Bò rừng châu Âu

Bò rừng châu Âu
Thời điểm hóa thạch: Cuối Pliocen đến Holocen
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Artiodactyla
Họ (familia)Bovidae
Phân họ (subfamilia)Bovinae
Chi (genus)Bos
Loài (species)B. primigenius
Danh pháp hai phần
Bos primigenius
Các phân loài

Bos primigenius primigenius
  (Bojanus, 1827)
Bos primigenius namadicus
  (Falconer, 1859)
Bos primigenius mauretanicus

  (Thomas, 1881)

Bò rừng châu Âu (danh pháp: Bos primigenius) hay còn gọi là bò Tur. Người ta cho rằng đây là tổ tiên của bò nhà (bò thủy tổ). Bò Tur trước đây phân bố rộng rãi cả ở châu Áchâu Âu dưới vài dạng khác nhau. Bò Tur có lông mềm, dài, thẳng, lông ở trên trán thường xoắn lại, Màu sắc lông có thể đen, nâu hoặc trắng, xám có sọc vàng, trắng dọc theo sống lưng. Sừng bò dài như cánh cung, màu đen, khoảng 50 cm. Ở phía nam châu Á, bò có u vai cao, lông màu vàng, mình hơi lép về phía mông, chân cao, đuôi dài quá khuỷu.[1] Bò Tur rất khỏe, nhanh nhẹn. Con cái cao khoảng 150–170 cm, con đực cao khoảng 175–200 cm. Nhóm bò Tur đựợc thuần hóa cả ở châu Á và châu Âu, hình thành nên bò nhà châu Á (Bos Indicus) và bò nhà châu Âu (Bos Taurus).

Hiện nay bò Tur đã bị tiệt chủng, không còn tồn tại ở trạng thái hoang dã, chỉ còn lại các con cháu của chúng đã được thuần hóa.

Nguồn gốc

Theo bảo tàng Paleontologisk, Đại học Oslo, bò Tur có nguồn gốc từ Ấn Độ cách đây vài triệu năm, đã di cư đến Trung Đông và đi sâu vào châu Á, và đến châu Âu cách đây 250.000 năm.[2]

Chú thích

  1. ^ “Bos primigenius primigenius”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2009.
  2. ^ “Paleontologisk Museum”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2009.

Tham khảo

  • History of aurochs in Poland Lưu trữ 2008-04-16 tại Wayback Machine
  • Breeding Back the Aurochs 2005, web-paper by student Magdalena Michalak at Bryn Mawr College, near Pennsylvania, Philadelphia.
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến Bộ Guốc chẵn này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s