Bằng chứng công việc

Bằng chứng công việc (POW) là một hình thức chứng minh mã hóa trong đó một bên (bên Xác thực) xác minh cho người khác (người được xác minh) rằng một số nhất định các nỗ lực tính toán cụ thể đã được thực hiện. Người xác minh sau đó có thể xác nhận số lượng tính toán này với một số các tính toán tối thiểu. Khái niệm này được Cynthia Dwork và Moni Naor phát biểu lần đầu vào năm 1993 như một cách để ngăn chặn các cuộc tấn công từ chối dịch vụ và các hành vi lạm dụng dịch vụ khác như spam trên mạng bằng cách yêu cầu một số công việc từ người yêu cầu dịch vụ, thông thường có nghĩa là thời gian xử lý của máy tính. Thuật ngữ "bằng chứng công việc" lần đầu tiên được đặt ra và chính thức hóa trong một bài báo năm 1999 bởi Markus Jakobsson và Ari Juels.[1][2] Bằng chứng công việc sau đó đã trở nên phổ biến thêm bởi Bitcoin, và đã trở thành một nền tảng cho sự đồng thuận trong mạng phi tập trung mà không có hệ thống quyền lực, trong đó các thợ đào cạnh tranh để thêm các khối và đào tiền mới, mỗi thợ mỏ trải qua một xác suất thành công tỷ lệ với nỗ lực tính toán mà họ bỏ ra. PoW và PoS (bằng chứng cổ phần) là hai cơ chế tấn công Sybil được biết đến nhiều nhất. Trong nội dung của tiền mã hóa, chúng là cơ chế phổ biến nhất.[3]

Một số các cơ chế bằng chứng công việc quan trọng

Đây là các cơ chế bằng chứng công việc được nhiều người biết đến:

Tham khảo

  1. ^ Jakobsson, Markus; Juels, Ari (1999). “Proofs of Work and Bread Pudding Protocols”. Secure Information Networks: Communications and Multimedia Security. Kluwer Academic Publishers: 258–272. doi:10.1007/978-0-387-35568-9_18.
  2. ^ a b c Dwork, Cynthia; Naor, Moni (1993). “Pricing via Processing, Or, Combatting Junk Mail, Advances in Cryptology”. CRYPTO'92: Lecture Notes in Computer Science No. 740. Springer: 139–147. doi:10.1007/3-540-48071-4_10.
  3. ^ “Cryptocurrencies and blockchain” (PDF). European Parliament. tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2020. the two best-known – and in the context of cryptocurrencies also most commonly used
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s