Cấm kỵ

Một phần của
Xã hội học
  • Lịch sử
  • Sơ lược
  • Danh sách
Chủ đề chính
Khía cạnh
  • Lý thuyết xung đột
  • Lý thuyết phê phán
  • Lý thuyết chức năng cấu trúc
  • Chủ nghĩa thực chứng
  • Chủ nghĩa kiến tạo xã hội
  • Lý thuyết tương tác biểu trưng
Nhánh
  • Lão hóa
  • Kiến trúc
  • Nghệ thuật
  • Xã hội học thiên văn học
  • Cơ thể
  • Tội phạm học
  • Ý thức
  • Văn hóa
  • Cái chết
  • Nhân khẩu học
  • Lệch lạc
  • Thảm họa
  • Kinh tế
  • Giáo dục
  • Cảm xúc (Sự ghen tị)
  • Môi trường
  • Gia đình
  • Nữ quyền
  • Tài khóa
  • Đồ ăn
  • Giới tính
  • Các thế hệ
  • Sức khỏe
  • Lịch sử
  • Nhập cư
  • Công nghiệp
  • Internet
  • Người Do Thái
  • Kiến thức
  • Ngôn ngữ
  • Luật
  • Nhàn rỗi
  • Văn học
  • Chủ nghĩa Marx
  • Toán học
  • Y học
  • Quân sự
  • Âm nhạc
  • Hòa bình, chiến tranh và xung đột xã hội
  • Triết học
  • Chính trị
  • Công cộng
  • Trừng phạt
  • Chủng tộc và dân tộc
  • Tôn giáo
  • Đồng quê
  • Khoa học (Lịch sử khoa học)
  • Social movements
  • Tâm lý học xã hội
  • Xã hội học điều khiển học
  • Xã hội học
  • Không gian
  • Thể thao
  • Công nghệ
  • Khủng bố
  • Đô thị
  • Utopia
  • Nạn nhân học
  • Thị giác
Phương pháp
Nhân vật
Đông Á
  • Thập niên 1900
    • Phí Hiểu Đồng

Nam Á

  • Thập niên 1800
    • G.S Ghurye
  • Thập niên 1900
    • Irawati Karve
    • M. N. Srinivas

Trung Đông

Châu Âu

Bắc Mỹ

  • x
  • t
  • s

Ở bất kì xã hội nào, một điều cấm kỵ (Hán Việt: 禁忌; tiếng Anh: taboo) là những điều bị cấm hoàn toàn hoặc bị ngăn cấm mạnh mẽ (thường là những phát ngôn và hành vi) dựa trên những nhận thức văn hóa cho rằng điều đó là ghê tởm, nguy hiểm hoặc, có thể là, quá thiêng liêng để người trần có thể làm.[1][2] Sự cấm đoán này xuất hiện ở gần như tất cả các nền văn hóa.[1] Các điều cấm kỵ có tính chất tương đối, ví dụ như những điều liên quan đến đồ ăn, có thể được coi là không thể chấp nhận được ở nền văn hóa hay tôn giáo này lại có thể hoàn toàn chấp nhận được ở nền văn hóa hay tôn giáo khác. Dù điều cấm kỵ đó có đúng hay sai trên phương diện khoa học, nó thường được tạo ra để bảo vệ các cá nhân, nhưng có khi nó tồn tại do nhiều lý do khác nữa. Đằng sau nhiều điều cấm kỵ xuất phát từ tôn giáo hay thần linh là các nền tảng sinh thái học hoặc y học. Những điều cấm kỵ có thể giúp chúng ta sử dụng tài nguyên hợp lý hơn, nhưng khi được áp dụng với chỉ một bộ phận nhỏ của cộng đồng, nó lại cô lập bộ phận người đó. Một điều cấm kỵ đã được chấp nhận ở một nhóm người hay một bộ lạc có thể làm cho họ gắn kết với nhau hơn, giúp nhóm người đó nổi bật giữa những nhóm người khác và tạo nên "chất riêng" cho nhóm người đó.[3] Nghĩa của từ tiếng Anh "taboo" còn được mở rộng hơn trong ngành khoa học xã hội để chỉ những điều cấm liên quan đến bất kỳ phạm vi nào của hành động của con người hoặc những tục lệ thiêng liêng, bị ngăn cấm dựa trên đánh giá đạo đức, đức tin hoặc chuẩn mực xã hội.[3] "Vi phạm vào những điều cấm kỵ" thường bị phản đối và làm nhiều người khó chịu, chứ không chỉ đơn thuần là một mặt của văn hóa.

Từ nguyên

Từ tiếng Anh "taboo" có nguồn gốc từ tiếng Tonga Tapu hoặc tiếng Fiji tabu ("cấm", "không được chấp nhận")[4] liên quan đến tiếng Maori tapu, tiếng Hawaii kapu, tiếng Malagasy fady. Từ tiếng Anh này được sử dụng từ năm 1777 khi nhà thám hiểm người Anh James Cook đến thăm Tonga, và nói rằng người Tongan sử dụng từ "taboo" để chỉ "bất kì thứ gì bị cấm ăn, hoặc sử dụng".[5] Ông viết:

Không một ai trong số họ ngồi xuống, hoặc cắn một miếng đồ ăn nào... Khi tôi bộc lộ sự ngạc nhiên của mình, những việc này là những việc cấm kỵ, như họ nói; một từ có ý nghĩa bao hàm toàn diện; nhưng, nhìn chung, nói đến một điều gì đó bị cấm.[6]
(Not one of them would sit down, or eat a bit of any thing.... On expressing my surprise at this, they were all taboo, as they said; which word has a very comprehensive meaning; but, in general, signifies that a thing is forbidden.)

Từ này được dịch cho ông là "thánh hóa, bất khả xâm phạm, cấm, không thuần khiết hoặc bị nguyền rủa".[7] Tabu được cho là từ ghép giữa hình vị ta ("đánh dấu") và bu ("đặc biệt"), nhưng có thể giả thuyết này là sai (chú ý rằng tiếng Tongan không có âm vị /b/), và tapu thường được dùng như một từ đơn nhất, không-được-ghép có nguồn gốc từ tiếng Châu Đại dương nguyên thủy *tapu, lại có nguồn gốc từ tiếng Châu Đại dương nguyên thủy *tabu, có ý nghĩa "linh thiêng, cấm".[8][9][10] Trong tiếng Tonga hiện đại, từ tapu mang ý nghĩa "linh thiêng" hoặc "(thuộc) thánh", những thứ được bảo vệ bởi phong tục hoặc luật pháp. Ở đảo chính, từ này thường được gắn vào đuôi từ "Tonga" thành Tongatapu, ở đây mang nghĩa "(vùng, miền) Nam Thiêng liêng" hơn là "(vùng, miền) Nam Cấm".

Trong tiếng Việt, từ "cấm kỵ" được ghép từ hai chữ cấm (禁, "ngăn chặn, không cho phép") và kỵ (忌, "sợ, tránh").

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ a b Encyclopædia Britannica Online. "Taboo." Encyclopædia Britannica Inc., 2012. Truy cập 21 Mar. 2012
  2. ^ Merriam-Webster's Online Dictionary, 11th Edition. "Taboo."
  3. ^ a b Meyer-Rochow, Victor Benno (2009). “Food taboos: their origins and purposes”. Journal of Ethnobiology and Ethnomedicine. 5–18: 1–10. doi:10.1186/1746-4269-5-18. This article contains quotations from this source, which is available under the Creative Commons Attribution 2.0 Generic (CC by 2.0) license.
  4. ^ Dixon, Robert M. W. (1988). A Grammar of Boumaa Fijian. tr. 368. ISBN 978-0-226-15429-9.
  5. ^ Cook & King 1821, tr. 462
  6. ^ Cook & King 1821, tr. 348
  7. ^ (Cook & King 1821)
  8. ^ Online Etymology Dictionary. "Taboo."
  9. ^ “Online dictionary”. Lexico Publishing Group, LLC. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2007.
  10. ^ Biggs, Bruce. “Entries for TAPU [OC] Prohibited, under ritual restriction, taboo”. Polynesian Lexicon Project Online. University of Auckland. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2012.

Chú thích sách

  • Cook, James; King, James (1821). A voyage to the Pacific Ocean: undertaken by command of His Majesty, for making discoveries in the Northern Hemisphere: performed under the direction of Captains Cook, Clerke, and Gore: in the years 1776, 1777, 1778, 1779, and 1780: being a copious, comprehensive, and satisfactory abridgement of the voyage. Printed for Champante and Whitrow... and M. Watson; 1793.
  • Cook, James (1728–1779). “The Three Voyages of Captain James Cook Round the World”. 5. Luân Đôn: A&E Spottiswoode. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • BNE: XX526400
  • BNF: cb13319099c (data)
  • GND: 4058861-0
  • LCCN: sh85131822
  • NDL: 00572489
  • NKC: ph126408
  • SUDOC: 02782084X