Ủy ban về các Quyền của Người Khuyết tật

Ủy ban về các Quyền của Người Khuyết tật (tiếng Anh: Committee on the Rights of Persons with Disabilities - CRPD) là một cơ quan trực thuộc Liên Hợp Quốc bao gồm các chuyên gia độc lập làm nhiệm vụ giám sát các quốc gia đã phê chuẩn Công ước Quốc tế về các Quyền của Người Khuyết tật trong việc bảo đảm các quyền của người khuyết tật được bảo hộ trong Công ước.[1] Các quốc gia đã phê chuẩn Công ước phải gửi báo cáo định kỳ về việc thực hiện các quyền được bảo hộ trong Công ước tới Ủy ban để thẩm định. Trong vòng hai năm sau khi phê chuẩn, các quốc gia phải báo cáo một lần, sau đó là cứ bốn năm một lần. Ủy ban sẽ thẩm tra từng báo cáo, xem xét và kiến nghị rồi gửi trở lại quốc gia đó.[1]

Nghị định thư bổ sung cho Công ước cho phép Ủy ban nhận giải quyết khiếu nại từ các cá nhân về các vi phạm Công ước của các nước đã phê chuẩn Nghị định thư này.[1]

Ủy ban họp tại Genève - Thụy Sĩ và tổ chức hai cuộc họp mỗi năm.[1]

Danh sách thành viên Ủy ban tại thời điểm tháng 2 năm 2010 như sau:[2]

  • Qatar Amna Ali Al Suweidi - kết thúc nhiệm kỳ năm 2012
  • Jordan Mohammed Al-Tarawneh - kết thúc nhiệm kỳ năm 2012
  • Tunisia Lotfi Ben Lallohom - kết thúc nhiệm kỳ năm 2010
  • Bangladesh Monsur Ahmed Choudhuri - kết thúc nhiệm kỳ năm 2012
  • Chile María Soledad Cisternas Reyes - kết thúc nhiệm kỳ năm 2012
  • Hungary György Könczei - kết thúc nhiệm kỳ năm 2010
  • Kenya Edah Wangechi Maina - kết thúc nhiệm kỳ năm 2010
  • Úc Ronald McCallum - Chủ tịch Ủy ban - kết thúc nhiệm kỳ năm 2010
  • Tây Ban Nha Ana Peláez Narváez - kết thúc nhiệm kỳ năm 2012
  • Ecuador Germán Xavier Torres Correa - kết thúc nhiệm kỳ năm 2010
  • Slovenia Cveto Uršič - kết thúc nhiệm kỳ năm 2010
  • Trung Quốc Jia Yang - kết thúc nhiệm kỳ năm 2012

Xem thêm

Liên kết ngoài

Chú thích

  1. ^ a b c d “Ủy ban về các Quyền của Người Khuyết tật” (bằng tiếng Anh). Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2011.
  2. ^ “Membership of the Committee on the Rights of Persons with Disabilities”. UN OHCHR. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2010.
  • x
  • t
  • s
Các tổ chức thúc đẩy nhân quyền quốc tế và khu vực
Các loại hình
Ủy ban nhân quyền · Ủy ban sự thật và hòa giải
Các tổ chức nhân quyền
Liên Hợp Quốc
(Giám sát Hiến chương
và Công ước)
Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc · Ủy ban về quyền trẻ em · Tòa án Hình sự Quốc tế · Ủy ban về các Quyền của Người Khuyết tật · Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc · Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc · Ủy ban các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa · Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát
Các tổ chức
khu vực
African Commission on Human and Peoples' Rights · African Court on Human and Peoples' Rights · African Court of Justice · Tòa án Nhân quyền châu Âu · Ủy ban phòng chống Tra tấn của châu Âu · Ủy ban Nhân quyền liên Mỹ · Tòa án Nhân quyền liên Mỹ
Các tổ chức
đa phương
Liên minh châu Âu · Ủy hội châu Âu  · Organisation of American States (OAS) · Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) · UN Office for the Coordination of Humanitarian Affairs (UNOCHA) · Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) · Tổ chức Y tế thế giới (WHO) · Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) · Joint UN Programme on HIV/AIDS (UNAIDS) · UN Department of Economic and Social Affairs (UNDESA) · Commission on the Status of Women (CSW) · UN Population Fund (UNFPA) · Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) · UN Development Fund for Women (UNIFEM) · Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) · Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) · UN Human Settlements Programme (UN-HABITAT)
Các Tổ chức phi chính phủ lớn