Đảo Ba Ba

Thực thể địa lý tranh chấp
Đảo Ba Ba
Ảnh vệ tinh chụp đá Sơn Kỳ (tháng 8 năm 2023). Cồn cát phía trên là đảo Ốc Hoa và nhỏ hơn phía dưới là đảo Ba Ba.
Địa lý
Vị trí của đảo Ba Ba
Vị trí của đảo Ba Ba
đảo
Ba Ba
Vị tríBiển Đông
Tọa độ16°34′0″B 111°41′11″Đ / 16,56667°B 111,68639°Đ / 16.56667; 111.68639 (đảo Ba Ba)
Diện tích1,3 ha
Quốc gia quản lý Trung Quốc
Tranh chấp giữa
Quốc gia Đài Loan
Thành phốCao Hùng

Quốc gia

 Trung Quốc
TỉnhHải Nam

Quốc gia

 Việt Nam
Thành phốĐà Nẵng

Đảo Ba Ba (tiếng Anh: Yagong Island ; tiếng Trung: 鸭公岛; bính âm: Yāgōng dǎo, Hán-Việt: Áp Công đảo) là một bãi cát thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm của quần đảo Hoàng Sa. Đảo này nằm cách đảo Ốc Hoa khoảng 1,6 km về phía đông nam và cách bãi Xà Cừ 2 km về phía tây nam.[1]

Đảo Ba Ba là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài LoanTrung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đang kiểm soát đảo này như là địa phận của xã khu Áp Công được thành lập năm 2010, thuộc Khu quản lý hành chính Quần đảo Vĩnh Lạc, quận Tây Sa, thành phố Tam Sa, tỉnh Hải Nam.

Đặc điểm

Bề mặt đảo này có nhiều đá vụn. Ở giữa đảo có một vũng nông. Đảo dài khoảng 175 m, rộng trung bình 75 m, có diện tích khoảng 1,3 ha và cao 1–3 m so với mực nước biển. Trên đảo có nhiều cây xanh và có một số túp lều gỗ của ngư dân.

Xã khu Áp Công

Xã khu Áp Công (tiếng Trung: 鸭公社区, bính âm: Yāgōng Shèqū, Hán Việt: Áp Công Xã khu) là đơn vị hành chính không chính thức, tương đương cấp thôn, tổ dân phố ở Việt Nam được Trung Quốc thành lập năm 2010; thuộc Khu quản lý hành chính Quần đảo Vĩnh Lạc, quận Tây Sa, thành phố Tam Sa, tỉnh Hải Nam. Xã khu này quản lý các đảo Ba Ba, đảo Ốc Hoa, bãi Xà Cừ, và đá Trà Tây[2]. Tính đến năm 2012, xã khu này có 33 hộ dân gồm khoảng 74 người[3].

Năm 2013, xã khu Ngân Dự được thành lập trên bãi Xà Cừ, tách ra khỏi xã khu Áp Công.

Tham khảo

  1. ^ Đặng Công Ngữ (chủ biên) (2012). Kỉ yếu Hoàng Sa. Đà Nẵng: Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông. tr. 9.
  2. ^ “最美三沙”. 文汇报 (上海)|文汇报. 18 tháng 7 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2012.
  3. ^ “鸭公社区”. 百度百科. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2023.

Liên kết ngoài

  • Đảo Ba Ba, Google Maps
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến địa lý châu Á này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Nhóm An Vĩnh

Đảo Bắc  • Đảo Nam  • Đảo Trung  • Cồn Cát Bắc  • Cồn Cát Trung  • Cồn Cát Nam  • Đá Trương Nghĩa (Cồn Cát Tây  • Đảo Cây)  • Đảo Linh Côn  • Đảo Phú Lâm/Đảo Đá  • Bãi Bình Sơn  • Bãi Gò Nổi  • Hòn Tháp  • Bãi Quảng Nghĩa  • Bãi Thuỷ Tề  • Bãi Châu Nhai  • Đá Bông Bay  • Bãi Ốc Tai Voi  • Khác...

Nhóm Lưỡi Liềm
(Trăng Khuyết)

Đảo Bạch Quy  • Đảo Hoàng Sa/Bãi Đèn Pha  • Bãi Ngự Bình  • Đảo Hữu Nhật  • Đảo Quang Ảnh  • Đảo Quang Hoà  • Đảo Tri Tôn  • Đá Lưỡi Liềm (Đảo Duy Mộng  • Đảo Lưỡi Liềm)  • Đá Sơn Kỳ (Đảo Ốc Hoa  • Đảo Ba Ba)  • Đá Trà Tây  • Bãi Xà Cừ  • Đá Hải Sâm  • Đá Bắc  • Đá Chim Én  • Đá Lồi  • Khác...

  • Biển Đông
  • Quần đảo Hoàng Sa
  • Quần đảo Trường Sa
  • x
  • t
  • s
Phân cấp hành chính Thành phố Tam Sa
Chi nhánh: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Tỉnh Hải Nam. Trụ sở chính quyền: Đảo Vĩnh Hưng, quận Tây Sa
Quận Tây Sa
Quần đảo Tây Sa
Khu quản lý hành chính Vĩnh Hưng
Khu quản lý hành chính Thất Liên Tự
Xã khu Bắc Đảo* | Xã khu Triệu Thuật*
Khu quản lý hành chính Quần đảo Vĩnh Lạc
Quần đảo Trung Sa
Khu quản lý hành chính Quần đảo Trung Sa
Quận Nam Sa
Khu quản lý hành chính Vĩnh Thử
Khu quản lý hành chính Quần đảo Nam Sa
Lưu ý 1: "*" đơn vị cấp thôn (xã khu), là một bộ phận hành chính không chính thức.
Lưu ý 2: Có tranh chấp lãnh thổ ở thành phố Tam Sa, ngoài Trung Quốc thì một số đảo/đá đang được quản lý bởi Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia , Brunei
Lưu ý 3: Tên gọi các đảo, đá ở Trường Sa và Hoàng Sa trong hộp thông tin này là theo cách gọi của Trung Quốc. Tham khảo thêm: Tranh chấp chủ quyền Biển Đông