Đèo Khánh Lê

Đèo Khánh Lê
Đường đèo Khánh Lê
Độ cao1700 m
Vị tríViệt Nam
Tọa độ12°12′12″B 108°44′06″Đ / 12,203418°B 108,735101°Đ / 12.203418; 108.735101
Đèo Khánh Lê trên bản đồ Việt Nam
Đèo Khánh Lê
Vị trí đèo Khánh Lê

Đèo Khánh Lêđèo núi trên Quốc lộ 27C ở vùng giáp ranh huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa và huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam [1][2][3].

Đỉnh đèo có độ cao đến 1700 m, ở ranh giới xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa và xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Đỉnh ở gần đỉnh núi Hòn Giao. Đèo nằm ở thung lũng Khánh Vĩnh và bắc ngang qua cao nguyên Di Linh để lên cao nguyên Lâm Viên. Theo biển báo ở chân đèo bên huyện Khánh Vĩnh thì dường đèo dài 29 km, tuy nhiên có tư liệu nói đèo dài 33 km [4]. Quốc lộ 27C là đường mới mở trên nền đường tỉnh 723, nối thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) với thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng).[5][6]

Tên đèo

Do Quốc lộ 27C nối hai trung tâm du lịch lớn của Việt Nam, nhiều khách du lịch qua lại đã gọi tuyến đường là "nối liền hoa và biển", và đặt cho đèo nhiều tên khác nhau.

  • Đèo Khánh Lê do quản lý giao thông đặt và ghi trên bảng tên ở chân đèo;[6]
  • Đèo Omega do theo có dạng chữ Ω;[7]
  • Đèo Hòn Giao gọi theo núi Hòn Giao cao 2062 m 12°12′49″B 108°42′58″Đ / 12,213636°B 108,716037°Đ / 12.213636; 108.716037 (Hòn Giao);
  • Đèo Bidoup gọi theo tên Vườn quốc gia Bidoup;
  • Đèo Long Lanh gọi theo tên buôn K'Long K'LanhĐạ Chais, huyện Lạc Dương, là buôn của người K'Ho ở chân đèo phía tỉnh Lâm Đồng 12°08′35″B 108°38′51″Đ / 12,14316°B 108,647472°Đ / 12.143160; 108.647472 (buôn K'Long K'Lanh);[2]
  • Đèo Khánh Vĩnh gọi theo tên huyện Khánh Vĩnh.

Về kỷ lục đèo dài nhất Việt Nam

Một số người coi Đèo Khánh Lê dài 33 km là "đèo dài nhất Việt Nam".[4] Tuy nhiên điều này sai.[cần dẫn nguồn]

Đến năm 2019, đèo dài nhất Việt Nam là Đèo Ô Quy Hồ (dài gần 50 km, nằm ở ranh giới giữa hai tỉnh Lào CaiLai Châu). Đèo Pha Đin (dài 32 km, nằm ở ranh giới giữa hai tỉnh Sơn LaĐiện Biên) tranh chấp vị trí thứ hai, nếu coi Đèo Khánh Lê chỉ dài 29 km theo biển báo ở chân đèo bên huyện Khánh Vĩnh 12°16′47″B 108°54′29″Đ / 12,279782°B 108,908147°Đ / 12.279782; 108.908147 (Khánh Vĩnh).[6]

Tham khảo

  1. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
  2. ^ a b Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ D-49-86- B&D. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, 2013.
  3. ^ Thông tư 34/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Danh mục địa danh dân cư... phục vụ lập bản đồ phần đất liền tỉnh Khánh Hòa. Thuky Luat Online, 2017. Truy cập 5/08/2019.
  4. ^ a b Khám phá con đèo dài nhất Việt Nam. VTV, 31/03/2019. Truy cập 5/08/2019.
  5. ^ Chi tiết Đèo Khánh Lê (Khánh Vĩnh) trên tuyến Nha Trang – Đà Lạt
  6. ^ a b c Hãi hùng đèo Khánh Lê nối Nha Trang – Đà Lạt. Người Lao động, 30/05/2018. Truy cập 5/08/2019.
  7. ^ Đèo Omega giữa cung đường nối hoa và biển. vnexpress, 14/11/2013. Truy cập 5/08/2019.

Liên kết ngoài

Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến giao thông Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Đèo Việt Nam
Đông Bắc
sông Hồng
Tây Bắc
Bắc
Trung bộ
Nam
Trung bộ
Tây Nguyên
Nam bộ

Di tích đặc biệt ● Hang động ● Thác nước ● Đèo ● Chùa ● Đình ● Đền ● Nhà thờ ● Tháp cổ ● Tháp Chăm