Cách mạng Cam

Cách mạng Cam
Một phần của Cách mạng màu
Những người biểu tình cách mạng Cam tập trung tại quảng trường Maidan Nezalezhnosti ở Kiev ngày 22 tháng 11 năm 2004
Ngày22 tháng 11 năm 2004 – 23 tháng 1 năm 2005
(2 tháng và 1 ngày)
Địa điểm
Kyiv, Ukraina
Nguyên nhân
  • Kuchmagate crisis severely undermined the legitimacy of President Kuchma and "his candidate" and Prime Minister Viktor Yanukovych[1][2]
  • Yanukovych's government was not being credited for economic growth[1]
Mục tiêu
Hình thứcBiểu tình, Bất tuân dân sự, Đình công
Kết quả
  • Hủy bỏ lệnh của Tòa án tối cao Ukraina
  • Viktor Yushchenko chiến thắng, trở thành tổng thống
Nhân vật thủ lĩnh
Viktor Yushchenko
Yulia Tymoshenko
Leonid Kuchma
Viktor Medvedchuk
Viktor Yanukovych
Số lượng
Tại Kyiv : khoảng hàng trăm nghìn đến một triệu người[5]
Thương và tử vong
Người chết1 man died after suffering a heart attack[6]
Cái nơ của Cách mạng Cam, được những người biểu tình đeo vào năm 2004.

Cách mạng Cam (tiếng Ukraina: Помаранчева революція, Pomarancheva revolyutsiya) là một loạt các cuộc biểu tình và các sự kiện chính trị diễn ra tại Ukraina từ cuối tháng 11 năm 2004 đến tháng 1 năm 2005, sau cuộc chạy đua bầu cử tổng thống năm 2004, bị người biểu tình cho là đã xảy ra việc tham nhũng, đe dọa cử tri cũng như gian lận phiếu. Các cuộc biểu tình này được tổ chức bởi nhóm của ứng cử viên tổng thống Viktor Andriyovych Yushchenko thuộc khối đối lập Ukraina của chúng ta với lập trường bài Nga và ủng hộ phương Tây. Theo ý kiến của một số người, nhất là phía Nga và những người dân nói tiếng Nga ở Nam và Đông Ukraina, cũng như những người ủng hộ Tổng thống Yanukovych, đây là những cố gắng để lật đổ chính quyền. Cách mạng Cam và những kết quả của nó được liệt vào các cuộc cách mạng màu. Cuộc cách mạng vào năm 2004 này diễn ra mà không có người nào chết do bạo lực, trái ngược với các cuộc phản đối đã trở thành bạo loạn đẫm máu từ tháng 11 năm 2013 cho tới tháng 2 năm 2014 trong cách mạng maidan.[7]

Hậu quả

Sau khi lên nắm quyền, thay vì đoàn kết để tiến hành những cải cách cần thiết, giới lãnh đạo Cách mạng Cam chia rẽ, đấu đá, tranh giành quyền lực. Chỉ một năm sau khi lên nắm quyền, ông Yushchenko đã cách chức thủ tướng của bà Tymoshenko. Và sau khi thất bại trong vòng một cuộc bầu cử năm 2010, ông Yushchenko cũng đã từ chối ủng hộ bà Tymoshenko. Liên minh Châu Âu (EU) đã không dành sự ủng hộ và giúp Ukraine hòa nhập với châu Âu. Dưới thời ông Yushchenko, Ukraina vẫn phải đối diện với nạn tham nhũng, thiếu tổ chức, nợ nần như như trước cách mạng. Sau 5 năm cuộc cách mạng nổ ra, người dân Ukraina rất thất vọng về các lãnh đạo Cách mạng Cam.[8] Kết quả là trong cuộc bầu cử Tổng thống kế tiếp, một ứng viên có lập trường ủng hộ quan hệ với Nga là Viktor Yanukovych đã giành chiến thắng.

Liên kết ngoài

  • The creation of the ukraine Opposition
  • The Orange Revolution auf TIME.com, Montag, 6. Dezember 2004 Lưu trữ 2013-05-28 tại Wayback Machine
  • US campaign behind the turmoil in Kiev bei The Guardian, 26. November 2004
  • Six questions to the critics of Ukraine's orange revolution bei The Guardian, 2. Dezember 2004
  • Над всей республикой оранжевое небо "Коммерсантъ-Деньги" № 47(502) от 29.11.2004г
  • Orange_Revolution bei jungewelt.de
  • russlandonline.ru
  • "Maidan" – An Internet Hub for Civil Resistance to Authoritarianism in Ukraine Lưu trữ 2006-04-08 tại Wayback Machine
  • "Maidan" – An Internet Hub for Citizens Action Network in Ukraine
  • Orange Winter, a feature documentary about the Orange revolution bei azfilms.us Lưu trữ 2007-06-28 tại Wayback Machine von Andrei Zagdansky
  • Role of Internet-based Information Flows and Technologies in Electoral Revolutions:The Case of Ukraine’s Orange Revolution bei firstmonday.org Lưu trữ 2012-10-21 tại Wayback Machine
  • pdf-Dokument auf iep.ru: The Economic Policy of Ukraine after the Orange Revolution von Anders Åslund Lưu trữ 2013-03-14 tại Wayback Machine

Tham khảo

  1. ^ a b Ukraine's Orange Revolution: Causes and Consequences by Taras Kuzio, University of Ottawa (ngày 28 tháng 4 năm 2005)
  2. ^ The Colour Revolutions in the Former Soviet Republics: Ukraine by Nathaniel Copsey, Routledge Contemporary Russia and Eastern Europe Series (page 30-44)
  3. ^ Ukraine profile, BBC News
  4. ^ Ukrainian Politics, Energy and Corruption under Kuchma and Yushchenko by Taras Kuzio, Harvard University (ngày 7 tháng 3 năm 2008)
  5. ^ Veronica Khokhlova, New Kids On the Bloc, The New York Times, ngày 26 tháng 11 năm 2004
  6. ^ Savik Shuster: I’m the only thing to remain after “orange revolution” Lưu trữ 2009-09-23 tại Wayback Machine, Novaya Gazeta (ngày 2 tháng 2 năm 2008)
  7. ^ Paul Quinn-Judge, Yuri Zarakhovich, The Orange Revolution Lưu trữ 2013-05-28 tại Wayback Machine, Time, 28. November 2004
  8. ^ http://www.bbc.com/vietnamese/world/2010/02/100210_ukraine_comment.shtml