Cá tràu tiến vua

Channa
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Phân lớp (subclass)Neopterygii
Phân thứ lớp (infraclass)Teleostei
Nhánh Osteoglossocephalai
Nhánh Clupeocephala
Nhánh Euteleosteomorpha
Nhánh Neoteleostei
Nhánh Eurypterygia
Nhánh Ctenosquamata
Nhánh Acanthomorphata
Nhánh Euacanthomorphacea
Nhánh Percomorphaceae
Nhánh Carangimorpharia
Nhánh Anabantomorphariae
Bộ (ordo)Anabantiformes
Phân bộ (subordo)Channoidei
Họ (familia)Channidae
Chi (genus)Channa
Loài (species)C. hoaluensisC. ninhbinhensis
Danh pháp hai phần
Channa asiatica
(Linnaeus, 1758)
Danh pháp đồng nghĩa
  • Gymnotus asiaticus Linnaeus, 1758[2]
  • Channa ocellata Peters, 1864
  • Channa sinensis Sauvage, 1880
  • Channa formosana Jordan & Evermann, 1902

Cá tràu tiến vua là tên gọi của một số loài thuộc họ cá quả sinh sống ở vùng núi đá vôi ngập nước thuộc Quần thể di sản thế giới Tràng An, Ninh Bình. Cá tràu tiến vua gồm có hai loại có tên khoa học là Cá tràu hoa tiến vua Channa hoaluensis và Cá tràu đen tiến vua Channa ninhbinhensis. Ở Ninh Bình, loại cá trèo đồi cũng được coi là cá tràu tiến vua do có đặc điểm sinh học gần giống và cũng sinh sống ở khu vực này.

Đặc điểm

Cá tràu tiến vua là một loại cá quý hiếm có hoa văn màu sắc đẹp, không xương dăm, giá trị dinh dưỡng cao nên được ngành du lịch Ninh Bình bảo tồn khai thác và trở thành một đặc sản ẩm thực của địa phương.[3]

Cá tràu tiến vua chỉ sống ở vùng hang động ngập nước thuộc Quần thể danh thắng Tràng An với số lượng hạn chế.[4] Chúng rất khỏe, có khả năng trườn trên đá để trèo lên những điểm cao hơn như khe nước ven lưng chừng đồi, hồ trên núi, thậm chí là những nguồn nước ven các khe đá cheo leo. Loài cá này có mình tròn, thuộc họ cá quả (cá chuối), sinh sống chủ yếu trong các khe đá. Loài này có tập tính khá đặc biệt. Vào mùa đông, dù nước cạn đến mấy thì chúng cũng gắng đào hang sâu để sinh sống và ăn đất sét vàng có trong hang. Cá tràu ngủ một mạch suốt 3 tháng liền, đợi đến mùa mưa mới bắt đầu xuất hiện.[5]

Ẩm thực

Nói về ẩm thực cung đình của vùng núi đá vôi Hoa Lư Ninh Bình xưa là nói đến cá tràu tiến vua và cá rô Tổng Trường. Tương truyền, người dân bắt cá để dâng lên đức Đinh Tiên Hoàng Đế và coi đây là 2 loài thủy sản quý hiếm.[6]

Cá tràu tiến vua được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như cá tràu nướng, cháo cá tràu, canh cá tràu rau sắng.

Chú thích

  1. ^ Zhuang X. (2012). “Channa asiatica”. The IUCN Red List of Threatened Species. 2012: e.T166021A1106176. doi:10.2305/IUCN.UK.2012-1.RLTS.T166021A1106176.en. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2023.
  2. ^ Carl Linnaeus, 1758. Gymnotus asiaticus. Systema Naturae (ấn bản 10) 1: 246.
  3. ^ Đặc điểm sinh học của cá trèo đồi - cá tràu tiến vua
  4. ^ Cá cửng: Đặc sản chỉ dành cho vua, siêu quý hiếm ở đất Ninh Bình
  5. ^ Kỳ lạ loài cá khỏe đến ngỡ ngàng, tên gọi “ngượng đỏ mặt” nhưng thịt thơm, chắc, ngọt ngon
  6. ^ Cá trèo đồi: Đặc sản tiến vua quý hiếm đất Ninh Bình
  • x
  • t
  • s
Vùng du lịch phía Bắc:
Gia ViễnNho Quan

Quần thể danh thắng
Tràng An
Du lịch trung tâm đô thị
Thành phố Ninh Bình
Vùng du lịch phía Nam:
Tam ĐiệpKim Sơn
Lễ hội, làng nghề
Đặc sản ẩm thực
Du lịch Việt Nam

7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái