Bình Thuận, Bình Sơn

Bình Thuận
Xã Bình Thuận
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngDuyên hải Nam Trung Bộ
TỉnhQuảng Ngãi
HuyệnBình Sơn
Địa lý
Tọa độ: 15°23′24″B 108°48′52″Đ / 15,39°B 108,81444°Đ / 15.39000; 108.81444
Bình Thuận trên bản đồ Việt Nam
Bình Thuận
Bình Thuận
Vị trí xã Bình Thuận trên bản đồ Việt Nam
Diện tích18,71 km²[1]
Dân số (1999)
Tổng cộng6304 người[1]
Mật độ337 người/km²
Khác
Mã hành chính21043[2]
  • x
  • t
  • s

Bình Thuận là một xã nằm về phía Đông Bắc của huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam. Phía Bắc và phía Đông giáp Biền Đông, Phía tây giáp xã Bình Đông, Phía nam giáp xã Bình Trị.

Xã hiện tại có 5 thôn: Đông Lỗ, Thuận Phước, Tuyết Diêm 1, Tuyết Diêm 2, Tuyết Diêm 3. Có 17 Khu dân cư thuộc 5 thôn.

Vị trí thôn và các xóm:

Thôn Thuận Phước ở phía nam xã, giáp với Biển Đông ở phía đông, có 4 xóm: Đồng Quýt. Cây Thị, Ngòi Thuốc, Đồng Dài (Đồng Dài là Khu Kinh tế mới của xã giáp với xã Bình Trị, hình thành thời kỳ xây dựng Khu Kinh tế Dung Quất).

Thôn Đông Lỗ nằm ở phía tây xã, có 4 xóm: Đồng Đá, Đồng Cũ, Cửa Làng (còn gọi xóm Phá Lê), Trang Khởi( (còn gọi xóm Tân Khởi).

Thôn Tuyết Diêm 1 nằm ở “sùng” nhọn nhất nhỏ ra biến, che chắn cho vịnh Dung Quất, ba phía bắc, đông tây đều là biển, là Vức 1 của thôn Tuyệt Diêm cũ

Thôn Tuyết Diêm 2 nằm ở tây thôn Tuyết Diêm cũ, nhìn ra vịnh Dung Quất ở hướng bắc, là Vức 2 của thôn Tuyết Diêm cũ.

Thôn Tuyết Diêm 3 nằm ở phía nam thôn Tuyết Diêm cũ, phía bắc nhìn ra vịnh Dung Quất, là Vức 3, vức 3+4 (còn gọi xóm Sông Cầu) thôn Tuyết Diêm cũ.

Diện tích: 18,917km Dân số: 7.518 người, mật độ dân số 397 người/km2 (năm 2017).

Nơi đây được chọn xây dựng Cảng nước sâu Dung Quất

VỀ HÀNH CHÍNH, TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ

Xã Bình Thuận xưa là địa hạt các làng xã Thuận Phước, Đông Lỗ, Tuyết Diêm còn lưu địa danh các thôn.

Trong địa bạ Quảng Ngãi xác lập năm Gia Long thứ 12 (1813) đã có sự hiện diện của các làng này, cùng nằm trong thuộc Hà Bạc, chứng tỏ các làng xã này đã hình thành rất sớm. Trong địa bạ này, Đông Lỗ là một xã, trong khi Thuận Phuộc và Hoa Diêm (tên cũ của Tuyết Diêm) đều là thôn

* Thôn Đông Lỗ:

Tại địa bạ năm 1813, xã Đông Lỗ được xác định giới cận như sau: "Đông giáp thôn Thuận Phước, lấy cột đã làm giới, tây giáp thôn Tùng Luật thôn Trung Mỹ, lấy cột đã làm giỏi nam giáp thôn An Hòa, thôn Trung Mỹ, lập cột đá làm giới: bắc giáp thôn Thuận Phuộc, thôn Tùng Luật, lấy cột đá làm giới”. Về ruộng địa bạ cho biết những thông tin khá bất thường, khi điền trang và tư điền của người nơi khác chiếm phần nhiều: toàn diện tích có 272 mẫu ta, điền trang trại điền 62 mẫu ta, tư điền gần 61 mẫu, điền trang trại điền cho nơi khác 10 mẫu, tư điền cho người nơi khác 138 mẫu.

Về hiện tượng bất thường này, sách Lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân và Đảng bộ xã Bình Thuận dẫn tư liệu từ ông Võ Đạt có ghi chép đáng chú ý như sau: “vào năm 1805, xã Đông Lỗ có khoảng 775ha ruộng đất và 62ha đất công điền. Do làng đông dân nên số tráng đinh nhiều, cử 3 người dân phải có một người đi lính. Lúc đầu bắt những người nghèo khổ đi trước, nhưng do ngày đêm canh gác quá khổ họ đào ngũ về nhà, xã bắt người khác đi thay, ruộng đất không có người làm xâu thuế nạp không đủ. Đến năm Gia Long thứ 9, thứ 10, bộ máy hương lý phải treo Bộ ở nóc đình chạy trốn, mấy phải họ lớn bỏ hết tài sản, điền sản, bỏ làng tìm nơi khác sinh sống. Đến năm Gia Long thứ 11, lập lại điền bộ cả nước thì xã Đông Lỗ điều tàn, không có người đứng ra lập bộ thuế. Tinh, huyện phải đưa dân các xã khác đến lập bộ thu thuế. Dân xã Đông Lỗ tản cư hơn 35 năm, đến năm Minh Mệnh thứ 15 [1834] mới hồi cư, về lại xã thì công điền, tư điền không còn, phải tìm đất hoang, đất núi, đất chồi, vỡ trảng cát để làm ăn".

Mặc dù các chi tiết, số liệu, năm tháng có các sai số nhất định, nhưng là lời lý giải có giá trị.

Địa danh Đông Lỗ, định danh bằng chữ Hán, trong đó chữ Đông có nghĩa thông thường chỉ hướng đông, còn chữ Lỗ chỉ sự khiêm tốn về trí tuệ, cũng là Gia danh chỉ nước Lỗ (ở Trung Quốc thời cổ đại).

* Thôn Tuyết Diêm Thôn

Tuyết Diêm nguyên xưa có tên là thôn Hoa Diêm. Trong địa bạ được xác lập năm Gia Long thứ 12 [1813], thôn Hoa Diêm được xác định giới cận như sau: "Đông giáp biển; tây giáp thôn Tùng Luật, thôn Thuận Phước, lấy cột đá làm giới; nam giáp thôn Thuận Phước, lấy cột đá làm giới; bắc giáp biển”. Điền thổ có diện tích 113 mẫu ta, trong đó điền trang trại điền 16 mẫu, tư điền 94 mẫu (có 7 khẩu làm ruộng muối với 0,5 mẫu).

Năm Thiệu Trị thử nhất [1841] vì phạm húy chử Hoa, nên tên thôn Hoa Diêm phải đổi là Tuyết Diêm.

Địa danh Hoa Diêm định danh bằng chữ Hán, trong đó chữ Hoa có nghĩa là hoa, cũng như vật hay người đẹp như hoa, chữ Diêm có nghĩa là muối. Còn trong địa danh Tuyệt Diêm (lưu đến ngày nay), chữ Tuyết có nghĩa là tuyết, cũng có nghĩa là trắng, trong trắng, và có thể gần nghĩa với chữ Hoa. Sự hiện diện của chữ Diêm trong địa danh này khiến người ta có thể nghĩ nó xuất phát từ nghề làm muối (dù là ít) ở nơi đây. Trong bản đồ Đồng Khánh địa dư chỉ có vẽ đầm Tuyết Diêm (Tuyết Diêm đàm) có ghi “Tuyết Diêm sản xuất muối” (Tuyết Diêm sản diêm).

*Thôn Thuận Phước

Thôn Thuận Phước được xác định giới cận: “Đông giáp thôn Hoa Diêm, lấy cột đã làm giới; tây giáp thôn Tùng Luật, xã Đông Lỗ, lấy cột đá làm giới; nam giúp thôn Đông Lỗ, lập cột đá làm giới; bắc giáp thôn Hoa Diêm, lập cột đá làm giới". Diện tích điền có 104 mẫu ta, trong đó điền trang trại điền 5 mẫu, tư điền 97 mẫu, có 2 sở đầm.

Địa danh Thuận Phước Mỹ, định danh bằng chữ Hán, trong đó chữ Thuận là xuôi chiều, là yên vui, chữ Phước là âm miền Nam của Phúc, cũng có nghĩa là phúc hay phước.

Về sau, khi định danh tên xã Bình Thuận bằng chữ quốc ngữ, có lẽ người ta lấy chữ Thuận trong tên làng Thuận Phước.

Sách Đồng Khánh địa dư chi biên soạn đời vua Đồng Khánh (1885 - 1889) ghi rằng xã Đông Lỗ, thôn Tuyết Diêm và thôn Thuận Phước thuộc tổng Bình Hà.

Nếu làng thôn, xã ở trên định danh bằng chữ Hán và được chính thống hóa, thì các tên xóm, vức lại định danh bằng tiếng Việt, trong đó địa danh được đặt bằng pháp danh mô tả (Đồng Quýt, Đồng Đi, Cây Thị...) và sự xuất hiện của cái tên khá lạ lẫm: vức.

Xưa hơn cả, vùng đất xã Bình Thuận ngày nay người ta gọi là xứ Ngòi Thuốc. Địa danh Ngòi Thuốc hiện còn lưu hành trong tên một xóm ở thôn Thuận Phước. Trong địa danh xưa ở Quảng Ngãi, có một số tên mang chử Ngòi, như Ngòi Tôm ) chỉ (huyện Chương Nghĩa), trong đó chữ Ngòi (tên thuần Việt, thủy  + ngoại) chỉ khe nước, còn Tôm (ngư + tâm ) là tôm tép, chữ Ngòi trong Ngòi Thuốc cũng có ý nghĩa như vậy, nhưng chữ Thuốc chưa thể xác định bằng chữ Nôm và cũng chưa thể giải mã nghĩa là gì (có thể là Thuộc hoặc Thuốc ). Có người cho rằng đơn giản tên gọi Ngòi Thuốc thực chất là chữ Ngòi Suốt (tức sông Suốt) nói trệch mà ra.

Trong ý niệm dân gian xưa, Ngòi Thuốc bao gồm cả các thôn Tuyết Diêm 2, Tuyết Diêm 3 và Thuận Phước ngày nay. Trong khi đó, thôn Tuyết Diêm 1 thường được gọi là Cổ Ngựa xứ. Phía nam thuộc thôn Thuận Phước có bầu mang tên bàu Cá Cái, một số người lớn tuổi giải thích sở dĩ bàu có tên như vậy vì cá cái thường tụ về đây để đẻ trứng.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, thôn Thuận Phước mang tên Thuận Hải, thôn Đông Lỗ mang tên Quang Phục, thôn Tuyết Diêm mang tên Dương Đình Túy. Đó là tên các nhà yêu nước ở địa phương đã hy sinh, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau thì lấy lại tên làng xã cũ. Tháng 2.1946, các làng xã xưa đổi thành thôn, hợp các thôn thành xã lớn, theo đó Thuận Phước, Đông Lỗ, Tuyết Diêm là các thôn, cùng với các thôn Tân Hy, Sơn Trà, Thượng Hòa hợp thành một xã chung là xã Bình Đông.

Giai đoạn 1954 - 1975, sau khi tiếp quản huyện Bình Sơn một thời gian, chính quyền Sài Gòn đổi tên xã Bình Đông thành xã Bình Giang, các thôn giữ nguyên địa danh nhưng gọi là ấp. Tên xã định danh bằng chữ quốc ngữ, cũng lấy chữ Bình làm đầu, còn chữ Giang có thể hiểu nghĩa thông thường là sông. Phía kháng chiến giữ tên gọi xã Bình Đông và tên thôn. Tháng 4-1965, phía kháng chiến tách 3 thôn Thuận Phước, Đông Lỗ, Tuyết Diêm thành lập xã Binh Thuận, còn lại thôn Tân Hy, Thượng Hòa, Sơn Trà vẫn là xã Bình Đông.

Năm 1999, thôn Tuyết Diêm được tách thành 3 thôn: Tuyết Diêm 1, Tuyết Diêm 2, Tuyết Diêm 3.

Về tự nhiên, là một xã nằm ở vùng “sừng” nhô ra biến, che chắn cho vũng Quýt (vịnh Dung Quất), xã Bình Thuận phần lớn là đồi núi và đất cát ven biển. Dọc biến có các cồn cát trắng có độ cao 5 - 10m, chiếm 210ha. Núi đồi là các núi đá, sỏi, đá ong gồm các núi Cây Tắc, Cổ Ngựa, Nam Trâm (Châm) (136m), Chóp Chài (82m), Rừng Rang. Vách Thành (45m), các núi sát bờ biển tạo ra các mũi đất nhọn hoắt: mũi Co Co, mũi Túi, mũi Nam Châm. Núi Nam Châm được sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn chú rằng thuyền buôn nước Thanh (Trung Quốc) lấy núi làm tiêu điểm để xác định hải trình. Núi Co Co thực chất là núi Cổ Cò (giống như cái cổ con cò), do bản đồ tiếng Pháp ghi không có dấu mà thành như vậy. Phía nam xã có bàu lớn là bàu Cá Cái, có sông nhỏ bắt nguồn từ các núi, chảy ra hướng bắc, đổ vào vũng Quýt, gọi là sông Đầm. Làng xóm, đồng ruộng nằm xen kẽ với các núi đồi và cồn cát. Người địa phương chưa cắt nghĩa được một số địa danh trên quê hương mình.

Về dân cư, đa số cư dân ở xã Bình Thuận đã đến định cư ở vùng đất này từ lâu đời, sinh sống chủ yếu bằng nông, ngư nghiệp. Đến những năm cuối thế kỷ XX, cư dân ngư nghiệp: Vức 1, Vức 2, một phần Vức 3+4 thôn Tuyết Diêm, chiếm khoảng 60%. Ngư dân có tín ngưỡng thờ cúng cá Ông, có di tích lăng thờ Bến Lăng ở Vức 1 thờ cá Ông, có 4 - 5 quách đựng cốt cá Ông, hằng năm cúng tổ vào ngày 15 tháng Hai âm lịch, có tổ chức đua thuyền. Cư dân nông nghiệp chủ yếu ở thôn Đông Lỗ, thôn Thuận Phước và một phần Vức 3+4. Cư dân nông nghiệp nhiều người theo Phật giáo. Một ít người ở xóm Cây Thị thôn Thuận Phước theo đạo Cao Đài, đến hành lễ ở thánh thất ở thôn Phước Hòa, xã Bình Trị kế cận.

Từ khi xây dựng Khu Công nghiệp rồi Khu Kinh tế Dung Quất, một bộ phận dân xã Bình Thuận phải chuyển đi khu tái định cư Đông Hòa thuộc xã Tịnh Hòa, hình thành thôn Làng Cá Đổng Hòa thuộc huyện Sơn Tịnh, nay thuộc về địa hạt thành phố Quảng Ngãi. Dân cư xã Bình Thuận đến năm 2020 phân bố như sau.

TT TÊN THÔN SỐ NHÂN KHẨU SỐ HỘ GHI CHÚ
1 Thuận Phước 1.015 387
2 Đông Lỗ 1.790 690
3 Tuyết Diêm 1 1.832 645
4 Tuyết Diêm 2 2.832 1.040
5 Tuyết Diêm 3 1.777 669
Tổng cộng 9.246 3.431


TRUYỀN THỐNG, LỊCH SỬ

Cư dân xã Bình Thuận có phẩm chất chung của người lao động duyên hải miền Trung, đồng thời có các đặc tính của người dân vùng biển, có truyền thống yêu nước khá đậm nét. Lịch sử có ghi nhận ông Dương Đình Túy và ông Phùng Chính đã từng vận động nhân dân kéo vào tỉnh thành Quảng Ngãi tham gia phong trào cự sưu, khất thuế năm 1908 rầm rộ ở Quảng Ngãi. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập năm 1930, phong trào cách mạng đã được dấy lên ở các làng xã nơi đây. Bị thực dân đàn áp, tổ chức Đảng bị đứt nối nhiều lần. Thời có tổ chức Việt Minh thì phong trào cách mạng nơi đây càng lên mạnh. Cờ được treo ở dốc Đá Lửa dưới chân núi Nam Châm, các tổ chức cách mạng, tự vệ, du kích hình thành các loại vũ khi thô sơ như giáo, mác được rèn đúc, trống, cờ, truyền đơn cũng được chuẩn bị sẵn sàng cho tổng khởi nghĩa. Là vùng xa xôi nhất, nên cuộc khởi nghĩa ở các làng xã nơi đây chậm hơn một chút so với toàn phủ Bình Sơn, vào sáng ngày 16.8.1945. Ngày 22.8.1945, du kích và tự vệ làng Tuyết Diêm cùng các thôn Tân Hy, Sơn Trà (nay thuộc xã Bình Đông) ra biến phục bắt đoàn ghe bầu chở hàng thuê cho Nhật gồm 5 chiếc, buộc vào Vức 1 thôn Tuyết Diêm tịch thu được 150 tấn hàng đưa về Miễu Ông ở Vức 2 để đem nộp cho cấp trên.

Thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954, các làng Thuận Phước, Đông Lỗ, Tuyết Diêm trở thành các thôn nằm trong xã Bình Đông, gắn liền với cuộc chiến đấu của xã Bình Đông, thực hiện cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh, đặc biệt là công tác bố phòng chiến đấu ngoan cường với quân Pháp ở mặt biển, góp phần giữ vững vùng tự do Liên khu V. Về sản xuất đáng chú ý có việc huy động nhân công tham gia cùng với các làng xã lân cận đắp đập Cà Ninh, tự xây đắp đập Làng, đập Thuận Phước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Do thiên tai và dịch họa kéo dài từ năm 1951, năm 1952 các thôn ven biển đều bị đói nhiều người chết, nhiều người phải ăn củ chuối, củ nần, trái mắm, đọt dứa, các loại rau dại có thể ăn được để cầm hơi. Nhân dân được vận động "đồng tâm cứu đói", đồng thời lên các xã vùng cao của huyện tham gia sản xuất gửi về chống, cứu đói, người ở tại chỗ thì tăng gia sản xuất cây rau màu ngắn ngày, đến đầu năm 1953, nạn đói cơ bản được đấy lùi.

Ở mặt biến, quân Pháp thường xuyên đột kích vào các bãi biển HònnCóc, Suối Khoai, Bãi Sen, Lang Khe, Vũng Buồn.

Tháng 6.1950 tàu chiến Pháp vào neo ở vũng Quýt, đưa canô đỗ bộ vào Vức 1, Vúc 2 thôn Tuyết Diêm, đốt phá ngư cụ, ghe mành, bị du kích dựa vào địa hình kháng cự, bắn quyết liệt vào canô, quân Pháp phải rút lui.

Ngày 30.5.1951, buổi chiều tàu chiến Pháp vào neo ở vũng Quýt, đến 3 giờ sáng ngày 31.5 bắn pháo cối dữ dội vào Vức 1 và núi Nam Châm, 5 giờ sáng đổ bộ vào Bải Sau, chia làm hai cánh tiến vào đầm Sông Cầu và Vức 1. Tại Vức 1 địch bị du kích đánh chặn gây thiệt hại, thấy tại Đá Hang dân đang tập trung, quân Pháp xả súng thảm sát trên 40 người.

Tháng 4.1952, máy bay Pháp ném bom, bắn rốckét cháy trường cấp I tại xóm Sông Cầu, thôn Tuyết Diêm làm chết 1 người dân.

Ngày 3.5.1954, trong khi chiến dịch Điện Biên Phủ đang đến hồi kết và chiến dịch Bắc Tây Nguyên đã toàn thẳng, thì quân Pháp bất ngờ đổ bộ vào thôn Tuyết Diêm chia làm bốn cánh: cánh 1 tiến vào Hòn Kiến phía đông thôn Tuyết Diêm; cánh 2 vào biển Lang Khe, Vũng Buồn vào Đập Làng; cánh 3 vào bãi Khe Liễu, Ông Cội, đến Đá Dê tràn đến Vức 2; cánh thứ tư vào bãi Miếu Bà tiến vào Rừng Cấm, bị du kích đánh chặn và tiêu hao được một số quân lính, lực lượng du kích địa Phương cũng bị tổn thất nặng, nhưng quân Pháp phải rút đi.

Trên địa bàn có các giao thông hào, hầm trú ẩn, hầm chông, đặc biệt có các địa đạo lớn ở Tuyết Diêm và Thuận Phước, về sau được tiếp tục mở rộng và sử dụng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Riêng về hầm địa đạo có:

Tại Vức 1 thôn Tuyết Diêm: địa đạo dài 500m, có hàng chục ngách, có chố cao dau người, có chỗ rộng hai người tránh nhau được, có nhiều lô thông hơi, có quá thể ẩn náu nhiều người.

Tại thôn Thuận Phước, xóm Đồng Quýt có địa đạo dài khoảng 300m.

Tại xóm Sông Cầu thôn Tuyết Diêm đào địa đạo xuyên Đồi Tranh dài 100m sâu khoảng 1,2m, đất đào địa đạo đưọc tận dụng đắp đập ngăn sông lấy nước sản xuất, gọi là đập Bứa.

Việc bố phòng được đặc biệt chú ý với các chòi canh cảnh giới, trên núi Nam Châm có treo bồ tín hiệu. Du kích địa phương đã bẻ gãy nhiều cuộc càn quét, đánh phá của quân Pháp vào vùng ven biển. Nhân dân các thôn có nhiều người xung phong vào Vệ quốc Đoàn chiến đấu chống Pháp trên các chiến trường, có hàng nghin luợt nguời di dân công hỏa tuyến, góp phản vào chiến dịch Bắc Tây Nguyên thắng lợi trong các tháng đầu năm 1954.

Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975, trong 10 năm đầu, địa bàn xã Bình Thuận vẫn nằm trong xã chung Bình Đông, không tách rời với lịch sử truyền thống của xã Binh Đông thời gian này. Khu vực các xã bên cửa Sa Cần nói chung, địa bàn xã Bình Thuận nói riêng vô cùng ác lệt. Sau thời gian đầu đấu tranh với chính quyền địa phương, chống tổ cộng, diệt cộng và bảo tồn lực lượng, cuổi thập kỷ 50 đầu thập kỷ 60 thể kỷ XX, hàng trăm thanh niên thuộc địa hạt xã đã thoát ly tham gia cách mạng, vào Đội Công tác xã và gia nhập các lực lượng vũ trang huyện, tỉnh, Quân khu V. Giữa năm 1962 Đội Công tác đã táo bạo đánh vào trụ sở chính quyền xã của địch. Tháng 10.1964, nhân trận lụt lịch sử, lực lượng cách mạng tiến công chính quyền đối phương, giải phóng xã Bình Đông, hàng trăm thanh niên lại thoát ly tham gia lực lượng giải phóng. Ngày 20.4.1965 xã Bình Thuận được thành lập từ một phần xã Bình Đông. Tuy nhiên từ đây về sau xã Bình Thuận vẫn sát cánh cùng xã Bình Đông và các xã láng giềng khác, như Bình Tri, Bình Thạnh, trong cuộc chiến đấu chung. Giữa năm 1965, quân viễn chinh Mỹ vào lập căn cứ Chu Lai và các đồn vành đai bảo vệ căn cứ từ phía nam, trên địa bàn xã Bình Thuận quân Mỹ không đóng đồn, nhưng từ đồn đóng ở xã Bình Đông và các xã khác, thường xuyên càn quét xã Bình Thuận nhằm thực hiện chiến lược "tìm diệt và bình định", nên lực lượng cách mạng ở xã gặp không ít khó khăn, chịu nhiều tổn thất, nhiều vùng trắng dân. Truớc khi diễn ra trận chiến Vạn Tường ngày 18.8.1965, du kích xã Bình Thuận phối hợp du kích xã Bình Đông đánh ghìm chân quân Mỹ ở cách bắc tiến vào nhẳm siết chặt vòng vây ở Vạn Tuờng, Cuộc chiến đấu kéo dài trong thế giằng co, lực lượng xã Bình Thuận vẫn kiên trì chiến đấu, tiêu hao được nhiều sinh lực dịch, cho đến ngày giải phóng toàn xã 18.3.1975. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xã Bình Thuận có 398 liệt sĩ, 129 thương bệnh binh, 106 người bị tù đày. Xã và ông Kiều Ngọc Luân được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Giai đoạn 1975 - 2020, xã Bình Thuận tiếp tục truyền thống, thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong cuộc chiến tranh với chế độ diệt chủng Pôn Pốt ở Campuchia, xã Bình Thuận có người con là Đại tá Trương Hồng Anh, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 2, chiến đấu và hy sinh trên chiến trường Campuchia.

KINH TẾ

Xưa kia cư dân xã Bình Thuận sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, đánh bắt thủy sản và buôn bán.

Là vùng đất có nhiều đồi núi áp sát biển, rất khó trong khâu tưới tiêu nước, địa bàn xã Bình Thuận không thật thuận lợi cho canh tác, nhưng trong nền kinh tế nặng tính tự túc, tự cấp, thì sinh sống bằng nghề nông là không thể khác. Ruộng lúa ở xã Bình Thuận vốn có ít, chủ yếu ở thôn Đông Lỗ, đất pha cát, kém phì nhiêu, với các loại ruộng được phân định gồm: ruộng rộc là ruộng ở nơi thường ngập nước, ruộng bàu ở gần bàu nước, ruộng gò, ruộng đập gần các đập nước, ruộng nước mặn ở gần nước mặn. Trong nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa, rau củ quả. Nước chủ yếu dựa vào nước trời, cho nên trồng lúa tùy thuộc vào mùa mưa, các loại cây trồng chịu khô hạn. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu ở thôn Đông Lỗ và thôn Thuận Phước. Nông dân quanh năm vất vả vì đất đai cằn cỗi, thiếu nước, cộng thêm chế độ sưu thuế nặng nề, đã dẫn đến tình trạng cùng cực, xáo trộn đời sống mà trường hợp ở thôn Đông Lỗ thời nhà Nguyễn, như đã kể, là một ví dụ điển hình. Nông dân ở thôn Đông Lỗ còn khai thác củi trên núi để nấu nướng, tranh để lợp nhà và bán để có thêm thu nhập, như một câu thơ đã viết: “Cải, tranh Đông Lỗ chỉ ra khắp vùng”. Thôn Thuận Phước còn có nghề võng nghề đan, như một câu ca địa phương đã kể đến. Nghề võng lấy cây thơm tàu làm sợi, nghề đan lấy tre làm vật liệu, đan các công cụ đánh bắt, đựng tôm cá; các sản phẩm võng và đan được bán trong vùng, cho ngư dân và các tầng lớp dân cư.

Nhiều người dân Bình Thuận xưa sống bằng nghề đánh bắt hải sản. Phía đông là Biển Đông, phía bắc có vịnh Dung Quất tương đối kín gió, có phần thuận lợi cho nghề đánh bắt phát triển, nên người địa phương có câu ca:

Bên ngoài khung cửi sóng rền

Mà trong vũng Quýt vẫn im như bàu

Người người thuyền, thủng đua nhau

Giăng câu bổ lưới no giàu nhờ đây.

Từ xa xưa, ngư dân xã Bình Thuận đã có các nghề lưới chuồn, nghề lưới vây, nghề lưới rê, nghề mành đèn, nghề mành chà, nghề trủ, xưa cá tôm còn nhiều, việc đánh bắt mang lại hiệu quả tương đối khá.

Tại thôn Thượng Hòa còn phổ biến nghề câu, đánh nò, rớ.

Ngoài việc đánh bắt cá ngoài biển, về phía nam xã, ở thôn Thuận Phước gần giáp với xã Bình Trị có bàu Cá Cái rộng, có rất nhiều tôm cá, cũng là một nguồn lợi thủy sản mà người dân xã Bình Thuận thường khai thác để mưu sinh.

Bên cạnh ngư nghiệp, xưa kia người dân xã Bình Thuận, chủ yếu là thôn Tuyết Diêm còn làm muối. Từ nghề muối mà hình thành nên tên thôn. Nghề muối có từ xa xưa, với cách làm độc đáo, độ mặn cao, cho nên “Tuyết Diêm làm muối chỉ ra xã ngoài”. Thời thực dân Pháp cai trị, đặt Sở Thuế quan Sơn Trà, Tây đoạn bóp ngặt nghề làm muối của dân, thực hiện độc quyền, diêm dân rất khổ sở. Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nghề muối trở lại thịnh đạt trong một thời gian dài đến sau chiến tranh, cho đến năm 1999, giá muối quá thấp, người dân đào đắp hồ nuôi tôm ngay trên ruộng muối và nghề muối nơi đây cũng chấm dứt.

Một nguồn sống quan trọng của người Bình Thuận xưa là nghề buôn. Buôn bán tại chỗ chỉ nhỏ ít không đáng kể, nổi trội là buôn bán đường dài. Không ít người dân Bình Thuận xưa dùng ghe chở cá từ cửa Sa Cần ngược sông Trà Bồng lên các chợ ở dọc hai bên sông cung cấp cá mắm cho các vùng cao, lên tới tận chợ Thạch An (nay thuộc xã Bình Mỹ), mua các sản vật trên nguồn về bán. Quan trọng hơn, việc dùng ghe bầu đi buôn đường dài Nam Bắc ở đây khá thịnh đạt. Cho đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, “cả xã, chủ yếu là thôn Tuyết Diêm, có 12 hộ kinh doanh thương nghiệp bỏ vốn ra hàng trăm lượng vàng đóng ghe bầu trọng tải từ 25 đến 30 tấn chuyên chở hàng hóa ra Huế và lấy hàng hóa từ Huế vào Gò Công (miền Nam) bán và chuyển hàng hóa ngược lại tiếp tục kinh doanh”. Xem tình hình ấy có thể thấy trước kia nghề “buôn biển” (hải thương) của người dân xã Bình Thuận cũng rất thịnh. Tuy nhiên, nghề buôn ghe bầu dẫn dần giảm vai trò khi Quốc lộ 1 và các cầu cống được xây dựng.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, quân Pháp thường xuyên áp sát mặt biển, bắn phá, nên nghề biển của cư dân xã Bình Thuận chỉ có thể duy trì ở mức độ thấp, không thể phát triển được. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, chiến tranh quả ác liệt, hầu hết đàn ông dấn thân vào cuộc chiến, đồng ruộng phần lớn bỏ hoang nền nông nghiệp cũng chỉ duy trì ở mức thấp.

Sinh hoạt kinh tế của người dân xã Bình Thuận dần hồi phục sau khi đất nước hòa bình, thống nhất năm 1975.

Xã Bình Thuận nằm trong vùng lõi của Khu Kinh tế Dung Quất, từ thập niên cuối thế kỷ XX đến nay, các nhà máy, xí nghiệp, công trường đã mọc lên ở đây, trở thành một xung lực tác động mạnh mẽ đến sinh hoạt kinh tế của xã. Trên địa bàn xã Bình Thuận có các công trình bể chứa sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất 130ha, có đường ống dẫn đầu dài 6 - 7km, Nhà máy Công nghiệp nặng Doosan, Nhà máy Bioethanol, 1/3 diện tích của Nhà máy Thép Hòa Phát, các nhà máy Komwoo, Etakic, Công ty Thịnh Phát, Công ty DinCo.

Sự xây dựng các nhà máy trên địa bàn xã tạo cơ hội cho lao động địa phương tham gia vào sản xuất công nghiệp hiện đại, cơ hội cho sự phát triển thương mại, dịch vụ; nhưng mặt khác, sản xuất nông nghiệp, không gian sống ngày càng thu hẹp, các vấn đề về môi trường, về văn hóa - xã hội có thể phát sinh do hoạt động công nghiệp và do nhiều thành phần dân cư đến và đi trên địa bàn.

Đến năm 2018, tổng giá trị sản xuất của xã khoảng 249,26 tỷ đồng, trong đó, nông - lâm - ngư nghiệp 92 tỷ đồng (36,90%), công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng 53,26 tỷ đồng (21,37%, chưa tính được số công nhân tham gia trong các nhà máy), thương mại - dịch vụ 104 tỷ đồng (41,73%), thu nhập bình quân đầu người khoảng 30 triệu đồng.

Sách Lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân và Đảng bộ xã Bình Thuận 1930 - 1975, xuất bản năm 2013, ghi nhận ở thời điểm 1975 đất sản xuất nông nghiệp của xã có 435,48ha, đất lâm nghiệp có 548ha', chiếm khoảng 1/2 diện tích tự nhiên toàn xã. Tuy nhiên các diện tích trên nhanh chóng bị thu hẹp, nhường chỗ cho sản xuất công nghiệp. Thống kê cho biết đến cuối năm 2019, đất chuyên dụng ở xã Bình Thuận là 6,87km, ngang bằng với diện tích đất sản xuất nông nghiệp và chiếm 1/3 diện tích tự nhiên toàn xã.

Các số liệu kinh tế của xã Bình Thuận thời điểm 2018 như sau:

- Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp:

+ Cây lúa: diện tích gieo trồng 144ha, sản lượng 711,4 tấn.

+ Cây đậu phụng: diện tích 19ha, sản lượng 52,5 tấn.

+ Rau các loại: diện tích 10ha, sản lượng 171,2 tấn.

+ Bò: 1.400 con (giảm 200 con bò và 50 con trâu so với năm 2017, phải bán vì không còn chỗ chăn thả).

+ Lợn: 2.650 con (tăng so với năm 2017).

+ Dê: 151 con.

+ Gia cầm: 23.000 con (tăng so với năm 2017).

(về chăn nuôi, hiện có 1 trang trại và 8 gia trại)

+ Gỗ: khai thác 1.600 tấn gỗ nguyên liệu.

+ Tàu thuyền đánh bắt: 153 chiếc, tổng công suất 4.935 CV.

+ Sản lượng đánh bắt: 1.650 tấn (tôm 3 tấn, mực 15 tấn, cả 1.632 tấn).

+ Nuôi trồng thủy sản: 8,7ha, sản lượng 56 tấn (chủ yếu là tôm).

- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp:

+ Có khoảng 1.450 lao động địa phương tham gia (ước tính thu nhập 43,5 tỷ đồng/năm).

+ Tổng cơ sở sản xuất là 41, bao gồm: Chế biến mắm: 10 hộ, mộc dân dụng: 8, may mặc: 6, hàn tiện: 5, gia công xẻ gỗ: 4, sản xuất bún: 3, sửa chữa tàu biển: 2, đá lạnh: 2, xay xát: 1.

Doanh thu tiểu thủ công nghiệp khoảng 4,8 tỷ đồng.

- Thương mại và dịch vụ: Có 346 cơ sở (tăng 36 cơ sở so với năm 2017), trong đó: Thương mại: 216; Dịch vụ vận tải: 49; Cung ứng vật tư: 2; Kinh doanh khác : 79.

Ngoài ra, bàu Cá Cái được tái tạo rừng đã bắt đầu thu hút khách như một điểm du lịch. Với tác động mạnh từ Khu Kinh tế Dung Quất, kinh tế xã Bình Thuận sẽ còn có những chuyển biến nhanh chóng trong tương lai gần.

Đến năm 2020, về cơ cấu kinh tế, tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 291%, ngành dịch vụ chiếm 46,16%, ngành nông - lâm - thủy sản chiếm 30,93%. Thu nhập bình quân năm 2020 đạt 36 triệu đồng.

VĂN HÓA XÃ HỘI

Cư dân xã Bình Thuận đã sinh tụ lâu đời trên mảnh đất này, tạo tác và lưu truyền nhiều di sản văn hóa quý báu. Trên địa bàn xã có các lăng vạn thờ cá ông ở Tuyết Diêm và Thuận Phước, gắn với lễ thức thờ cá Ông lễ cầu ngư và chèo bả trạo, hội đua thuyền, lắc thúng. Các tay chèo trong lễ hội ở Tuyết Diêm khá nổi tiếng trong vùng: Tiếng đồn bạn nhạc Bàu Bèo / Bạn gươm Mỹ Huệ, bạn chèo Tuyết Diêm (ca dao). Dân biển, dân nông xưa kia còn có các điệu hò, hát, chơi bài chòi. Năm 2010, hình thành Câu lạc bộ Bài chòi, đến 2020 có 35 thành viên, có nghệ nhân Bùi Duy Huyễn (đã mất). Nguyễn Văn Thu được phong Nghệ nhân Ưu tú.

Về di tích, địa hạt xã Bình Thuận có một số di tích đáng chú ý như sau.

* Tàu đắm cổ Tuyết Diêm

Phát hiện ngày 27.7.2017 trong vịnh Dung Quất thuộc thôn Tuyết Diêm 3, trong quá trình xây dựng cảng. Đây là con tàu buôn khoảng cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, chở các hàng sứ từ Trung Quốc đi bán, ghé vịnh và bị đắm dạt vào bờ.

* Vụ thảm sát Đá Hang

Đá Hang nằm ở bờ biển phía nam núi Cổ Cò và núi Hòn Nhơn thuộc Vức 1 thôn Tuyết Diêm. Đây là một hang đá tự nhiên với các tảng đá lớn ghép lại tạo nên hang đá có trần cao đến 6m, lòng hang rộng khoảng 2m, dài 10m, có cửa vào phía đông nam và cửa ra ở phía tây, sát mép biển. Tháng 5.1951, quân Pháp đánh chiếm đảo Lý Sơn, từ đó tăng cường đánh phá, càn quét, đổ bổ lên các điểm ven biển huyện Bình Sơn. Ngày 30.5.1951, quân Pháp đổ bộ vào Vức 1 đốt nhà, phá ghe thuyền, người dân hoảng sợ chạy ra Hòn Nhơn vào ẩn núp ở Đá Hạng. Quân Pháp lùng sục và phát hiện ra nhân dân đang trú ẩn ở đó, bèn dùng súng tiểu liên và lựu đạn bắn xối xả vào trong hang, giết chết 42 người dân, trong đó có 33 người ở thôn Tuyết Diêm (có đầy đủ danh tính), 7 người dân xã Bình Dương và 2 người dân xã Bình Thạnh (không rõ họ tên). Người ta đem chôn cất người chết ở phía đông hang về sau di cốt di đời đi mai táng nơi khác.

* Địa đạo Tuyết Diêm

Là một trong những địa đạo vùng đông huyện Bình Sơn, hình thành theo chủ trương chung trong cuộc kháng chiến chống Pháp để bổ phòng mặt biển. Địa đạo nằm ở Vức 1 thôn Tuyết Diêm, cách trụ sở hành chính xã khoảng 2km về hướng đông bắc, khởi lập từ năm 1950 với hàng ngàn ngày công, dài khoảng 1.000m, rộng 1m, cao 1,5m, có 8 cửa hầm và nhiều lỗ thông hơi, có 3 cửa mở ra phía biển, mỗi cửa gắn liền với một mạch giao thông hào, các cửa khác mở lên phía tây, phía nam, cách nhau khoảng 100m. Năm 1951, quân Pháp đổ bộ vào đây, bị du kích bám trụ đánh bằng bẫy mìn và bãi chông gây cho địch nhiều thiệt hại. Đến thời kháng chiến chống Mỹ, năm 1967, 30 du kích Bình Thuận phối hợp bộ đội huyện đánh trả một đại đội lính Mỹ càn quét vào đây, loại khỏi vòng chiến đấu 34 tên địch; năm 1968 địa đạo được đào nổi dài thêm, khoảng 1.500m, trổ thêm nhiều miệng hầm, có miệng hầm cắm chông và bẫy mìn. Địa đạo được các đơn vị như Đại đội 21, Đại đội 31 ém quân ban ngày, ban đêm tổ chức tập kích quân địch ở chốt Nam Châm, ấp Đông Lỗ. Năm 1969, quân Mỹ tập kích vào vùng địa đạo bằng không quân và bộ binh, bị đánh trả quyết liệt. Năm 1970, một tiểu đoàn quân Mỹ bao vây, phát hiện ra các miệng hầm và đánh sập, từ đó địa đạo không còn được sử dụng. Sau chiến tranh, nhân dân san ủi xây nhà cửa, thêm các công trình của Khu Kinh tế Dung Quất được xây dựng địa đạo Tuyết Diêm chỉ còn lưu trong ký ức.

Về giáo dục, mặc dù là làng quê xa xôi, nhưng việc học hành theo khoa cử Nho học cũng có tiến triển đáng kể: ở thôn Tuyết Diêm có ông Dương Đình Thọ đỗ cử nhân khoa Canh Ngọ 1870 tại trường thi Hương Bình Định, ở thôn Thuận Phước có ông Phạm Văn Hành đỗ cử nhân thủ khoa (Giải nguyên) khoa Bính Tỷ 1876 tại trường thi Hương Bình Định, đỗ tiếp Phó bảng khoa thi Hội năm Đinh Sửu 1877 (là người đỗ Giải nguyên và Đại khoa đầu tiên tính theo địa hạt huyện Bình Sơn ngày nay).

Hiện nay, hệ thống học hiệu ở xã Bình Thuận đủ cấp học từ mầm non đến trung học cơ sở. Xã có trạm y tế xã thường xuyên chăm lo công tác y tế. Về xã hội, tính đến năm 2017, xã Bình Thuận vẫn còn 347 hộ gia đình thuộc diện nghèo, cận nghèo.

Chú thích

  1. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên MS
  2. ^ Tổng cục Thống kê

Tham khảo

Bài viết tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s

https://xabinhthuan.binhson.quangngai.gov.vn/gioi-thieu

  • x
  • t
  • s
Xã, thị trấn thuộc huyện Bình Sơn
Thị trấn (1)

Châu Ổ (huyện lỵ)

Xã (21)