Chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa

Chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa hay thường gọi tắt là chùa Kỳ Viên tọa lạc ở số 132 Đường Sinh Trung, phường Vạn Thạnh thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa. Chùa nằm trên đỉnh của một trong bốn ngọn đồi Tứ linh nằm giữa lòng thành phố Nha Trang có tên là Bạch Tượng (Voi trắng). Là một ngôi chùa đẹp và lâu đời, chùa cũng là nơi tổ chức các khóa tu hè cho thanh thiếu niên [1] và các khóa thi Phật pháp [2]

Lịch sử

Chùa nguyên là miếu thờ các vị công thần nhà Nguyễn, có tên là miếu Tinh Trung (sau đổi là Sinh Trung) được xây dựng năm 1802 dưới triều Gia Long.[3]

Trong những năm 1948 - 1950 Từ Cung Hoàng thái hậu (mẹ vua Bảo Đại) kinh lý tỉnh Khánh Hòa, đến Nha Trang lên miếu này thấy phong cảnh thích hợp cho một ngôi chùa nên thái hậu đã vận động làng Vạn Thạnh hiến cúng cho Giáo hội Phật giáo tỉnh Khánh Hòa làm nơi thờ Phật.

Qua thời gian tu chỉnh, Giáo hội Phật giáo Tỉnh Khánh Hòa và các Phật tử đã cung thỉnh Hòa thượng Thích Thiện Minh giữ chức Trụ trì. Khi nhận trách nhiệm Trụ trì, Hòa thượng đặt lại tên cho chùa là Linh Sơn Kỳ Viên Khuôn hội. Vì công tác Giáo hội giao nên Hòa thượng giao lại cho Hòa thượng Thích Từ Mãn. Qua thời gian nhận trách nhiệm trụ trì nhưng vì nhận công tác Phật sự tại Đà Lạt, Hòa thượng Thích Từ Mãn đã giao lại cho Hòa thượng Thích Trí Tín. Sau Hòa thượng Thích Trí Tín là Thượng tọa Thích Viên Mãn.

Từ năm 1977, thượng tọa Thích Trí Viên (nay là Hòa thượng Thích Trí Viên, Phó Ban trị sự Phật giáo tỉnh Khánh Hòa, Trưởng ban Hoằng pháp tỉnh Khánh Hòa) đảm nhận trụ trì, từ 1982, chùa bắt đầu đại trùng tu, đến năm 1992 chùa hoàn thành xây dựng trùng tu Chánh Điện, Hậu Tổ và được đổi tên là Kỳ Viên Trung Nghĩa.

Chùa còn là nơi sinh hoạt và tu tập của Đạo tràng Pháp Hoa, một trong những đạo tràng được Hòa thượng Tôn sư Thích Trí Quảng hoằng pháp khắp mọi miền đất nước.

Sáng 5-12 Đinh Dậu(21-01-2018),nhân tuần bách nhật cố HT.Thích Trí Viên-Phó trưởng BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, tại chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa(phường Vạn Thạnh, tp Nha Trang), Ban Trì Sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa tổ chức lễ công bố quyết định bổ nhiệm TT.Thích Huệ Giáo làm trụ trì chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa.

Dự lễ có HT.Thích Quảng Thiện, Thành viên HĐCM, Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, HT.Thích Ngộ Tánh, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, HT.Thích Minh Thông, Phó Trưởng Ban TT BTS GHPGVN tỉnh; cùng Chư tôn đức tăng ni BTS GHPGVN tỉnh; ông Nguyễn Hữu Dinh, Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Khánh Hòa cùng quý vị đại diện chính quyền tỉnh, thành phố, phường Vạn Thạnh và đông đảo phật tử tham dự.TT.Thích Huệ Giáo trụ trì dâng lời phát nguyện có đoạn viết: Ba mươi bảy năm về trước, khi bước chân vào chùa học đạo, được Bổn sư huấn dưỡng và được sự dạy dỗ của các bậc giáo thọ qua các trường Phật học. Hôm nay con lại được Hòa thượng Bổn sư giao phó giữ trọng trách lớn lao kế thừa trụ trì chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa, con xin cúi đầu niệm ân và xin phát nguyện: Nghiêm trì giới luật của người xuất gia, làm tròn nghĩa vụ sứ giả của Như Lai, hoằng pháp độ sinh, thực hiện đúng Hiến chương của Giáo hội, sống “Tốt đạo, đẹp đời”.

Ban đạo từ HT.Thích Ngộ Tánh đã tri niệm và tán thán công đức của cố HT.Thích Trí Viên cùng môn đồ pháp quyến, Hòa thượng nhắn nhủ TT.Thích Huệ Giáo hoàn thành tốt sứ mạng “Trụ pháp vương gia, trì Như Lai xứ". (Trích phatgiao.org.com.vn)

Chú thích

  1. ^ “Khánh Hòa: Hội trại hè thanh, thiếu niên Phật tử Nha Trang lần I-2009”. Giác Ngộ Online. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2009. Truy cập 28 tháng 5 năm 2015.
  2. ^ “Khánh Hòa: Gần 500 thí sinh sẽ dự thi Phật pháp căn bản”. Giác Ngộ Online. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2011. Truy cập 28 tháng 5 năm 2015.
  3. ^ “Error”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 7 năm 2012. Truy cập 24 tháng 9 năm 2015.

Tham khảo

  • Trang web chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa
  • Giới thiệu
  • Đoạn ký sự chùa Kỳ Viên do Đài Truyền hình Khánh Hòa thực hiện đầu xuân 2012
  • x
  • t
  • s
Phong cảnh
Đồi Trại Thủy • Bãi biển Trần Phú • Vịnh Nha Trang • Bãi Sạn • Hòn Chồng • Hòn Tằm • Hòn Mun • Hòn Tre • Bãi Trũ • Đầm Bấy • Vịnh Cam Ranh • Đầm Thủy Triều • Bãi Dài • Đảo Yến • Đầm Nha Phu • Suối Hoa Lan • Đảo Khỉ • Dốc Lết • Khu du lịch Ninh Thủy • Suối nước nóng Dục Mỹ • Vịnh Vân Phong • Đầm Môn • Hòn Ông • Hòn Khói • Bãi biển Đại Lãnh • Suối Đá • Suối Tiên • Hòn Bà • Thác Yang Bay • Thác Ba Hồ • Suối Ồ Ồ • Thác Tà Gụ • Trường Sa
Công trình
Tháp Bà • Chùa Long Sơn • Chùa Kỳ Viên Trung Nghĩa • Nhà thờ Núi • Viện Pasteur Nha Trang • Viện Hải dương học • Thủy Cung Trí Nguyên • Đình Phú Cang • Am Chúa • Lăng Bà Vú • Thành Diên Khánh • Làng cổ Phú Vinh • Đàn đá Khánh Sơn • Văn miếu Diên Khánh • Chợ Đầm • Khu tưởng niệm bác sĩ Alexandre Yersin • Bảo tàng Alexandre Yersin • Vinpearl Land • Diamond Bay • Wonderpark Resort  • Chiến khu Đồng Bò-Mật khu Đá Hang • Chùa Từ Vân • Chùa Trúc Lâm • Miếu thờ Bà Chúa Đảo Yến - Lê Thị Huyền Trâm • Nhà cổ Khánh Hòa • Miếu Ông Thạch • Dinh Bảo Đại • Suối khoáng Tháp Bà
Ẩm thực
Bánh canh Nha Trang • Bò nướng Lạc Cảnh • Nem Ninh Hòa • Bún lá cá dầm • Cháo hàu • Chả cá • Cháo tôm hùm Bình Ba • Bánh ướt Ninh Hòa • Phở Nha Thành • Bún cá Diên Khánh • Bún mực Vạn Ninh • Bún sứa • Vịt Ninh Hòa • Gà ri Ninh Hòa • Lợn Phú Khánh • Khô nai Diên Khánh • Sò huyết Thủy Triều • Hải sâm • Cá Trầu Võ Cạnh • Yến sào
Lễ hội văn hóa
Lễ hội Đền Hùng • Lễ hội Am Chúa • Lễ hội Tháp Bà • Lễ hội Cá Voi
Du lịch Việt Nam

7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái


Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến kiến trúc đền, chùa, tu viện Phật giáo tại Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s