Đoan Bình nhập Lạc

Đoan Bình nhập Lạc là một sự kiện quân sự ở Trung Quốc xảy ra vào mùa hạ năm 1234. Sau khi Tống-Mông liên minh diệt Kim được mấy tháng, triều Tống phản bội minh ước, tiến hành đưa quân tấn công miền bắc hòng khôi phục tam kinh, song bị quân Mông Cổ đánh bại.

Bối cảnh

Cuối năm 1233 đầu năm 1234, hai nước Tống - Mông liên quân kẹp đánh từ hai phía vào Thái châu[1], sào huyện cuối cùng của Kim quốc. Ngày 9 tháng 2 năm 1234, nước Kim diệt vong[2][3]. Triều Kim kể từ Thái Tổ A Cốt Đả đến Ai Tông Ninh Giáp Tốc là được 6 đời 9 chủ, 120 năm.

Sau khi diệt xong nước Kim, tướng Tống Mạnh Củng và tướng Mông Cổ Tháp Tề Nhi chia số hài cốt và của cải trong thành làm đôi mỗi bên một phần. Lại lấy tây bắc Trần, Thái làm giới hạn, bắc thuộc Mông nam thuộc Tống; sau đó cùng rút về nước. Di hài Kim Ai Tông bị triều Tống giam giữ trong kho ngục Đại lý tự. Hai tướng Tống Triệu Phạm, Triệu Quỳ nhân lấy được Thái châu, có ý tiến lên khôi phục tam kinh, giành lại Trung Nguyên. Đại thần Khâu Nhạc can là không nên, Triệu Phạm không nghe. Tham chính Kiều Hành Giản, Hoài Tây tổng lĩnh Ngô Tiềm và nhiều người khác cũng can ngăn nhưng Hữu thừa tướng Trịnh Thanh Chi lại tán thành. Tháng 6, Có chiếu lệnh anh em họ Phạm đến Hoàng châu[4] triệp tập binh mã; tri Lư châu Toàn Tử Tài đem vạn quân từ Hoài Tây đến Biện Kinh[2][5]. Ở Biện, bọn Lý Bá Uyên, Lý Kì Tố xin hàng và cùng nhau giết tướng giữ thành Thôi Lập[6], đem thủ cấp đến Thừa Thiên Môn cúng tế Kim Ai Tông.

Diễn biến

Đại quân củaToàn Tử Tài được bọn Bá Uyên đón vào Biện. Mười hôm sau, Triệu Quỳ đem quân từ Hoài Tây đến, bảo Tử Tài đánh lấy Lạc Dương và Đồng Quan, Tử Tài thoái thác là lượng thảo chưa đến. Triệu Quỳ phản bác bảo nếu đợi lương thảo tới thì quân bắc cũng đã tới làm sao chống. Tử Tài phải sai bọn Từ Mẫn Tử và Phạm Dụng Cát... cùng 13000 quân đánh lấy Lạc Dương.

Lúc này lương thảo của quân Tống đã hết, Tống Lý Tông sai Chu Dương Tổ đến Lạc yết kiến lăng tiên đế. Lúc này thì quân Mông đã vượt sông Hoàng Hà chuẩn bị nghênh chiến. Tháng 8 ÂL, quân Mông đã tới Lạc Dương lập trại. Hai bên đánh nhau có thắng có thua, nhưng lương thực của quân Tống thì đã gần cạn[2]. Chu Dương Tổ sau chạy về nam. Dương Nghị làm hậu ứng cho Từ Mẫn Tử, khi quân còn cách Lạc 30 dặm thì gặp Mông và bị diệt sạch.

Còn lại Triệu Quỳ và Toàn Tử Tài, quân Mông Cổ cho tháo nước sông Hoàng Hà dẫn vào Biện Kinh, quân Tống chết không biết bao nhiêu mà kể. Từ Mẫn Tử vì lương hết phải rút quân về nam. Quân Mông Cổ tiến vào Lạc Dương rồi đánh sang Biện Kinh, quân Tống bỏ thành mà chạy. Bắc phạt thất bại nặng nề. Triệu Phạm dâng biểu hặc tội Toàn Tử Tài và Triệu Quỳ bỏ đất mất quân khiến họ bị giáng quan[2].

Sự kiện này đã châm ngòi cho cuộc chiến tranh 40 năm giữa hai nước Tống-Mông (Nguyên), cuối cùng năm 1279 thì triều Tống bị triều Nguyên tiêu diệt.

Tham khảo

Chú thích

  1. ^ Nhữ Nam, Hà Nam, Trung Quốc hiện nay
  2. ^ a b c d Tục tư trị thông giám, quyển 167.
  3. ^ Kim sử, quyển 18
  4. ^ Hồ Bắc, Trung Quốc hiện nay
  5. ^ Kinh đô cũ của Bắc Tống, nay thuộc Khai Phong, Hà Nam, Trung Quốc
  6. ^ Nguyên là tướng Kim, về sau phản quốc đầu hàng Mông Cổ
  • x
  • t
  • s
Chiến tranh Tống-Nguyên
Nhà
cai trị
Nam Tống
Tống Lý Tông • Tống Độ Tông • Tống Cung Đế • Tạ Thái hậu • Tống Đoan Tông • Tống đế Bính • Dương Thái phi
Mông - Nguyên
Oa Khoát Đài • Hoàng hậu Nãi Mã Chân • Quý Do • Thất Liệt Môn • Hoàng hậu Hải Mê Thất • Mông Kha • Nguyên Thế Tổ
Văn thần-Tướng lĩnh
Nam Tống
Mạnh Củng • Sử Tung Chi • Triệu Phạm • Triệu Quỳ • Toàn Tử Tài • Từ Mẫn Tử • Đỗ Cảo • Dư Giới • Dư Hối • Dương Nghị • Vương Kiên • Giả Tự Đạo • Lưu Chỉnh • Cao Đạt • Hạ Quý • Tôn Hổ Thần • Lã Văn Đức • Lã Văn Hoán • Lã Sư Quỳ • Lã Văn Phúc • Tào Thế Hùng • Hướng Sĩ Bích • Uông Lập Tín • Tống Kinh • Lý Đàn • Trương Quý • Trương Thuận  • Phạm Văn Hổ • Lý Đình Chi • Trần Nghi Trung • Ngô Kiên • Văn Thiên Trường • Dương Trấn • Lục Tú Phu • Trần Văn Long • Trương Thế Kiệt • Tô Hữu Nghĩa • Lưu Tử Tuấn
Mông-Nguyên
Đà Lôi • Tháp Tề Nhi • Da Luật Sở Tài • Vương Tiếp • Nguyệt Lí Tư Ma • Tháp Hải • Thắc Mật Giải • Trương Nhu • Ôn Bất Hoa • Khoát Đoan • Ngột Lương Hợp Thai • Bồ Trạch Chi • Nữu Lân • Vương Đức Thần • Đổng Văn Bính • Lưu Chỉnh • Lã Văn Hoán • Sử Thiên Trạch • A Lí Hải Nhai • Bá Nhan • Trương Hoằng Phạm • Toa Đô • Lý Hằng • A Thuật • Lã Sư Quỳ • Bồ Thọ Canh • Tháp Xuất
Nhân vật khác
Kim Ai Tông • Hoàn Nhan Thừa Lân • Thôi Lập
  • x
  • t
  • s
Sự kiện lịch sử thời Lưỡng Tống
Bắc Tống
  • Binh biến Trần Kiều
  • Bôi tửu thích binh quyền
  • Loạn Lý Quân
  • Loạn Lý Trọng Tiến
  • Ngoài mạnh trong yếu
  • Trọng văn khinh võ
  • Kiến Long chi trị
  • Việt Nam tuyên bố độc lập
  • Chiến dịch thống nhất Trung Quốc của nhà Tống
  • Cấm quân
  • Canh thủ pháp và Dưỡng binh di loạn
  • Ánh nến tiếng rìu và Minh ước hộp vàng
  • Thái Tông đánh Khiết Đan
  • Hải chiến Bạch Đằng
  • Bắc phạt Ung Hi
  • Cấm các
  • Hàm Bình chi trị
  • Khởi nghĩa nông dân Thành Đô
  • Ngự giá ra Hà Bắc
  • Hòa ước Thiền Uyên
  • Định Nan tiết độ sứ
  • Đông phong tây tự
  • Lưu Thái hậu lâm triều
  • Khởi nghĩa Khu Hi Phạm
  • Khởi nghĩa Nùng Trí Cao
  • Trọng Hi tăng tệ
  • Tây Hạ li khai
  • Bộ lạc Lục Cốc kháng Hạ
  • Ngũ quỷ dụng sự
  • Nhân Tông thịnh thế
  • Khánh Lịch tân chính
  • Vấn đề truy phong cha đẻ của Tống Anh Tông
  • Tống Từ
  • Giao Tử
  • Hi Hà khai biên
  • Biến pháp Hi Ninh
  • Xung đột ở phương nam
  • Nguyên Phong cải chế
  • Cựu Tân đảng tranh
  • Nguyên Hựu canh hóa
  • Thiệu Thánh thiệu thuật
  • Thu Thủ Thanh Đường
  • Biện Kinh
  • Sáu tên giặc nắm chính quyền
  • Khởi nghĩa Tống Giang
  • Khởi nghĩa Phương Lạp
  • Liên minh trên biển、Tuyên Hòa phạt Liêu
  • Sự biến Bình châu
  • Hòa ước Tuyên Hòa
  • Tranh chấp với người Kim
  • Nhường ngôi chạy giặc
  • Nỗi nhục Tĩnh Khang
  • Tẩy y viện
Nam Tống
Tống triều phục dựng
  • Bỏ cha anh chạy về phía nam, Uông Hoàng đắc chánh
  • Sự biến Duy Dương
  • Miêu Lưu binh biến
  • Chiến tranh Kim-Tống (1127-1142)
    • Trận Yển Thành
    • Chiến dịch Xuyên Thiểm
    • Từ Hoàng Hà đến Hoài Hà
    • Tin vui từ Thuận Xương
    • Hòa ước Thiệu Hưng
    • Vụ án Nhạc Phi
  • Đại chiến Thái Thạch kì
  • Long Hưng bắc phạt、Hòa ước Long Hưng
  • Càn Thuần chi trị
  • Trình Chu Lý học, Học phái Vĩnh Gia
  • Hàn Thác Trụ chuyên quyền
  • Không để tang cha nên bị truất ngôi
  • Khánh Nguyên đảng cấm
  • Khai Hi bắc phạt
  • Hòa ước Gia Định)
  • Sử Di Viễn thao túng(Tứ Mộc Tam Hung)
  • Ba đạo quân Kim đánh Tống
  • Đánh dẹp Lý Toàn
  • Đoan Bình canh hóa
  • Đoan Bình nhập Lạc
  • Giả Tự Đạo hại vua hại nước
  • Trận Điếu Ngư (1259)
  • Tứ Xuyên kháng Mông, Sáu năm giữ cô thành
  • Pháo Hồi Hồi
  • Thái hoàng Thái hậu giao ngọc tỉ
  • Văn Thiên Tường cần vương
  • Nhai Sơn di hận
Sử chuyên môn
Lịch sử→ Chính trị→ Quân sự→Ngoại giao→Kinh tế→Văn hóa→Khoa học, kĩ thuật→Danh sách vua
Nhà Tống