Con rối

Các con rối Kathputli ở Mandawa, Rajasthan, Ấn Độ

Con rối là một vật thể vô tri vô giác nó được hoạt động bởi người điều khiển rối. Con rối được dùng trong nghệ thuật múa rối, một hình thức sân khấu cổ xưa. Có nhiều loại rối khác nhau và được làm từ rất nhiều loại vật liệu tùy theo hình dạng và mục đích sử dụng. Một số con rối có cấu trúc rất đơn giản hoặc cực kỳ phức tạp.

Nguồn gốc

Các con rối Hy Lạp có từ thế kỷ thứ 4,5 TCN

Hình thức múa rối có từ thời Hy Lạp cổ đại và văn tự cổ xưa nhất về múa rối được tìm thấy trong các ghi chép của Herodotos, từ thế kỷ thứ 5 TCN.[1][2] Theo tiếng Hy Lạp dịch từ "con rối" là "νευρόσπαστος" (nevrospastos), có nghĩa là "vẽ theo các sợi dây, hoặc giật dây",[3] từ "νεῦρον" (nevron), nghĩa "sợi dây, cơ bắp",[4] và "σπάω" (spaō), nghĩa "kéo, giật".[5][6]

Aristoteles (384–322 TCN) đã thảo luận về việc múa rối trong nghiên cứu của mình trong văn bản Movement of Animals như sau:

Các chuyển động của động vật có thể so sánh với các chuyển động tự động của con rối được thiết lập trên việc di chuyển nhỏ lẻ; các đòn bẩy được thả ra và tác động đến các sợi dây xoắn vào nhau.[7]

Ấn Độ, nghệ thuật múa rối có từ thời cổ xưa và được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau tùy theo vùng miền. Các con búp bê bằng gốm được khai quật ở thung lũng Indus cho thấy rõ dấu hiệu này.[8] Nghệ thuật múa rối còn được đề cập trong văn chương Tamil, được viết vào khoảng thế kỷ thứ 2 TCN.[9]

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Herodotus,, 2.48, on Perseus
  2. ^ Xenophon,, 4.55, on Perseus
  3. ^ νευρόσπαστος, Henry George Liddell, Robert Scott, A Greek-English Lexicon, on Perseus
  4. ^ νεῦρον, Henry George Liddell, Robert Scott, A Greek-English Lexicon, on Perseus
  5. ^ σπάω, Henry George Liddell, Robert Scott, A Greek-English Lexicon, on Perseus
  6. ^ List of Ancient Greek words related to puppetry, Henry George Liddell, Robert Scott, A Greek-English Lexicon, on Perseus
  7. ^ Aristotle, On the Motion of Animals, 350 BC.
  8. ^ “Pulling the strings to resuscitate a dying art”. The Hindu. Thanjavur, India. ngày 17 tháng 8 năm 2012.
  9. ^ “Puppet Forms of India”. Centre for Cultural Resources and Training, Ministry of Culture, Government of India. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2013.

Đọc thêm

  • Ghosh, S. and Banerjee, Utpal Kumar, Indian Puppets, Abhinav Publications, 2006. ISBN 81-7017-435-X.
  • Bell, John, Strings, Hands, Shadows: A Modern Puppet History, Wayne State University Press, 2000. ISBN 0-89558-156-6.
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s