Chiến dịch Nghĩa Lộ

Chiến dịch Nghĩa Lộ
Một phần của Chiến tranh Đông Dương
Thời gian18 tháng 4 năm 1948 – 1 tháng 5 năm 1948
Địa điểm
Tham chiến

Liên hiệp Pháp

 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Lực lượng
  • Tiểu đoàn số 1 xứ Thái tự trị thuộc tiểu khu Yên Bái gồm 3 Đại đội.
  • Một trung đội chỉ huy của Đại đội Commando số 1 Lào và số đông lính dõng.
  • 2000 chiến sĩ.
  • 2 Trung đoàn bộ đội địa phương của tỉnh Sơn La và Yên Bái.
  • 2 Tiểu đoàn (Tiểu đoàn Sông Lô và Tiểu đoàn 45 của Bộ)
  • Chiến dịch Nghĩa Lộ 1948. Bắt đầu từ ngày 18/4/1948 Kết thúc ngày 01/5/1948 Từ cuối năm 1947, đầu năm 1948 Pháp kiểm soát được hầu hết các tỉnh lỵ, thị xã, thị trấn và đường giao thông quan trọng ở Tây Bắc. Bộ Tổng chỉ huy chỉ thị cho Khu 10 phá kế hoạch bao vây biên giới của địch, đưa các Đại đội hoạt động độc lập, các đội xung phong công tác, vũ trang tuyên truyền vào sâu trong vùng địch tạm chiếm, tiến tới xây dựng và mở rộng căn cứ địa Tây Bắc. Thực hiện chỉ thị trên, Bộ chỉ huy Khu 10 quyết định mở chiến dịch tiến công Nghĩa Lộ vào đầu tháng 4 năm 1948. Cụ thể là tập trung một lực lượng mạnh tiêu diệt Tiểu đoàn số 1 xứ Thái tự trị ở Nghĩa Lộ trong thời gian ngắn để uy hiếp Sơn La, buộc quân địch ở Lào Cai, Văn Bàn phải phân tán lực lượng về giữ hậu phương, tạo thuận lợi cho các đơn vị khác diệt các vị trí án ngữ biên giới, đồng thời buộc địch phải điều quân từ Hòa Bình lên giữ Sơn La.

    Lực lượng:

    Lực lượng phía Pháp ở Nghĩa Lộ gồm:

    + Tiểu đoàn số 1 xứ Thái tự trị thuộc tiểu khu Yên Bái gồm 3 Đại đội.

    + Một trung đội chỉ huy của Đại đội Commando số 1 Lào và số đông lính dõng.

    Vị trí chính đóng tại Nghĩa Lộ, Cốc Báng, Gia Hội, Quang Huy. Các đồn phụ đóng ở Thượng Bằng La, Thu Cúc, Văn Yên, Phong Phú, Tú lệ, Cửa Nhì.

    Lực lượng phía Việt Minh gồm: tổng số 2.000 chiến sĩ.

    + 2 Trung đoàn bộ đội địa phương của tỉnh Sơn La và Yên Bái.

    + 2 Tiểu đoàn (Tiểu đoàn Sông Lô và Tiểu đoàn 45 của Bộ)

    Ban chỉ huy gồm Bế Sơn Cương, Vũ Lập; Nhung (không rõ họ); Yến (không rõ họ). Sở chỉ huy đặt ở Ca Vịnh.

    Kế hoạch tác chiến:

    Ban chỉ huy quyết định đánh chiếm vị trí Nghĩa Lộ, giải quyết xong Nghĩa Lộ sẽ tập trung quân đánh xuống Quang Huy.

    + Hướng Nghĩa Lộ do Nhung chỉ huy dùng Tiểu đoàn Sông Lô, Trung đoàn tỉnh Yên Bái và 5 Đại đội độc lập được trang bị 1 cối 81 ly, 1 cối 60 ly, 9 badôca, 11 trung liên (FM), súng trường tiến công. Tiểu đoàn 45 đánh nghi binh ở Gốc Bản, Cửa Nhì.

    + Hướng tiến công Quang Huy do Yến chỉ huy.

    Pháp biết được kế hoạch tiến công của Việt Minh nên tăng cường quân phòng thủ Nghĩa Lộ, đóng thêm một số vị trí. Khu 10 quyết định chuyển hướng chính đánh vào Gia Hội. Lực lượng địch ở đây có 150 tên, trong đó có một quan hai và 11 lính Pháp, có 2 cối và 4 trung liên.

    Ngày 21/4, Việt Minh gồm 2 Đại đội tấn công Gia Hội. Hai bên bắn nhau trong vòng 1 giờ. Trời sáng, bộ đội Việt Minh rút lui.

    Đêm 22/4, cả 4 Đại đội 510;514; 518; 520 của Việt Minh tấn công vào đồn Gia Hội. Pháp để một lực lượng nhỏ bắn trả, còn lại rút ra ngoài rồi dùng cối bắn vào quanh đồn. Đến 4h30' Việt Minh lui quân. Kết quả, Pháp chết 6 người (có một quan hai), 10 lính khố đỏ và bị thương nhiều người. Việt Minh bị chết 9 người, bị thương 19 người, bị lạc 2 người.

    Tham khảo

    • x
    • t
    • s
    Việt Nam (Đồng bằng Bắc Bộ • Việt Bắc • Tây Bắc • Bắc Trung Bộ • Tây Nguyên • Liên khu 5 • Nam Bộ)  • Lào  • Campuchia
    Tham chiến
    Liên hiệp Pháp
    {Chỉ huy}
    Việt Nam
    {Chỉ huy}
    Diễn biến
    Nguyên
    nhân
    Pháp xâm lược Đại Nam • Pháp thuộc • Phong trào Giải phóng dân tộc Việt Nam • Việt Nam trong Thế chiến II • Cách mạng tháng Tám • Việt Nam độc lập
    1945–1947
    Nam Bộ kháng chiến • Sài Gòn • Nam tiến • Gaur • Hoa quân nhập Việt • Mặt trận Tây Tiến (Lai Châu) • Hải Phòng • Bắc Ninh • Lạng Sơn • Đà Nẵng • Un scénario de coup d'Etat • Toàn quốc kháng chiến (Hà Nội '46 • Huế • Nghệ An • Nam Định • Đà Nẵng) • Hà Đông • Việt Bắc '47
    1948–1950
    Véga • La Ngà • Nghĩa Lộ '48 • Tầm Vu • Đường 5 • Yên Bình Xã • Đường 3 • Phủ Thông • Đông Bắc I • Đường 4 • Xuân Đại • Khu V • Sông Đà • Quảng Đà • Lao–Hà • Vật Lại • Đông Bắc II • Cao-Bắc-Lạng • Sông Lô • Sông Thao • Thập Vạn Đại Sơn • Quảng Nam • Mỹ Tho • Lê Lai • Lê Lợi • Nam Khánh Hoà • Sông Mã • Cầu Kè • Võ Nguyên Giáp • Cầu Ngang • Sơn Hà • Cao Lãnh • Lê Hồng Phong • Trà Vinh • Sóc Trăng I • Phan Đình Phùng • Bến Tre • Hoàng Diệu • Đắk Lắk • Biên giới • Amyot D'Inville • Long Châu Hậu • Bến Cát
    1950–1954
    Trần Hưng Đạo-Trung du (Vĩnh Yên • Bình Liêu) • Hoàng Hoa Thám-Đường 18 (Mạo Khê) • Quang Trung-Đồng bằng • Tràng Bỏm • Lý Thường Kiệt • Mandarine • Hòa Bình (Tulipe • Tu Vũ) • Ninh Bình • Bretagne • Camargue • Adolphe • Concarneau • Tarentaise • Brochet • Tây Bắc (Nghĩa Lộ • Lorraine • Sơn La • Nà Sản '52) • An Khê • Thượng Lào '52 (Mường Khoa) • Hirondelle • Nà Sản '53 • Mouette • Castor • Lai Châu • Trung Lào • Đông Xuân • Hạ Lào • Atlante • Bắc Tây Nguyên • Thượng Lào '54 • Điện Biên Phủ • Đồng bằng Bắc Bộ • Phú Thọ Hòa • Đắk Pơ • Hà Nội '54
    Chính trị
    Ngoại giao
    Ngoại giao
    Diệt Cộng cầm Hồ • Hiệp ước Hoa–Pháp • Hiệp định Sơ bộ • Hội nghị Đà Lạt • Hội nghị Fontainebleau • Hội nghị Liên bang • Tạm ước Fontainebleau • Tối hậu thư Morlière • Thông điệp Paul Mus • Thỏa thuận vịnh Hạ Long • Hiệp ước Élysée • Biến động ngoại giao năm 1950 ở Việt Nam, Campuchia và Lào • Hiệp định Phòng thủ chung • Hiệp ước Hợp tác Kinh tế Việt–Mỹ • Hiệp ước Matignon • Hiệp định Genève • Hội nghị quân sự Trung Giã • Ngừng bắn
    Chính trị
    Phong trào
    quần chúng
    Biểu tình Sài Gòn • Toàn quốc chống Mỹ • Bãi công Hà Tu • Biểu tình Khánh Hòa • Biểu tình Hải Phòng • Tuyên ngôn hòa bình trí thức Sài Gòn–Chợ Lớn • Phong trào phản chiến trong Chiến tranh Việt Nam
    Khác
    Chiến lược
    quân sự
    Du kích vận động chiến • Chiến tranh nhân dân • Kế hoạch Revers (Hành lang đông-tây) • Kế hoạch De Lattre de Tassigny (Phòng tuyến Tassigny • Da vàng hóa chiến tranh) • Kế hoạch Navarre
    Ném bom
    Vulture • Condor
    Tổn thất
    Thiệt hại của Pháp • Thiệt hại của Việt Nam • Viện trợ của Mỹ
    Tội ác
    Thảm sát Hàng Bún • Thảm sát suối Sọ • Thảm sát Mỹ Trạch • Thảm sát Cầu Hòa • Thảm sát Tân Minh • Thảm sát chợ Gộ • Thảm sát Cát Bay
    Hậu quả
    Sự tham gia của Mỹ • Chia cắt Việt Nam (Giới tuyến Bến Hải • Di cư năm 1954) • Chiến tranh Việt Nam • Văn học nghệ thuật
    Vũ khí
    Cục Quân giới
    Thể loại  · Chủ đề · Dự án
    Từ điển · Thông tin · Danh ngôn ·
    Văn kiện và tác phẩm · Hình ảnh và tài liệu · Tin tức
    Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến lịch sử Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
    • x
    • t
    • s