đáng kể so với năm 2006, đạt 70 nghìn tỷ đồng.[46][47]

Chú thích:
     Người Việt gốc Hoa
     Người Kinh

Thứ hạng Họ và tên Năm sinh Quốc tịch Chức danh Tài sản
(tỷ đồng)
Doanh nghiệp
1 Đặng Thành Tâm 1964 Việt Nam
  • Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc KBC
  • Thành viên HĐQT ITA
6.293,400
  • Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc
  • Công ty Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo
2 Phạm Nhật Vượng 1968 Việt Nam Thành viên HĐQT Công ty Vincom 3.750,926 Công ty Vincom
3 Trần Đình Long 1961 Việt Nam Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát 3.476,200 Tập đoàn Hòa Phát
4 Nguyễn Duy Hưng 1962 Việt Nam
  • Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc SSI
  • Cổ đông sáng lập PAN
  • Thành viên HĐQT VSH
2.801,181
  • Công ty Chứng khoán Sài Gòn
  • Công ty Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh
  • Công ty Xuyên Thái Bình Dương
5 Doãn Tới 1954 Việt Nam Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Nam Việt 2.635,600 Công ty Nam Việt
6 Trần Kim Thành 1960 Việt Nam Chủ tịch HĐQT NKD, KDC 2.153,740
  • Công ty Chế biến Thực phẩm Kinh Đô
  • Công ty Chế biến Thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc
7 Trương Gia Bình 1956 Việt Nam Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc FPT 1.701,985 Công ty phát triển đầu tư công nghệ FPT
8 Đặng Ngọc Lan 1972 Việt Nam Vợ ông Nguyễn Đức Kiên Phó chủ tịch HĐQT ACB 1.701,109 Ngân hàng cổ phần Á Châu
9 Nguyễn Đức Kiên 1964 Việt Nam Phó Chủ tịch HĐQT ACB 1.553,329 Ngân hàng cổ phần Á Châu
10 Đặng Thị Hoàng Phượng 1969 Việt Nam Thành viên HĐQT KBC, ITA, em gái ông Đặng Thành Tâm 1.423,350
  • Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc
  • Công ty Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo
11 Nguyễn Phương Anh 1985 Việt Nam Con gái Chủ tịch HĐQT Đặng Thị Hoàng Yến 1.366,400 Công ty Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo
12 Trần Hùng Huy 1978 Việt Nam Thành viên HĐQT ACB, con trai ông Trần Mộng Hùng 1.365,150 Ngân hàng cổ phần Á Châu

Năm 2006

Tính đến ngày 29 tháng 12 năm 2006, toàn thị trường chứng khoán Việt Nam có 193 cổ phiếu niêm yết, với quy mô vốn hoá lên tới 220 nghìn tỷ đồng, tương đương 13,8 tỷ đô la Mỹ. Trong cáo bạch của gần 150 công ty, có tên khoảng 650 cá nhân sở hữu cổ phiếu, bao gồm các cổ đông sáng lập, những người nằm trong hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ban tổng giám đốc, và bà con ruột thịt. Tổng giá trị tài sản của họ, tính theo giá cổ phiếu cuối ngày 29 tháng 12 năm 2006, đạt trên 37,2 nghìn tỷ đồng, tương đương hơn 4% GDP của Việt Nam. Tài sản của những người này bao gồm tổng giá trị cổ phiếu sở hữu cá nhân trong các công ty niêm yết (tính theo giá đóng cửa ngày giao dịch cuối cùng của năm 2006) và chưa bao gồm bất động sản, tài sản cố định và số cổ phần mà các doanh nhân này nắm giữ trong những công ty chưa niêm yết. Họ sở hữu gần 34 nghìn tỷ đồng cổ phiếu đang niêm yết, chủ yếu thuộc các lĩnh vực bất động sản, tài chính ngân hàng, năng lượng, kho vận, công nghệ, viễn thông...[48][49]

Chú thích:
     Người Việt gốc Hoa
     Người Kinh
     Tỷ phú lĩnh vực bất động sản

Thứ hạng Họ và tên Năm sinh Quốc tịch Chức danh Tài sản
(tỷ đồng)
Doanh nghiệp
1 Trương Gia Bình 1956 Việt Nam Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc FPT 2.354 Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT
2 Lê Quang Tiến 1958 Việt Nam Phó chủ tịch HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc FPT 1.706 Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT
3 Bùi Quang Ngọc 1956 Việt Nam Phó chủ tịch HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc FPT 1.193 Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT
4 Lê Văn Quang 1958 Việt Nam Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc MPC 1.146 Công ty cổ phần Thủy sản Minh Phú
5 Chu Thị Bình 1964 Việt Nam Phó tổng giám đốc MPC, vợ ông Lê Văn Quang 1.146 Công ty cổ phần Thủy sản Minh Phú
6 Hoàng Minh Châu 1958 Việt Nam Phó chủ tịch HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc FPT 937,2 Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT
7 Nguyễn Duy Hưng 1962 Việt Nam
  • Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Sài Gòn SSI
  • Uỷ viên HĐQT Công ty Vĩnh Sơn Sông Hinh
  • Uỷ viên HĐQT Công ty cổ phần xuyên Thái Bình Dương
909,6
  • Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn
  • Công ty cổ phần thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh
  • Công ty cổ phần xuyên Thái Bình Dương
8 Đỗ Cao Bảo 1957 Việt Nam Thành viên HĐQT FPT 891,6 Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT
9 Nguyễn Thị Mai Thanh 1952 Việt Nam
  • Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc REE
  • Thành viên HĐQT STB
887,4
  • Công ty cổ phần Cơ điện lạnh
  • Ngân hàng cổ phần Sài Gòn Thương Tín
10 Trần Kim Thành 1960 Việt Nam
  • Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc điều hành KDC
  • Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc điều hành NKD
836,2
  • Công ty cổ phần Kinh Đô
  • Công ty cổ phần Kinh Đô miền Bắc
11 Nguyễn Xuân Sơn 1962 Việt Nam Thành viên HĐQT PVD 798,5 Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ dầu khí
12 Nguyễn Phương Anh 1985 Việt Nam Con gái Chủ tịch HĐQT Đặng Thị Hoàng Yến 743,4 Công ty Cổ phần Khu Công nghiệp Tân Tạo
13 Đàm Hải Giang 1972 Việt Nam Thành viên HĐQT PVD 734,8 Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ dầu khí
14 Nguyễn Hồng Nam 1967 Việt Nam
  • Ủy viên HĐQT kiêm Phó Giám đốc SSI
  • Em trai Nguyễn Duy Hưng
  • Thành viên HĐQT PVD
703,6
  • Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI)
  • Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ dầu khí (PVD)
15 Đặng Ngọc Lan 1972 Việt Nam
  • Vợ ông Nguyễn Đức Kiên
  • Phó Chủ tịch HĐQT ACB
677,7 Ngân hàng cổ phần Á Châu (ACB)
16 Nguyễn Đức Kiên 1964 Việt Nam Phó Chủ tịch HĐQT ACB 619 Ngân hàng cổ phần Á Châu (ACB)
17 Phan Ngô Tống Hưng 1961 Việt Nam Phó chủ tịch HĐQT FPT 589,1 Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT
18 Nguyễn Thành Nam 1961 Việt Nam Thành viên HĐQT FPT 588,8 Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT
19 Trương Thị Thanh Thanh 1951 Việt Nam Phó chủ tịch HĐQT FPT, chị gái ông Trương Gia Bình 576,8 Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT
20 Trương Đình Anh 1970 Việt Nam Thành viên HĐQT FPT, cháu trai của ông Trương Gia Bình 568,4 Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT

Danh sách người giàu người dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Họ và tên Năm sinh Dân tộc Quốc tịch Nguồn gốc tài sản Ghi chú
Nguyễn Thị Thu Hoa 1992 Mường Việt Nam Thịt chua Nghị Thịnh, Trường Foods Thu nhập 52 tỷ đồng/năm, từng xuất hiện trên sóng truyền hình[50][51]

Danh sách người giàu/doanh nhân nổi bật khác tại Việt Nam

Đây là một danh sách chưa hoàn tất, và có thể sẽ không bao giờ thỏa mãn yêu cầu hoàn tất. Bạn có thể đóng góp bằng cách mở rộng nó bằng các thông tin đáng tin cậy.
Họ và tên Năm sinh Quê quán Quốc tịch Nguồn gốc tài sản Ghi chú
Đỗ Thị Kim Liên 1968 Vĩnh Phúc Việt Nam Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn AquaOne, Công ty Cổ phần nước mặt Sông Đuống, Công ty Cổ phần Nước Xuân Mai - Hoà Bình, Hiệu trưởng trường Đào tạo Quản lý Doanh nghiệp (CBAM), Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA Lãnh sự Danh dự nước Cộng hoà Nam Phi tại Việt Nam.[52][53]
Nguyễn Xuân Phú 1971 Nghệ An Việt Nam Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sunhouse và Công ty Cổ phần Hàng Hải Sài Gòn Giám khảo đầu tư của chương trình "Shark Tank Việt Nam"
Phạm Thanh Hưng 1972 Hải Dương Việt Nam Chủ tịch Công ty cổ phần đầu tư và phát triển bất động sản Thế Kỷ CENINVEST, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Cen Group, Chủ tịch hội đồng đầu tư Colombus Startup Venture Capital Partners Là giám khảo duy nhất tham gia tất cả các mùa của chương trình "Shark Tank Việt Nam"
Nguyễn Khải Hoàn 1975 TP. Hồ Chí Minh Việt Nam Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Khải Hoàn Land và Khải Hoàn Group Là nhà kinh doanh bất động sản Việt Nam mở đầu cho việc đưa "văn hóa đọc" làm nền tảng phát triển doanh nghiệp.[54][55][56]
Thái Vân Linh 1977 TP. Hồ Chí Minh Việt Nam Rita Phil, Skills Bridge Giám khảo đầu tư của chương trình "Shark Tank Việt Nam"
Nguyễn Thị Vân Anh 1979 Kon Tum Việt Nam Trí Việt Phát Foods [57]
Nguyễn Hòa Bình 1981 Hà Nội Việt Nam Chủ tịch Tập đoàn NextTech Giám khảo đầu tư của chương trình "Shark Tank Việt Nam"
Lê Hàn Tuệ Lâm (Hồng Tươi) 1994 Hải Dương Việt Nam Giám đốc quỹ đầu tư Nextrans Việt Nam Là "cá mập" (Shark) nữ duy nhất trong mùa "Shark Tank 2023" và là vợ ông Loic Faussier (cựu CEO ngân hàng SeABank). Cô là một trong những nhà quản lý quỹ đầu tư hiếm hoi là nữ giới và trẻ tuổi tại Việt Nam, từng xuất hiện trong danh sách Forbes 30 Under 30 châu Á, và là một trong ba người Việt góp mặt trong danh sách 300 tài năng dưới 30 tuổi trong nhiều lĩnh vực ở châu Á do Forbes lựa chọn.[58][59]

Danh sách tỷ phú và người giàu gốc Việt tại hải ngoại

Danh sách này không đầy đủ; bạn có thể giúp đỡ bằng cách mở rộng nó.

Bên cạnh đó cũng xuất hiện nhiều gương mặt tỷ phú người Việt mang quốc tịch nước ngoài hoặc thành công tại thị trường hải ngoại, bao gồm:

STT Họ và tên Năm sinh Quốc tịch Nguồn gốc tài sản Ghi chú
1 Hoàng Chúc (Nicholas Hoàng) 1944  Pháp Là một tỷ phú gốc Việt kín tiếng tại Pháp, được báo chí quan tâm bởi các thương vụ mua-bán “nổi đình nổi đám” ở Paris[60]
2 Hoàng Kiều 1944  Hoa Kỳ RAAS Tính đến tháng 12 năm 2016, ông nằm trong top 400 tỷ phú giàu nhất thế giới theo công bố của tạp chí Forbes và là người Việt giàu nhất trên thế giới[61]
3 Đinh Văn Thân (Gilbert Đinh) 1944  Vanuatu Sở hữu hơn 10 doanh nghiệp Là một trong những doanh nhân giàu có nhất Vanuatu và là nhà tuyển dụng tư nhân lớn nhất ở quốc gia này, chủ yếu hoạt động trong ngành vận tải đường thủy và du lịch.[62][63]
4 David Trần 1945  Hoa Kỳ Công ty Huy Fong Là tỷ phú tương ớt duy nhất ở Hoa Kỳ, lọt top 2.500 người giàu nhất nước Mỹ[64][65]
5 Lê Thị Lượng (Đào Hương)
Leuang Litdang
194x/195x  Lào Tập đoàn Dao Heuang Nữ tỷ phú gốc Việt tại Lào[66][67]
6 Johnathan Hạnh Nguyễn 1951  Hoa Kỳ Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP) [68]
7 Nguyễn Văn Hiền 1957  Đức Trung tâm Thương mại Đồng Xuân (Dong Xuan Center) Là tỷ phú người Việt giàu nhất tại Đức[69]
8 Chính Chu 1966  Hoa Kỳ Tập đoàn tài chính Blackstone Được mệnh danh là "người đàn ông đáng gờm" của phố Wall (Mỹ)[70]
9 Phạm Nhật Vượng 1968 Việt Nam Nhà hàng Thăng Long, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Technocom Tại Ukraina
10 Lê Viết Lam 1969 Việt Nam Chợ Barabarosha, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Technocom Tại Ukraina
11 Hai anh em Bùi Thanh Duy và Bùi Thanh Tâm 1986 và 1991 Việt Nam Bánh Mì Xin Chào (BMXC) Từng là du học sinh tại Nhật Bản[71][72]

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ “10 năm VnExpress công bố danh sách người giàu trên sàn chứng khoán”. VnExpress Kinh doanh. ngày 30 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2021.
  2. ^ Theo Tạp chí Điện tử Kinh tế chứng khoán Việt Nam (ngày 1 tháng 8 năm 2023). “Tỷ phú giàu nhất sàn chứng khoán Trần Đình Long: "Kỳ thủ" tính trước 20 nước cờ”. Kinh tế Việt Nam – Chuyên trang của Báo Công thương điện tử. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2023.
  3. ^ Bình Khánh (ngày 25 tháng 6 năm 2023). “Tỉ phú Trần Đình Long vượt qua ông Phạm Nhật Vượng để giàu nhất sàn chứng khoán Việt, nhờ đâu?”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2023.
  4. ^ Mạnh Hà (ngày 9 tháng 2 năm 2024). “Chốt năm Quý Mão, tỷ phú Phạm Nhật Vượng số 1, ông Trương Gia Bình bứt phá”. VietNamNet. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2024.
  5. ^ Mạnh Hà (ngày 27 tháng 9 năm 2023). “Đại gia mất tỷ USD, ông Trương Gia Bình trở lại Top 10 người giàu nhất”. VietNamNet. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2023.
  6. ^ “The World's Billionaires” [Danh sách tỷ phú thế giới]. Forbes. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2020.
  7. ^ a b Pham Nhat Vuong as of 12/18/18
  8. ^ a b Thi Phuong Thao Nguyen as of 12/19/18
  9. ^ “10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt”. Trang ZingNews.vn. ngày 23 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021.
  10. ^ Hòa Bình (ngày 3 tháng 1 năm 2021). “Top 10 người giàu nhất Việt Nam: Đại gia ngành nào chiếm ưu thế?”. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021.
  11. ^ Văn Hưng (ngày 21 tháng 1 năm 2021). “Những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam sau 10 năm”. Trang ZingNews.vn. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021.
  12. ^ Minh Liêm (ngày 24 tháng 1 năm 2021). “Các đại gia chứng khoán Việt giàu lên hay nghèo đi sau một năm?”. Trang ZingNews.vn. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021.
  13. ^ Theo Trí Thức Trẻ (2020). “Danh sách top 200 doanh nhân giàu nhất TTCK Việt Nam năm 2020”. Trang CafeF.vn. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021.
  14. ^ Forbes Việt Nam (5 tháng 3 năm 2019). “5 Tỷ phú Việt Nam”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 8 năm 2020.
  15. ^ Phương Minh (ngày 4 tháng 1 năm 2020). “Bất ngờ với những người giàu nhất Việt Nam”. Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021.
  16. ^ Theo Trí Thức Trẻ (2019). “Danh sách top 200 doanh nhân giàu nhất TTCK Việt Nam năm 2019”. Trang CafeF.vn. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021.
  17. ^ Fish Sauce Helps Vietnam Mint Its Newest Billionaire - Bloomberg
  18. ^ Châu An (ngày 5 tháng 1 năm 2019). “10 người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2018”. Trang CafeLand.Vn. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021.
  19. ^ Theo Trí Thức Trẻ (2018). “Danh sách top 200 doanh nhân giàu nhất TTCK Việt Nam năm 2018”. Trang CafeF.vn. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021.
  20. ^ Tính từ năm 2017 vì thời điểm này Việt Nam bước đầu có 2 tỷ phú đô la để xếp hạng
  21. ^ a b “Việt Nam có hai tỷ phú đôla trong danh sách Forbes”. BBC Tiếng Việt. ngày 20 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2021.
  22. ^ a b “Việt Nam lần đầu có 2 tỷ phú đôla”. Tân Thời Đại. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2021.
  23. ^ BBT (theo Trí Thức Trẻ) (ngày 29 tháng 12 năm 2017). “Top100 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2017”. Trang CafeF.vn. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021.
  24. ^ Theo Trí Thức Trẻ (ngày 29 tháng 12 năm 2017). “Danh sách top 200 doanh nhân giàu nhất TTCK Việt Nam năm 2017”. Trang CafeF.vn. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021.
  25. ^ Giới hạn đến năm 2016 vì kể từ năm 2017, Việt Nam bước đầu có 2 tỷ phú đô la để xếp hạng
  26. ^ Hiếu Công (ngày 24 tháng 12 năm 2016). “Những thống kê thú vị về 15 người giàu nhất Việt Nam 2016”. Trang ZingNews.vn. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021.
  27. ^ Tuấn Thúy (ngày 30 tháng 12 năm 2016). “Top 10 người giàu nhất thị trường chứng khoán năm 2016”. Tin nhanh chứng khoán. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021.
  28. ^ Mai Linh (theo Trí Thức Trẻ) (ngày 30 tháng 12 năm 2016). “Top rich 100: Sự nổi lên của "đại gia" thép và sự thăng trầm của đại gia bất động sản, ngân hàng”. Trang CafeF.vn. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021.
  29. ^ Theo Trí Thức Trẻ (ngày 30 tháng 12 năm 2016). “Danh sách top 200 doanh nhân giàu nhất TTCK Việt Nam năm 2016”. Trang CafeF.vn. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021.
  30. ^ “100 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam 2015”. VnExpress Kinh doanh. ngày 31 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021.
  31. ^ “Top 100 nguoi giàu nhất Việt Nam trên TTCK 2015”. VnExpress. ngày 31 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021.
  32. ^ “100 người giàu nhất sàn chứng khoán 2014”. VnExpress. ngày 31 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021.
  33. ^ “Top 100 nguoi giàu nhất Việt Nam trên TTCK 2014”. VnExpress. ngày 31 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021.
  34. ^ “100 người giàu nhất sàn chứng khoán 2013”. VnExpress Kinh doanh. ngày 31 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2021.
  35. ^ “Top 100 nguoi giau nhat Viet Nam tren TTCK 2013”. VnExpress. ngày 31 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021.
  36. ^ “100 người giàu nhất sàn chứng khoán 2012”. VnExpress Kinh doanh. ngày 28 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021.
  37. ^ “100 nguoi giau nhat Viet Nam tren TTCK 2012”. VnExpress. ngày 28 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021.
  38. ^ “100 người giàu nhất sàn chứng khoán năm 2011”. VnExpress Kinh doanh. ngày 31 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021.
  39. ^ “100 nguoi giau nhat Viet Nam tren TTCK 2011”. VnExpress. ngày 31 tháng 12 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021.
  40. ^ “100 người giàu nhất sàn chứng khoán 2010”. VnExpress Kinh doanh. ngày 31 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021.
  41. ^ “100 nguoi giau nhat Viet Nam tren TTCK 2010”. VnExpress. ngày 31 tháng 12 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021.
  42. ^ “100 người giàu nhất sàn chứng khoán 2009”. VnExpress Kinh doanh. ngày 31 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021.
  43. ^ “100 nguoi giau nhat Viet Nam tren TTCK 2009”. VnExpress. ngày 31 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021.
  44. ^ “100 người giàu nhất trên TTCK 2008”. VnExpress Kinh doanh. ngày 16 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2021.
  45. ^ “100 nguoi giau nhat Viet Nam tren TTCK 2008”. VnExpress. ngày 16 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021.
  46. ^ “100 người giàu nhất trên TTCK 2007”. VnExpress Kinh doanh. ngày 22 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2021.
  47. ^ “100 nguoi giau nhat Viet Nam tren TTCK 2007”. VnExpress. ngày 22 tháng 1 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2008. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021.
  48. ^ “100 người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán”. VnExpress Kinh doanh. ngày 23 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2021.
  49. ^ “100 nguoi giau nhat Viet Nam tren TTCK”. VnExpress. ngày 23 tháng 1 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2021.
  50. ^ Theo Nhịp Sống Thị Trường (ngày 13 tháng 5 năm 2023). “Hành trình lập nghiệp của nữ CEO người Mường thu 52 tỷ/năm: Học hết cấp 3 đi lấy chồng, khởi nghiệp với 4 triệu đồng tiền vốn, quyết tâm trở thành thương hiệu thịt chua số 1 Việt Nam”. Nhịp Sống Thị Trường. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2023.
  51. ^ Nguyễn Thị Thu Hoa – cô gái 9x nâng tầm sản vật quê hương
  52. ^ “Shark Liên thôi tổng giám đốc, người Thái tham gia HĐQT nước Sông Đuống”. Tuổi trẻ. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2019.
  53. ^ “Nữ doanh nhân 10 năm thúc đẩy quan hệ hữu nghị với Nam Phi”. Vnexpress.
  54. ^ Hồng Nhung (ngày 20 tháng 10 năm 2023). “'Tủ sách Khải Hoàn' và khát vọng đến gần hơn với trẻ em cả nước”. VietNamNet. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2023.
  55. ^ Trường Thịnh (ngày 8 tháng 10 năm 2021). “Doanh nhân Nguyễn Khải Hoàn: Người lan tỏa tinh thần học hỏi, sáng tạo không ngừng”. Báo Dân Trí. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2023.
  56. ^ Như Loan (ngày 31 tháng 12 năm 2021). “Doanh nhân Nguyễn Khải Hoàn tiên phong ứng dụng công nghệ vào bất động sản”. BaoDauTu.vn. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2023.
  57. ^ Chi Dung (ngày 20 tháng 10 năm 2023). “Công ty gia vị 'made in Vietnam' tăng doanh thu nghìn lần sau 10 năm”. VnExpress. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2023.
  58. ^ Xuân Thương (ngày 20 tháng 9 năm 2023). “Chân dung 'Cá mập' Lê Hàn Tuệ Lâm - Phu nhân của Cựu CEO SeABank người Pháp”. Vietnam Business Insider. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2023.
  59. ^ Khánh Hà (ngày 22 tháng 10 năm 2021). “Lê Hàn Tuệ Lâm: Hãy cứ công bằng với nhau đi...”. Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp. Truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2023.
  60. ^ TH (ngày 7 tháng 6 năm 2021). “Tỷ phú gốc Việt Nicholas Hoang và những thương vụ mua- bán "nổi đình nổi đám" ở Paris”. Tạp chí Điện tử Doanh nghiệp & Hội nhập. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2023.
  61. ^ Hoang Kieu". Forbes. Truy cập ngày 12.12.2016.
  62. ^ Ron Crocombe (2007). Asia in the Pacific Islands: Replacing the West. IPS Publications. tr. 75–76. ISBN 978-982-02-0388-4.
  63. ^ Trung Nguyên (ngày 7 tháng 4 năm 2011). “Cộng đồng Việt ở đảo quốc Vanuatu: Luôn hướng về đất tổ”. Đại đoàn kết. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2014.
  64. ^ Hồng Hạnh (theo Forbes) (ngày 8 tháng 2 năm 2017). “Người gốc Việt trở thành tỷ phú tương ớt duy nhất ở Mỹ”. Báo VnExpress. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2023.
  65. ^ Huy Hoàng (ngày 9 tháng 2 năm 2017). “Người đàn ông gốc Việt thành tỷ phú tương ớt duy nhất ở Mỹ”. Báo Dân trí. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2023.
  66. ^ Theo Sài Gòn tiếp thị (ngày 17 tháng 8 năm 2013). “Nữ tỷ phú người Việt trên đất Lào”. Zing News. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2023.
  67. ^ Vũ Vũ (ngày 19 tháng 9 năm 2021). “Nữ tỷ phú gốc Việt trên đất nước Triệu Voi”. Báo điện tử Pháp luật Việt Nam. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2023.
  68. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên DanTri
  69. ^ Emagazine (ngày 21 tháng 7 năm 2021). “Tỷ phú người Việt giàu nhất tại nước Đức - Nguyễn Văn Hiền- muốn xây dựng một Hà Nội thu nhỏ ở Berlin”. Báo Dân Việt. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2023.
  70. ^ [1]
  71. ^ Vũ Vũ (ngày 19 tháng 4 năm 2022). “Hai chàng trai đất Quảng khởi nghiệp thành công với Bánh mì Xin Chào tại Nhật Bản”. Báo điện tử Pháp luật Việt Nam. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2023.
  72. ^ Quỳnh Như (ngày 15 tháng 11 năm 2023). “Cuộc viễn chinh của Bánh Mì Xin Chào: Hai anh em xứ Quảng mang quốc hồn ẩm thực Việt chinh phục thị trường Nhật với tâm thế "đập nồi dìm thuyền"”. Báo điện tử Pháp luật Việt Nam. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2023.

Liên kết ngoài

  • Real Time Billionaires
  • x
  • t
  • s
Danh sách tỷ phú
Theo quốc gia
Theo khu vực
Danh sách của Forbes
Khác
  • Tỷ phú da đen
  • Chỉ số Tỷ phú của Bloomberg
  • Forbes Fictional 15
  • Danh sách người giàu của Financial Review (Úc)
  • Hurun Report (Trung Quốc)
  • Tỷ phú LGBT
  • Danh sách người giàu của Sunday Times (Anh Quốc)
  • Nữ tỷ phú
  • Tỷ phú là cựu sinh viên