A-đề-sa

atiśa
अतिश
Hoạt động tôn giáo
Tôn giáoPhật giáo
Trường pháiĐại thừa
Tông pháiTrung quán tông
Đệ tửDromtön
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh982
Nơi sinhBikrampur, Đế quốc Pala
Mất
Ngày mất1054
Nơi mấtNyêtang, Tây Tạng
Giới tínhnam
Nghề nghiệptu sĩ, biên tập viên, nhà văn, dịch giả
Quốc tịchĐế quốc Pala
 Cổng thông tin Phật giáo
[sửa trên Wikidata]x • t • s

Atisha (zh. 阿提沙, sa. atīśa, atiśa), dịch ý là "Người xuất chúng, xuất sắc", cũng được gọi là Nhiên Đăng Cát Tường Trí (zh. 燃燈吉祥智, sa. dīpaṅkaraśrījñāna, bo. jo bo rje dpal ldan a ti sha ཇོ་བོ་རྗེ་དཔལ་ལྡན་ཨ་ཏི་ཤ་). Là một Tỳ-khưu vĩ đại người Đông Ấn (982-1054), đã đóng góp rất nhiều trong việc truyền Phật giáo sang Tây Tạng. Sư chuyên nghiên cứu các phương pháp phát triển Bồ-đề tâm (sa. bodhicitta). Là Tổ của dòng Ma-kiệt-đa (sa. magadha) và thuyết sư tại đại học Siêu Giới (sa. vikramaśīla), Sư được mời qua Tây Tạng và sống ở đó 12 năm cuối đời mình. Sư là người sáng lập trường phái Kadampa (zh. 迦當派, bo. bka' gdams pa བཀའ་གདམས་པ་), gây ảnh hưởng rất lớn cho nền Phật giáo Tây Tạng, nhất là dòng Cách-lỗ (bo. gelugpa དགེ་ལུགས་པ་) của Tông-khách-ba (bo. tsong-kha-pa). Đệ tử quan trọng nhất của Sư là Lạc-mẫu-đông (hoặc Đông-đốn, bo. `brom ston འབྲོམ་སྟོན་, 1003-1064).

Thế kỉ thứ 10 được xem là thời đại truyền pháp lần thứ hai từ Ấn Độ qua Tây Tạng, thông qua vương triều miền Tây. Ban đầu nhà vua cử sứ giả qua Ấn Độ thỉnh Kinh, như dịch giả Rinchen Sangpo (bo. rinchen sangpo རིན་ཆེན་བཟང་པོ་). Về sau nhà vua mời hẳn một Luận Sư Ấn Độ và người đó là Atisha. Năm 1042, Sư bước chân vào đất Tây Tạng, sống ở Netang và bắt đầu giáo hoá.

Trong tác phẩm Bồ-đề đạo đăng (sa. bodhipathapradīpa), Sư trình bày toàn cảnh giáo pháp Đại thừa và chia hành giả theo ba căn cơ khác nhau:

  1. Hạ sĩ: Loại người mong được tái sinh nơi tốt lành.
  2. Trung sĩ: Loại người tu vì sự giác ngộ của chính mình (Tiểu thừa).
  3. Thượng sĩ: Loại người tu vì sự Giác ngộ của tất cả chúng sinh (Bồ Tát).

Công trình chính của Atisha là xếp đặt thứ tự Kinh sách, không phổ biến bừa bãi. Sư là người đưa Bổn Tôn Đa-la (sa. tārā) trở thành một vị nữ Bổn Tôn quan trọng trong hệ thống đạo Phật Tây Tạng. Trong các tác phẩm, Sư thống nhất hai trường phái chính của Giáo Pháp Bát-nhã-ba-la-mật-đa: quan điểm tính Không (sa. śūnyatā) của Long Thụ (sa. nāgārjuna) và tính bao trùm của tâm thức giác ngộ theo Vô Trước (sa. asaṅga).

Tham khảo

  • Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |
pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán
  • x
  • t
  • s
Phật giáo Tây Tạng
Các truyền thống

Tu tập
Thực hành
  • Deity yoga
  • Empowerment
  • Guru yoga
  • Mandala
  • Mantra
  • Mudra
  • Phowa
  • Preparatory practices
  • Refuge
  • Sadhana
  • Six Dharmas
  • Tibetan tantric practice
  • Transfer of merit
Thể chế
Nhân vật
Nyingma
Sakya
  • Khön Könchok Gyalpo
  • Sakya Trizin
  • Sakya Pandita
  • Drogön Chögyal Phagpa
Kagyu
Gelug
Khác
  • Trisong Detsen
  • Akong Rinpoche
  • Anagarika Govinda
  • Arija Rinpoche
  • Atiśa
  • Chagdud Tulku Rinpoche
  • Chatral Rinpoche
  • Chetsang Rinpoche
  • Chögyam Trungpa
  • Chökyi Nyima Rinpoche
  • Dampa Sangye
  • Dezhung Rinpoche
  • Dilgo Khyentse
  • Dolpopa Sherab Gyaltsen
  • Drukpa Kunley
  • Dzigar Kongtrul Rinpoche
  • Dzogchen Ponlop Rinpoche
  • Dzongsar Jamyang Khyentse Rinpoche
  • Dzongsar Khyentse Chökyi Lodrö
  • Gampopa
  • Ganden Tripa
  • Gorampa Sonam Sengye
  • Gyalwang Drukpa
  • Jamgon Kongtrul
  • Jamyang Khyentse Wangpo
  • Kalu Rinpoche
  • Karma Thinley Rinpoche
  • Khamtrul Rinpoche
  • Khandro Rinpoche
  • Khenpo Tsultrim Gyamtso Rinpoche
  • Lama Jampa Thaye
  • Ling Rinpoche
  • Marpa Lotsawa
  • Mikyö Dorje, 8th Karmapa Lama
  • Namkhai Norbu
  • Nyoshul Khenpo Rinpoche
  • Orgyen Chokgyur Lingpa
  • Orgyen Tobgyal
  • Phabongkha
  • Pema Lingpa
  • Penor Rinpoche
  • Phagmo Drupa Dorje Gyalpo
  • Rangjung Dorje, 3rd Karmapa Lama
  • Ratna Vajra Sakya
  • Rechung Dorje Drakpa
  • Reting Rinpoche
  • Sakya Chokden
  • Second Beru Khyentse
  • Shamarpa
  • Sogyal Rinpoche
  • Tai Situpa
  • Taranatha
  • Tarthang Tulku
  • Tenga Rinpoche
  • Tenzin Palmo
  • Tenzin Wangyal Rinpoche
  • Tenzin Ösel Hita
  • Thinley Norbu
  • Thrangu Rinpoche
  • Thubten Yeshe
  • Thubten Zopa Rinpoche
  • Traleg Kyabgon Rinpoche
  • Trijang Rinpoche
  • Trulshik Rinpoche
  • Tsangnyön Heruka
  • Tsele Natsok Rangdröl
  • Tulku Urgyen Rinpoche
  • Vairotsana
  • Vimalamitra
  • Yudra Nyingpo
  • Zong Rinpoche
Kinh văn
  • Gyubum
  • Kangyur
  • Tengyur
  • Terma
  • Tibetan canon
Pháp khí
  • Chöda
  • Damaru
  • Ghanta
  • Phurba
  • Serkyem
  • Stupa
  • Thangka
  • Vajra
  • Yidam
Tự viện
  • Drepung Monastery
  • Dzogchen Monastery
  • Dzongsar Monastery
  • Ganden Monastery
  • Jokhang Monastery
  • Kathok Monastery
  • Namdroling Monastery
  • Palyul Monastery
  • Ramoche Temple
  • Sakya Monastery
  • Sanga Monastery
  • Sera Monastery
  • Shechen Monastery
  • Tashilhunpo Monastery
Địa phương