Chủ nghĩa duy con người

Chủ nghĩa duy con người, hay chủ nghĩa nhân loại trung tâm (tiếng Anh: Anthropocentrism), là học thuyết cho rằng con người là thực thể quan trọng nhất trong vũ trụ. Chủ nghĩa này diễn giải hay đánh giá thế giới dựa trên các giá trị và kinh nghiệm của con người.[1] Quan điểm này còn được gọi là lấy con người là trung tâm, là gốc của các vấn đề, coi con người là ngoại lệ hoặc ưu việt. Một số nền văn hóa đặc biệt thể hiện rõ nét quan điểm này.

Chủ nghĩa duy con người đã được một số nhà bảo vệ môi trường thừa nhận, như trong những cuốn sách Confessions of an Eco-Warrior của Dave Foreman và Green Rage by Christopher Manes, là cơ sở tại sao loài người chiếm ưu thế và thấy được sự cần thiết để "phát triển" phần lớn Trái Đất. Chủ nghĩa duy con người cũng được những nhà văn và nhiều người khác cho là nguyên nhân cơ bản của khủng hoảng sinh thái, quá tải dân số con người, và sự tuyệt chủng của nhiều loài không phải con người.

Xem thêm

Đọc thêm

  • Bertalanffy, General System Theory (1993): 239-48
  • White, Lynn Townsend, Jr, "The Historical Roots of Our Ecologic Crisis", Science, Vol 155 (Number 3767), ngày 10 tháng 3 năm 1967, pp 1203–1207
  • Chew, Sing C. "Ecology in Command"
  • Chew, Sing C. "Ecological Futures"

Tham khảo

  1. ^ Anthropocentrism - Merriam-Webster Dictionary.
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s